Ai đã đặt tên cho dòng sông HỌC247

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các em xem thêm video bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất của hình tượng dòng con sông Hương trên ba phương diện: phương diện tự nhiên, phương diện lịch sử và phương diện văn hóa, thi ca. Từ đó giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: dòng sông Hương trong tác phẩm.

b. Thân bài

  • Những nét khái quát
    • Hoàn cảnh ra đời – xuất xứ tác phẩm,
    • Ý nghĩa nhan đề
  • Nội dung cần làm rõ:
    • Thủy trình của sông Hương:
    • Nơi khởi nguồn:
      • Ở vùng thượng lưu: Sông Hương mang vẻ đẹp mãnh liệt, dịu dàng, say đắm, đầy cá tính.
      • Ra khỏi rừng già: Vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ, đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm → vẻ đẹp sâu thẳm, bí ẩn
    • Ngoại vi thành phố Huế:
      • Bừng lên sức trẻ, niềm khao khát tuổi thanh xuân
      • Lúc mang vẻ đẹp biến ảo, lúc trầm mặc đầy cổ kính, đầy kiêu hãnh
    • Khi đến giữa thành phố Huế:
      • Sông Hương được khám phá ở khía cạnh sắc thái tâm trạng: vui như đến điểm hẹn gặp người yêu
      • Sông Hương được cảm nhận qua nhiều góc độ khác nhau: lúc chậm rãi đầy sâu lắng, trữ tình, lúc đầy khát vọng  ở lại lâu dài với thành phố Huế [âm nhạc];  vẻ đẹp cổ kính của cố đô Huế [hội họa]; vẻ đẹp trầm tĩnh khi gắn liền với kinh thành Huế…..
    • Sông Hương trước khi từ biệt Huế:
      • Như một người tình dịu dàng, chung thủy với cố đô Huế
      • Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên với những hình ảnh ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, bất ngờ, đầy lí thú.
      • Sông Hương là dòng sông của lịch sử [bản anh hùng ca], thơ ca [nguồn cảm hứng bất tận]và đời thường [một người con gái dịu dàng của đất nước].
  • Nhận xét:
    • Sông Hương là vẻ đẹp của cảnh và người Huế.
    • Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bày tỏ tình cảm của mình với cảnh và người Huế qua cách miêu tả dòng sông Hương.

c. Kết bài

  • Đánh giá, nhận xét về dòng sông Hương và phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Mở rộng vấn đề [bằng cảm nhận và liên tưởng của cá nhân]

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Gợi ý làm bài​

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa.

Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích luỹ cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

“Con sông đám cưới Huyền Trân

Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn

Hèn chi thơm thảo nỗi buồn

Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ

Con sông nửa thực nửa mơ

Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”

Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

Trên đây là tài liệu giúp các em hệ thống lại kiến thức để phân tích hình tượng sông Hương. Mong rằng tài liệu sẽ mang đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích và nhiều điều thú vị. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông để củng cố toàn bộ kiến thức đã học. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!

–MOD Ngữ văn HOC247 [tổng hợp và biên soạn]

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất sắc được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm đã miêu tả dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế.

Tìm hiểu nội dung bài giảng qua 2 phần:

I. Tác giả

- Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

- Tác phẩm tiêu biểu:

• “ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” [1971].

• “ Rất nhiều ánh lửa” [1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981]

• “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế [1984]

• “Bản di chúc của cỏ lau” [truyện ký, 1984]

• “Hoa trái quanh tôi” [1995]

II. Tác phẩm

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”là bài bút kí xuất sắc được ông viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm đã miêu tả dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế.

- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ [và theo chính tác giả cho biết thì đó là câu hỏi của một thi sĩ đích thực]. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về vẻ đẹp của sông Hương đã ùa về trong tâm trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về "nhan sắc" thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Câu hỏi như một nỗi suy tư thâm trầm, đánh thức bao vốn liếng văn hoá tích tụ trong người viết và cũng đòi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Đó chính là mạch nguồn dẫn dắt Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với sông Hương, để qua đó bộc lộ tình yêu xứ sở thiết tha của mình.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Ai đã đặt tên cho dòng sông [phần 1] - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

- Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964

- Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ

- Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…

- Phong cách sáng tác:

Quảng cáo

   + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

   + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

1. Hoàn cảnh ra đời

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.

- Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất

2. Bố cục [2 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “quê hương xứ sở”]: Thủy trình của sông Hương

- Phần 2 [còn lại]: Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

Quảng cáo

3. Giá trị nội dung

- Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” [Lê Thị Hướng]. Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.

- Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể loại bút kí

- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ [so sánh, nhân hóa…]

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường [tiểu sử, sáng tác chính, phong cách nghệ thuật…]

- Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? [hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích, khái quát nội dung và nghệ thuật]

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương

a] Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn

- Sông Hương như “một bản trường ca của rừng già”: “rầm rộ … màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “rừng già đã hun đúc … tự do và trong sáng”

→ Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người

- Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống động, có hồn

- Hình ảnh so sánh độc đáo “Sông Hương như người mẹ phú sa của một vùng văn hóa xứ sở”

b] Sông Hương ở ngoại vi thành phố

- Sông Hương trước khi chảy vào thành phố thì “nằm giữa cánh đầu châu hóa đầy hoa dại”

- Vẻ đẹp mơ màng của sông Hương được miêu tả rất rõ nét, có những đường cong mềm mại, quanh co uốn khúc quanh cố đô Huế

- Tác giả dành một tình yêu lớn cho dòng sông. Tình yêu ấy khiến ông mơ màng nhận ra bóng dáng của dòng sông giống như tấm lụa trên có thể người thiếu nữ

c] Vẻ đẹp của sông Hương ở trung tâm thành phố

- ¬Nét đẹp của dòng sông khi chảy vào thành phố có nét khác biệt so với khu chảy ở ngoại ô

- Dòng sông trở nên vui tươi nhưng cũng rất êm dịu, như một điệu slow tình cảm của xứ Huế

- Dòng sông như người con gái tinh tế đánh đàn trong đêm khuya

2. Vẻ đẹp lịch sử và thơ ca của sông Hương

a] Dòng sông lịch sử

- Tên của dòng sông được ghi trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi

- Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế, của đất nước:

   + Là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời Đại Việt

   + Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ

   + Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thể kỉ XIX”

   + Nó đi vào thời đại của cuộc cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển

   + Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân năm 1968

b] Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa

- Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình

- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế

3. Hình tượng cái tôi tác giả

- Quan sát dòng sông trên nhiều góc đọ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.

- Là nhà văn có những liên tưởng, so sánh, độc đáo, lối viết tài hoa, uyên bác.

- Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

   + Nội dung: với những trang viết mê đắm, tài hoa, bài kí cho chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đpẹ của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, cái nôi của nền văn hóa Huế

   + Nghệ thuật: văn phong hướng nội, súc tích, hình ảnh giàu sức liên tưởng, ngôn ngữ phong phú, giàu chất thơ,…

- Cảm nhận về văn bản: Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào và tình yêu tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác:

tac-gia-tac-pham-lop-12.jsp

Video liên quan

Chủ Đề