Ai là người phát minh ra quần lót

Lịch sử “tiến hóa” của chiếc áo ngực

Hy Lạp cổ đại [TK thứ 8 TCN tới 600 SCN]

Mặc dù phụ nữ thời này không mặc áo lót nhưng có bằng chứng chỉ ra rằng những người phụ nữ Hy Lạp thời bấy giờ đã dùng lông cừu hoặc vải lanh để vấn quanh ngực của họ - hình thái đầu tiên của áo lót.

Thời Đế chế La Mã

Thời xưa, danh từ riêng để chỉ áo ngực của phụ nữ là “Mamillare”.Thực chất, áo bra lúc đó đơn giản chỉ là phần vải quấn chặt quanh ngực. Thời đó người La Mã không thích phụ nữ có vòng ngực lớn vì vậy phái đẹp phải ép ngực để che đi “vẻ đẹp” của bản thân mình.

Thế kỷ 15

Những mảnh vải dệt được tìm thấy ở phía Đông của Tyrol nước Áo [Austria] có niên đại từ năm 1440 đến 1485 được cho là Bra. Chúng được thiết kế 2 mảnh để cúp vào ngực, được làm bằng vải lanh, được may kéo dài tận đáy thân với 6 hàng dây để buộc ở sau lưng. Phần dây được làm bằng ren vô cùng tinh tế.

Năm 1500 - 1800

Tiêu chuẩn thân hình “đồng hồ cát” được tôn sùng vào thời kỳ này vì vậy kiểu dáng của chiếc áo ngực sẽ siết chặt phần eo từ đó Corset ra đời và trở thành chiếc áo ngực của người phụ nữ thời bấy giờ. Người sản xuất dùng xương cá voi để làm khung, định hình cho kiểu dáng áo corset.

So với áo Mamillare thời La Mã, áo Corset được thiết kế cầu kỳ hơn hẳn. Chiếc corset được đan dây thun phía sau để nịt chặt phần eo và ngực, đồng thời được trang trí từ ren, họa tiết vải hay dây nơ.

Nhu cầu làm đẹp và tôn vinh vòng một quyến rũ, gợi cảm luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế xưa và nay. Vì thế, đến cuối thế kỉ thứ 17, hình dáng của áo ngực có chút thay đổi khi lược bỏ bớt phần dây quai trên vai. Thế nhưng, các nhà thiết kế lại thêm thắt quá nhiều chi tiết rườm rà khiến cho bộ áo quây ngực thêm độ cồng kềnh và phức tạp. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn không thể từ chối vì những chiếc áo ngực này vẫn là “trợ thủ” đắc lực nhất đem lại những đường cong nóng bỏng và quyến rũ.

Đến thế kỷ 18, phụ nữ Pháp đã mặc áo ngực có gọng đỡ, tên gọi là gourgandine. Sau một thời gian, họ cảm thấy những chiếc áo ngực này quá gò bó, không được “tự do”. Do đó, sau một thời gian, áo ngực có gọng biến mất và thay vào đó là sự xuất hiện trở lại của những chiếc khăn quấn có thắt nơ phía trước. Đây có thể xem là chiếc áo ngực đầu tiên có hình dáng gần giống với áo ngực hiện nay.

Khoảng những năm 1860, phụ nữ vẫn mặc trang phục lót khá cồng kềnh với váy có khung như một chiếc lồng, áo corset [áo chẽn bó sát cơ thể] khá bất tiện như thế này. Tuy nhiên, sau đó khoảng 30 năm, nội y cho phụ nữ đã không còn bị gò bó như trước. Chiếc corset bó sát không còn là yếu tố bắt buộc, nhiều người phụ nữ bắt đầu mặc chiếc áo ngực chỉ có phần che ngực [không bó sát phần eo và hông].

1866

Chiếc áo lót đầu tiên xuất hiện tại Vương quốc Anh, được làm từ dây và lụa.

1889

Năm 1889 đánh dấu bước phát triển mới của trang phục lót khi Herminie Cadolle phát minh ra tiền thân của chiếc áo ngực hiện đại ngày nay, chiếc “corselet-gorge”, hiểu nôm na như áo corset dành cho phần ngực. Chất liệu cao su đàn hồi giúp hàng triệu phụ nữ “dễ thở” hơn cũng đã được bà sử dụng trong phát minh của mình.

 

1893

Marie Tucek nhận được bằng sáng chế áo lót đầu tiên tại Mỹ. Chiếc áo của bà bao gồm 2 túi cho mỗi bên ngực, được định hình trên một vành kim loại và giữ lại bằng dải dây quấn trên vai. Tuy nhiên, Tucek không thể thương mại hóa chiếc áo lót của bà.

Khoảng cuối năm 1800, chiếc corset có hình dạng dưới đây.

Điều này làm cho nó phổ biến đối với một người phụ nữ có vòng eo đôi khi không lớn hơn 13 inch xung quanh. Vào cuối năm 1800, người ta đã phát hiện ra rằng điều này rất hại sức khỏe và đã khiến xương của những người phụ nữ này phát triển và bị biến dạng. Không chỉ vậy, xác định rằng phụ nữ cần sự hỗ trợ bên ngoài và thay vào đó, thực tế này đã khiến lưng của họ trở nên yếu hơn. Nhiều phụ nữ không thể đi được hơn năm giờ mà không có corset vì lưng cô đã trở nên quá yếu. Có phải thông tin này làm cho họ thay đổi ngay lập tức? Không, bởi vì họ đã tạo thói quen và trong nhiều năm tin rằng điều đó sẽ không thành sự thật


1907

Từ brassiere - nịt ngực được xuất hiện trên tạp chí thời trang American Vogue và được liệt kê trong từ điển tiếng Anh Oxford vào năm 1911.

1914

Khi vai trò của phụ nữ được khẳng định thì chiếc corset tù túng trở thành hình tượng của sự cầm tù cần được phá vỡ. Năm 1910, bạn bè và người thân của cô gái 19 tuổi Mary Phelps-Jacobs [sau này lấy chồng nên có tên là Caresse Crosby] mê mẩn với chiếc áo ngực lưng trần tự chế của cô trong một buổi tiệc khiêu vũ. Kiểu áo được làm đơn giản từ những chiếc khăn tay và ruy băng hồng không chỉ đem lại cho Mary cảm giác tự do khi cô tung mình trên sàn nhảy, mà đó còn bắt đầu cho sự giải phóng hoàn toàn của phái nữ khỏi khuôn khổ chật hẹp của corset.

Ngay sau đó, công ty Warner Brothers Corset Company of Bridgeport mua lại bằng sáng chế của Mary Phelps-Jacob với giá 1.500 đô la. Công ty này kiếm được đến 15 triệu đô la chỉ trong vòng 30 năm.

 

1918

Sự thoái trào của corset xuất hiện từ đầu Thế chiến I, khi người Mỹ phải quyên góp từng mảnh kim loại phế liệu và vải cho nỗ lực chiến tranh. Khi nước Mỹ bước vào Thế chiến thứ nhất vào năm 1917, chủ tịch hội đồng công nghiệp chiến tranh, Bernard Baruch đã yêu cầu phụ nữ bỏ corset để quyên góp thép. Một số lượng 28.000 tấn đã được chuyển đến, đủ để chế tạo trọn một chiếc tàu chiến.Ngoài ra, phụ nữ phải tham gia lực lượng lao động để thay thế tất cả những người đàn ông tiến ra chiến trường và corset chỉ đơn giản là một loại trang phục không thực tế để mặc. Chiếc áo ngực được coi là một sự thay thế phù hợp cho corset kim loại gò bó, đặc biệt là trong thời chiến.

Sau chiến tranh, thời trang đã thay đổi đáng kể cùng với hình dạng lý tưởng cho cơ thể và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ngực phẳng là mốt và đồ lót cũng đạt được hình dạng đó.

Sau khi tạo ra chiếc áo ngực đầu tiên vào năm 1902 Warners Bras đã giới thiệu một chiếc áo ngực bó sát, làm phẳng để phù hợp với lối sống của người sành điệu.

 


Những năm 1920

Gu thẩm mỹ của phái đẹp trở nên “khác thường”, họ ưa chuộng phong cách “lưỡng tính”, thân hình “thẳng đuột” nam tính mới chính là vẻ đẹp lý tưởng thời kỳ này. Chính vì thế, áo ngực trong những năm 1920 được may tối giản để hạn chế đường cong trên cơ thể phái đẹp, vì vậy những chiếc áo lót, quấn lót cũng mềm và mỏng hơn nhiều. Lúc bấy giờ, cũng xuất hiện thêm các chất liệu khác để may áo ngực như lụa, mousseline [cũng là một loại lụa], không đơn thuần là chỉ may bằng vải lanh như trước đó. Góp phần tạo nên trào lưu này chính là những họa sỹ thuộc trường phái lập thể.

“Symington”- danh từ riêng để chỉ loại áo ngực những năm 1920. Kiểu áo này không thể không thiếu trong tủ đồ của các quý cô thời đó, đặc biệt là các cô gái trẻ tuổi.

Tuy nhiên, các nhà thiết kế không dừng lại ở đó, mà tiếp tục tìm tòi ra một loại vải mới rất “dễ thở”, tạo nên dáng váy mềm mại, “làm mưa làm gió” suốt những năm 1920 và 1930. Phụ nữ cũng bắt đầu mặc camiknicker, áo yếm khâu chung với quần lót ngắn, dễ dàng hơn cho việc mặc những chiếc váy ngắn táo bạo.

Thời kỳ cuối những năm 1920

Hình mẫu lý tưởng về cái đẹp bỗng dưng thay đổi 180 độ so với những năm đầu 1920. Lúc này, thiết kế áo ngực hướng đến sự tôn lên đường cong vòng 1 của phụ nữ. Cùng thời gian đó, Ida Rosentha, một thợ may nhập cư từ Nga đã cùng chồng thách thức hình tượng nam tính khi tôn lên đường cong của bờ ngực phụ nữ. Bà cắt may phần trước thành hai phần, nối với nhau bằng chất liệu đàn hồi, tạo nên phom dáng vô cùng gợi cảm cho chiếc áo lót. Nhãn hiệu Maidenform của bà dần dần đánh bật các loại áo lót “làm phẳng” giai đoạn này và làm chủ thị trường.

Chiếc áo ngực “Maiden form” tôn lên sự gợi cảm, quyến rũ của người phụ nữ mà trước kia, họ đã bị “đóng khung” trong quy chuẩn kín đáo.

Những năm 1930

Năm 1930 Từ bra chính thức được dùng rộng rãi thay cho nhiều tên gọi không rõ ràng trước đó.

Vào tháng 10 năm 1932, S.H. Camp đã tương quan giữa kích cỡ và độ chụm của ngực với các chữ cái từ A đến D. Quảng cáo của Camp có các hồ sơ được dán nhãn của ngực phụ nữ vào tháng 2 năm 1933 của Tạp chí Corset và Đồ lót. Năm 1937, Warner bắt đầu sử dụng kích cỡ “cúp ngực” trong các sản phẩm của mình. Các dải bra được điều chỉnh bằng cách sử dụng nhiều móc sắt ở phần cài sau lưng.

Trong suốt thập niên 30s, sự ra đời của chiếc áo có gọng mang tên “The Underwire” được ví như một cuộc cách mạng trong thiết kế nội y. Thiết kế này được phụ nữ sử dụng rộng rãi bởi khả năng giúp nâng đỡ và định hình vòng 1 một cách thoải mái.

Thập niên 40

Đầu thập niên 40, áo ngực có mút lót ra đời đã thu hút sự chú ý của rất nhiều chị em phụ nữ - những người luôn mong muốn có được đôi gò bồng căng đầy nhờ sự hỗ trợ của áo ngực. Vài năm sau, dây đeo bằng vải đã được thay thế bằng dây thun, sự thay thế này rõ ràng đã tạo nên một sự thuận tiện rất lớn cho việc mặc áo ngực.

Xuất hiện hàng loạt loại bra để cải thiện vóc dáng phụ nữ.

Năm 1944, kiều nữ Jane Russell xuất hiện với chiếc áo lót có gọng đầu tiên trên poster quảng cáo bộ phim “The outlaw”. Phụ nữ lúc bấy giờ bắt đầu lùng sục những chiếc áo lót mút, có thể nâng đỡ và tạo ấn tượng đầy đặn cho phần ngực. Thương hiệu đồ lót WonderBra [tiền thân của nhãn WonderBra hiện nay] đã thu được cả một gia tài nhờ vào việc bán những chiếc áo ngực push-up này.

Từ năm 1945, dáng áo ngực tôn lên vẻ đẹp đầy đặn, với phần đỉnh ngực nhọn đầy khiêu khích được yêu thích. Marilyn Monroe, minh tinh màn bạc, và cũng từng là người mẫu đồ lót đặc biệt ưa chuộng chiếc áo lót này.


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhà mốt Christian Dior tung ra xu hướng New Look, “gây bão” trên làng thời trang với phom dáng cắt chuẩn mực, tinh tế, vòng eo bó sát. Bộ đồ lót cũng lập tức đi theo xu hướng này, bóp chặt vòng eo để tạo ra vóc dáng “đồng hồ cát”. Đây là một kiểu áo ngực năm 1947.

Christian Dior tung ra xu hướng New Look, “gây bão” trên làng thời trang

Thập niên 50

Những năm 1950, phụ nữ vẫn tiếp tục mê mẩn dáng vóc bốc lửa. Nhiều bộ trang phục táo bạo hơn với tất chân đen sexy đã được diễn viên nổi tiếng trong làng giải trí Bettie Page “lăng xê”. Bettie Page thuộc thế hệ người mẫu đầu tiên của tạp chí Playboy, và đương nhiên, những chiếc áo lót của cô người mẫu những năm 50 này trở thành hình mẫu cho sự sexy mọi thời đại.

Cô đào nóng bỏng với bộ ngực “núi lửa” có một bí quyết mà sau này người ta mới phát hiện ra: những chiếc áo ngực có hai dây chéo quàng lên cổ như một dạng áo đẩy, và dồn hai bầu ngực lại gần nhau. Chiếc áo ngực có dáng chóp là mẫu đồ lót thời trang nhất những năm 50.

Thập niên 60 

Mẫu nội y thời kỳ này mang kiểu dáng “nhọn hoắt” ra đời với cái tên: áo ngực hình viên đạn. Có lẽ đây là chiếc bra “kỳ quặc” nhất lịch sử, dùng để mặc trong áo nỉ, áo len, áo phông tạo thành thân hình đầy đặn cho phái yếu những năm 1950/60s.

Đầu áo ngực “nhọn hoắt” này giúp phụ nữ tạo được vòng 1 có kích cỡ lớn và đầy đặn hơn.

Phong trào áo ngực nhọn hình viên đạn giúp ngực trông to lên tiếp tục được thúc đẩy nhờ những nhân vật nổi tiếng như Marilyn Monroe và Lana Turner. Công ty mang tên Baby Boom dựa vào cơ hội này để tung ra loại áo ngực dành cho thai phụ và bắt đầu làm các dòng áo ngực dành cho tuổi teen và thiếu niên.

Áo ngực “có mà như không”

Không miếng đệm, không có tác dụng đẩy ngực, mẫu nội y này được may từ lớp vải trong suốt để tôn lên vẻ đẹp tự nhiên nhất có thể. Lý giải cho sự ra đời của chiếc “sheer bra” [áo ngực xuyên thấu], nhà thiết kế có chủ ý muốn giải phóng cơ thể phụ nữ khỏi những kiểu quần áo bó buộc và chật chội.

Lớp vải mỏng tang trong suốt là chất liệu chủ yếu để làm nên chiếc áo ngực “có mà như không” này.

Thập niên 60, công nghệ thiết kế và may đồ lót phát triển đã giúp phụ nữ lựa chọn hầu như mọi loại áo ngực mà họ mong muốn. Những chiếc áo lót ôm sát bầu ngực, tiền thân của chiếc áo lót hiện đại ngày nay ra đời. Vóc dáng của các cô nàng được tôn vinh, cùng với sự nở rộ của váy, áo dáng babydoll [có phần bèo rúm trước ngực].

 Năm 1962

Nhà thiết kế thời trang người Mỹ gốc Áo Rudy Gernreich tạo ra chiếc áo ngực liền quần lót “monokini”.

Đến năm 1964, Louise Poirier, người Canada, đã thiết kế ra kiểu áo ngực giúp nâng ngực với tên gọi khá giống tên gọi ngày nay – Wonderbra. Chiếc áo đầu tiên được thiết kế có khả năng nâng và đẩy khuôn ngực cùng lúc làm tăng kích thước vòng 1.


Năm 1968

Trong lúc diễn ra cuộc thi hoa hậu Mỹ, nhóm ủng hộ nữ quyền đã tìm cách đốt áo ngực và gọi chúng là “dụng cụ tra tấn nữ giới”. Tuy nhiên, hành động này đã bị cảnh sát ngăn chặn.

