Làm cmnd gắn chip ở đâu

Từ cuối tháng 1/2021, Bộ Công an đã triển khai việc cấp căn cước công dân gắn chip cho người dân. Vậy làm căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Căn cứ Thông tư 06/2021/TT-BCA, Bộ Công an đã quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân [CCCD] có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021. Ngay sau đó, Bộ Công an đã gửi thông báo yêu cầu công an các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương dừng nhận hồ sơ cấp CMND 9 số, thẻ CCCD mã vạch để tiến hành cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử theo quy định mới nhất hiện nay.

Có bắt buộc đi đổi CMND sang CCCD?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 38, Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân”.

Như vậy CMND được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Không có quy định nào bắt buộc công dân đang sử dụng CMND vẫn còn hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chip trong năm nay.

Không bắt buộc đổi CMND sang CCCD trong năm nay

Làm CCCD gắn chip ở đâu?

Căn cứ Điều 11, Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân”.

Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này thì:

“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình”.

Như vậy, người dân có thể làm CCCD gắn chíp tại cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi thường trú, tạm trú.

Đối tượng được cấp mới, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip

Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip bao gồm:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp mới thẻ CCCD

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Công dân có CMND [9 số, 12 số], thẻ CCCD mã vạch đều có thể đổi sang thẻ CCCD gắn chíp khi thẻ cũ hết hạn hoặc khi có yêu cầu.

- Ngoài ra, còn 1 số trường hợp được đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp bao gồm:

  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng
  • Xác định lại giới tính, quê quán
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Khi công dân có yêu cầu.
  • Bị mất thẻ Căn cước công dân
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Làm CCCD gắn chip cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Để làm CCCD gắn chíp, người chỉ cần mang theo:

  • Sổ hộ khẩu
  • CMND/CCCD mã vạch [nếu có]
  • Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi đi làm CCCD gắn chíp phải mang theo CMND [nếu có]

Quy trình làm CCCD gắn chip

Đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an

Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Công dân đến trực tiếp cơ quan công an có thẩm quyền, trình bày mong muốn được cấp mới/đổi/cấp lại CCCD để được hướng dẫn làm thủ tục.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận yêu cầu sẽ tìm kiếm thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau đó lập hồ sơ cấp thể.

Bước 3: Cán bộ sẽ mô tả đặc điểm nhân dạng, chụp ảnh và thu thập vân tay của công dân sau đó in lên Phiếu thu thập thông tin để công dân kiểm tra và ký tên.

Bước 4: Công dân nộp lệ phí [nếu có] theo quy định, sau đó có thể lựa chọn nhận thẻ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả theo đường bưu điện .

Đăng ký qua ứng dụng Zalo

Bước 1: Mở ứng dụng Zalo tìm kiếm cơ quan Công an tại khu vực bạn cư trú sau đó chọn Quan tâm.

 

Bước 2: Chọn ô Thủ tục hành chính >> Cấp CCCD >> Điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân.

 

Bước 3: Sau khi điền xong thông tin, bạn chọn này lên nộp trong 7 ngày theo danh sách.

 

Bước 4: Đến cơ quan cấp CCCD đúng ngày đã đặt lịch để được hướng dẫn các thủ tục còn lại.

Xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây:

Làm CCCD gắn chip mất bao nhiêu tiền?

Mức phí làm CCCD gắn chip được quy định tại Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC như sau:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng, xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ, khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 47/2021/TT-BTC thì từ ngày 1/7/2021 - ngày 31/12/2021, người dân khi làm CCCD sẽ được giảm 50% mức thu lệ phí theo quy định trên:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: Chỉ còn 15.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên… chỉ còn 25.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam: Chỉ còn 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Từ ngày 1/1/2022, mức phí làm CCCD sẽ thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.

 Mức phí làm CCCD gắn chíp đang được ưu đãi 

Làm CCCD gắn chíp bao lâu thì nhận được?

Căn cứ Điều 25 Luật Căn cước công dân quy định thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:

“Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”.

Như vậy thời gian nhận thẻ CCCD gắn chip từ 7 - 20 ngày [tùy từng khu vực]. Tuy nhiên, vì số lượng người dân làm CCCD quá đông nên thời gian thực tế nhận được thẻ có thể lâu hơn so với quy định trên.

4 Điều cần biết khi làm CCCD gắn chip

Bị thu hồi CMND/CCCD cũ khi đổi sang CCCD gắn chip

Căn cứ Khoản 8, Điều 5, Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định như sau:

“8. Thu hồi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021. Vì vậy, công dân làm CCCD gắn chíp sau thời điểm này sẽ bị thu lại CMND/CCCD cũ thay vì cắt góc như trước đây.

Thời hạn của thẻ CCCD gắn chíp

Theo quy mới nhất hiện nay, công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp CCCD. Ngoài ra, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi sẽ phải làm thủ tục đổi thẻ CCCD. Nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ: Chị Hạnh sinh ngày 30/8/1998, làm thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chíp vào ngày 1/7/2021. Tại thời điểm làm CCCD gắn chíp vẫn chưa đủ 23 tuổi nên đến năm 25 tuổi [2 năm sau] chị Hạnh vẫn phải đổi thẻ CCCD theo quy định.

Tuy nhiên, nếu chị Hạnh là CCCD gắn chíp sau ngày sinh nhật, ví dụ làm vào ngày 1/9/2021, khi đó chị Hạnh đã đủ 23 tuổi nên đến năm 25 tuổi [2 năm sau] chị Hạnh sẽ không phải làm thủ tục đổi thẻ CCCD theo quy định. Trường hợp này chị Hạnh sẽ thực hiện đổi thẻ CCCD vào năm 40 tuổi.

Như vậy theo quy định trên thì công dân đổi thẻ CCCD vào năm đủ 58 tuổi sẽ được dùng vĩnh viễn [thuộc trường hợp cấp lại thẻ trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định là 60 tuổi].

Thời hạn của thẻ CCCD gắn chíp

CCCD có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Căn cứ Khoản 2, Điều 20, Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau”.

CCCD gắn chip gắn chíp không có chức năng định vị

Bộ Công an khẳng định chip được gắn trên thẻ CCCD chỉ dùng để lưu trữ thông tin của công dân chứ không có chức năng định vị, theo dõi vị trí của công dân. Việc triển khai làm thẻ CCCD gắn chíp với mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Thẻ CCCD gắn chíp có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn nên có thể tích hợp được rất nhiều tiện ích như thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thông tin trong hộ chiếu, trong các giấy tờ đi lại quốc tế và rất nhiều tiện ích thiết thực khác. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn thông tin cho công dân.

Như vậy, công dân có thể làm CCCD gắn chíp ở cơ quan Công an có thẩm quyền nơi đăng ký thường trú, tạm trú. Quy trình thực hiện rất đơn giản với mức phí khá hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề