6 chữ Phá cường địch, báo hoàng ân có nghĩa là gì

Thưởng th.3.2022 Xếp hạng Khảo sát

Trần Quốc Toản
Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản [chữ Hán: 懷文侯 陳國瓚, 1267-1285] là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Dấu ấn lịch sử

Tháng 10 năm 1282, các vua quan nhà Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" [phá giặc mạnh, báo ơn vua]. Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh... "Kinh thế đại điển tự lục" trong "Nguyên văn loại" 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết. Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2 tháng 2 âm lịch.

Ảnh hưởng

Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ [phiên sang Hán-Việt] là:Phá cường địch, báo hoàng ân [Phá giặc mạnh, báo ơn vua].Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh...., ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một chiến hạm HQ-06 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.Trần Quốc Toản là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm.Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:Quốc Toản là trẻ có tài,Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,Được phong làm tướng cầm quyền binh nhungThật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo. 

Trước Sau

Đố vui >> | Đố vui IQ >> | Tư duy logic >> | Gửi đố vui của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Đố vui khác:

  • Ấm lòng người trẻ, kẻ già, Tay chân đủ cả, sao không có đầu - Là gì?
  • Quả gì lủng lẳng trên cao, Chim ăn, chim hứa ngày sau trả vàng - Là quả gì?
  • Một năm chỉ có một ngày, Họ hàng sum họp xa gần đều vui - Là ngày gì?
  • Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?
  • Quả gì thơ thẩn một mình, Chồng con chẳng có, gia đình quạnh hiu - Là quả gì?
  • Hoa gì khiêm tốn thủy chung, Là niềm yêu dấu của từng lứa đôi, Cánh mềm thắm sắc xanh tươi, Xóa bao ngờ vực của lòng nhỏ nhen - Là hoa gì?
  • Con gì nhảy nhót leo trèo, Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò - Là con gì?
  • Núi gì sánh với công cha, Trẻ già lớn bé cũng là biết qua - Là núi gì?
  • Trắng đen cùng ở một nhà, Cùng chung người mẹ, cùng là phận con, Với bên hàng xóm thân quen, Cùng thức, cùng ngủ, vui buồn có nhau - Là gì?
  • Lũy Thầy ai đắp mà cao, Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu - Là ai?

Đố vui mới nhất:

Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Đâu là chính sách nổi bật của nhà Lý- Trần trong xây dựng quân đội?

Nhà Tống khi chuẩn bị tiến hành xâm lược Đại Việt với mục tiêu chính là

Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với nền giáo dục thời Lý?

Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt mang tên là

Trần Quốc Toản được biết đến với câu chuyện bóp nát quả cam khi không được dự Hội nghị Bình Than vì còn nhỏ tuổi, sau đó Trần Quốc Toản đã tập hợp gia nô với hơn 1.000 người thành một đội quân, dưới sự thống lãnh của Tiết chế Quốc Công Trần Hưng Đạo chống lại quân Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285. Đội quân của Trần Quốc Toản nổi tiếng trong lịch sử với lá cờ thêu 6 chữ vàng “phá cường địch báo Hoàng ân” nghĩa là “Diệt giặc mạnh, đền ơn vua”.

Ảnh – Trần Quốc Toản cùng Lá Cờ thêu sáu chữ vàng

Theo một số sách sử để lại thì Trần Quốc Toản đã tử trận trong cuộc giao chiến với quân Nguyên lần thứ 2, để lại nhiều tiếc nuối cho Đất nước và người dân Đại Việt lúc bấy giờ..!

Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh, ông là cháu nội của vua Trần Thái Tông. Sau khi nhà Trần đánh thắng quân Nguyên lần thứ nhất [năm 1258], vua Trần lo rằng một khi quân Nguyên thắng được Tống thì sẽ rộng đường tiếp tục tiến đánh Đại Việt nên cử Trần Nhật Duy và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng sang giúp nhà Tống.

Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông đánh chiếm Đại Việt là không thể tránh khỏi, tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến, tiến cử và quyết định nhân sự cho cuộc kháng chiến khi Nguyên Mông xua quân đánh chiếm nước ta. Hội nghị này bao gồm quan lại, vương hầu và được đích thân vua Trần chủ trì. Do mới 15 tuổi nên Hoài Vương Hầu không được mời dự Hội nghị. Tuy vậy, Hoài Vương Hầu vẫn tới bến Bình Than, đòi được vào Hội nghị. Bị lính canh chặn cửa, Hoài Văn hầu vặn hỏi:

– Ta là Hoài Văn Hầu, quan gia truyền gọi tất cả vương, hầu tới họp. Ta là Hầu, cớ sao không cho vào?

Thấy chuyện ầm ĩ bên ngoài, Trần Nhân Tông hỏi ra mới biết chuyện, bèn cho người mang ban cho Hoài Văn Hầu một quả cam và khuyên Hoài Văn Hầu lui về tiếp tục ôn văn, luyện võ, sẽ được trọng dụng, còn bây giờ chưa đến tuổi bàn việc nước. Về chuyện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân, Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không hay biết.

Trở về từ Hội nghị Bình Than, Hoài Văn Hầu vẫn quyết tâm tìm cách đánh giặc cứu nước. Chàng thiếu niên có vóc dáng vạm vỡ, hơn người do sớm thao luyện võ nghệ bèn quy tập gia nhân, trai tráng trong vùng được hơn 1000 người, rèn luyện binh khí, tích trữ lương thảo, ngày đêm luyện võ, tập trận. Trần Quốc Toản còn cho thêu trên một lá cờ lớn 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Dưới sự chỉ đạo của Trần Quốc Toản, Ông cùng đội quân của mình đã tự khắc lên tay hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là “hi sinh ngoài Sa Trường, nơi Chiến trận, thề không đội trời chung với giặc, tuyệt đối không đầu hàng”.

Cảm kích trước tấm lòng trung chinh và tinh thần dũng cảm của chàng thiếu niên Hoài Văn Hầu, khi vua Trần Nhân Tông chuẩn y mưu kế lập vườn không nhà trống, rút toàn bộ khỏi thành Thăng Long, nhà vua đã cho Hoài Văn hầu đi theo hộ giá.

Đức hiếu cảm động lòng người của người anh hùng thiếu niên.

Sáng ngày lên đường xuất trận, cảnh từ biệt Mẹ của Hoài Văn Hầu đã lưu truyền muôn đời vào giai thoại. Người con 15 tuổi dậy sớm, chuẩn bị Ngựa, khoác Chiến Bào, kéo Ghế ra để sẵn trước Hiên Nhà, Cậu vào thắp hương vái lạy Tổ tiên, sau đó mời Mẹ ngồi lên Ghế, quỳ lạy Mẹ mà thưa rằng; “Con đi phen này thề sống chết với giặc, bao giờ Đất Nước, Bờ Cõi Đại Việt bình yên Con sẽ trở về phụng dưỡng Mẹ già suốt cuộc đời”.

Hành động này đủ cho mỗi chúng ta cảm nhận rằng lòng hiếu kính với đấng sinh thành của Trân Quốc Toản là vô bờ bến.

Ông đã chiến đấu với kẻ thù cho đến hơi thở cuối cùng, đã làm nên một bản hùng ca bất diệt về lòng yêu nước vô hạn.

Trong Vị tướng trẻ tuổi này có sự thống nhất đẹp đẽ, cao thượng giữa đạo trung và đạo hiếu.

Thiết nghĩ sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng với tinh thần công hiến, hi sinh, phụng sự thì không thể thiếu việc tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao quý đó.

Tấm gương của Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản đã cách chúng ta 735 năm nhưng vẫn là một bài học sáng ngời về Trung - Hiếu cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ TDTU nói riêng noi theo.

Đức hiếu trung của Hoài Văn Hầu sẽ mãi thấu cảm muôn người và sẽ không bao giờ phai mờ theo thời gian, theo năm tháng… để muôn đời sau phải ca ngợi người anh hùng xuất thiếu niên./.

Tin & Bài: Thượng Úy Hoàng Nam

Ảnh: Nguồn internet

Video liên quan

Chủ Đề