Những năm thập kỷ 70

Áo ngực có núm [The Nipple Bra] 

Kiểu dáng áo ngực có gọng quay trở lại và được thiết kế sẵn phần đầu ngực. Theo sử sách ghi chép, món này giúp người phụ nữ trở nên gợi cảm như không hề mặc đồ lót, mặc dù bên trong vẫn có. Thương hiệu nội y nổi tiếng thế giới Victoria’s Secret đã cố gắng “hồi sinh” cho mẫu áo kì lạ này vài năm trước nhưng thất bại. 

The Jock Strap

The Jock Strap lần đầu tiên được thiết kế bằng cách may 2 miếng vải chéo vào nhau. Đây được xem là "cụ tổ" của chiếc áo ngực thể thao ngày nay.

Áo ngực thể thao [The Jogbra] 

“Jog bra” - áo bra thể thao bắt đầu xuất hiện để phục vụ cho hoạt động thể thao của chị em phụ nữ. Tiền thân của kiểu áo này là chiếc áo Jock bra. Những người thiết kế [các sinh viên Đại học Vermont là Lisa Lindahl, Polly Smith và Hinda Miller] đã ghép hai mảnh của chiếc Jock strap để tạo thành áo ngực Jock bra. Không lâu sau đó, áo “Jog bra” ra đời.

 

 

Năm 1977

Cái tên Victoria’s Secret bắt đầu nổi lên và sớm trở thành “ông trùm” trong thị trường trang phục lót. Bắt nguồn từ cảm giác xấu hổ khi phải mua đồ lót cho vợ tại những cửa hàng bách hóa, Roy Raymond quyết định vay mượn 80.000 USD để xây dựng một cửa hàng cao cấp chuyên bán đồ lót cho phái nữ, để các quý ông có thể vào chọn thoải mái mà không ngại ánh mắt của đám đông.

Việc lấy tên là “Victoria’s Secret” cũng nằm trong ý đồ muốn thay đổi quan niệm về đồ lót lúc bấy giờ của Roy Raymond. Ông muốn gợi cho người tiêu dùng nhớ đến thời kỳ của nữ hoàng Victoria và tầng lớp quý tộc ở Anh, nhằm nâng tầm để đồ lót của phụ nữ không còn là thứ bình thường, không đáng chú trọng.

Cùng thời điểm đó, giá trị của chiếc áo lót đã được công nhận rộng rãi. Thị trường nội y cũng bắt đầu sôi động với nhiều tên tuổi lớn, nhiều chiến dịch quảng bá rầm rộ.

Hình trên: Một mẫu quảng cáo của Victoria’s Secret năm 1979

Những năm 1980

Trong thập niên 80, áo ngực được thiết kế bằng nhiều chất liệu tiện dụng hơn rất nhiều như lycra. Màu sắc, kiểu dáng cũng phong phú và khiêu khích, hấp dẫn hơn rất nhiều. Lúc này đây, áo ngực đang trở thành một loại phụ trang có sức hấp dẫn.

Portrait of Dutch model Frederique Van Der Wal as she lies on a bed, her hands over her head and dressed only in a light colored bra, dark socks, and a strategically placed sheet, late 1980s or early 1990s. [Andrea Blanch/Getty Images]

Những năm 1990

Đầu thập niên 90, làng thời trang đã có những những đột phá trong thời trang nội y, với trang phục của Cher và bộ áo lót siêu nhọn của ca sĩ Madonna, người được mệnh danh là “luôn tạo ra các xu hướng”. Ngoài một vài dáng áo, quần lót độc đáo, những chiếc áo lót cơ bản, tối giản vẫn được yêu thích, đặc biệt là dáng đồ lót đen, trắng với một vành đai chun to bản của Calvin Klein, phù hợp để mặc với quần jeans.

Siêu phẩm mang tên “Wonder bra” ra đời, đem đến hình ảnh sexy, quyến rũ cho người phụ nữ. Áo ngực thời kỳ này có tác dụng đẩy, nâng ngực một cách đáng kể, tạo hiệu ứng bờ ngực căng tròn, săn chắc.

Năm 1994, áp phích quảng cáo Wonderbra với hình siêu mẫu Eva Herzigova chỉ mặc độc bộ đồ lót xuất hiện trên các con đường lớn. Kiểu áo nhỏ nhắn giúp nâng cao vòng một này đã tạo nên cơn sốt và nâng doanh số của công ty này lên mức kỷ lục lúc bấy giờ.

Jean-Paul Gaultier cũng đã thiết kế chiếc áo ngực hình chóp cho tour diễn Madonna Blond Ambition năm 1990.

Những năm 2000 

Sang đến thế kỉ 20, hàng loạt nhà thiết kế đã tung ra nhiều mẫu áo lót với phong cách nóng bỏng và táo bạo hơn. Thay thế cho những chiếc áo nịt ngực dài che kín hết phần eo là loại nội y nhẹ, đơn giản, chỉ ôm sát hai bên bầu ngực.

Áo lót sẽ được thêm đệm mút, đặt trên lớp gọng bán nguyệt lót trong áo có khả năng tao độ đầy đặn của ngực

Có rất nhiều kiểu dáng và chất liệu được sử dụng, đối với người phụ nữ có bầu ngực lớn, họ sử dụng áo lót không gọng mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Còn đối với những cô gái khiêm tốn về vòng 1, áo lót sẽ được thêm đệm mút, đặt trên lớp gọng bán nguyệt lót trong áo có khả năng tao độ đầy đặn của ngực. Kiểu mẫu nội y thời kì này khá đa dạng, phong cách phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau.

Đây là thời kỳ đánh dấu sự trình làng đầu tiên của áo ngực không dây [hay còn gọi là Nu bra]. Thực chất chiếc áo được tạo bởi hai miếng silicon, dính vào “đôi gò bồng” và để nâng size ngực một cách tự nhiên và dùng để diện những bộ váy khoét cổ và hở lưng sâu.

Đây là thập kỷ chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi của áo ngực với đủ thiết kế bao gồm cả 1 dây, 2 dây, không khóa, có khóa, có foam,…

Năm 2009: Một thống kê tiến hành bởi Daily Mail phát hiện rằng trung bình một người phụ nữ tốn khoảng 4000 đô la để mua áo ngực trong suốt đời và đồng thời sỡ hữu khoảng 16 chiếc áo ngực.

Và khi thời đại công nghệ cao, người ta còn phát minh ra cả chiếc áo ngực điều khiển nhiệt độ !

Chiếc áo ngực được gắn bộ nhớ thông minh, sản xuất năm 2009, có thể làm ấm hay lạnh tùy thích.

Năm 2011: Sau 15 năm, kích thước áo ngực trung bình của nữ giới đã tăng từ 34B lên 36DD, bởi thế nên các hãng áo ngực phải cho ra đời các kích cỡ mới là L, KK và N.

Áo ngực ngày nay

Xã hội ngày càng phát triển, vì thế nhu cầu làm đẹp của phụ nữ cũng tăng nhanh. Ngoài các kiểu áo ngực truyền thống, các kiểu áo ngày nay cũng thu hút nhiều sự quan tâm của phụ nữ để có thể tôn lên những đường nét cơ thể. Ngày nay, áo ngực luôn được thiết kế mới lạ và nhiều kiểu dáng, màu sắc, chất liệu với nhiều sự lựa chọn hơn để phái đẹp có thể vận dụng tối đa công dụng tuyệt vời của nó.

Mỗi năm, hãng nội y hàng đầu thế giới Victoria's Secret lại thiết kế một bộ trang phục đặc biệt để trình diễn tại Victoria's Secret Fashion Show. Những chiếc áo ngực được mạ vàng, kim cương một cách tỉ mỉ đều có giá lên đến hàng triệu USD. Có lẽ chính những chiếc áo ngực đắt giá của Victoria’s Secret đã trở thành nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế có tiếng trên thế giới bắt tay vào sáng tạo và cho ra đời những tuyệt tác dưới đây.

Mời xem: //linhkientraicat.com/xemchude/79/chiem-nguong-22-bo-noi-y-dat-nhat-trong-lich-su-victorias-secret.html

Madonna, người được mệnh danh là “luôn tạo ra các xu hướng”. Chiếc áo lót với phần ngực nhọn hoắt đầy kích động của Madonna năm 1990 trở thành đột phá trong thời trang đồ lót thế giới.

Áo ngực ra đời, phát triển và có được một “diện mạo” hoàn hảo như ngày hôm nay là cả một quá trình không hề đơn giản! Trong tương lai chắc chắn sẽ còn xuất hiện thêm nhiều mẫu mã, kiểu dáng tuyệt vời hơn nữa để góp thêm vào bộ sưu tập những chiếc áo ngực xinh xắn của phái đẹp.

Tổng hợp từ nhiều nguồn trong và ngoài nước bởi Dương Tấn Huy

Video liên quan

Chủ Đề