Ai trích đo bản đồ địa chính là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính nhằm cung cấp, xác thực thông tin về đất đai. Để hiểu trích lục bản đồ địa chính là gì? Trường hợp nào cần trích lục bản đồ hãy xem quy định dưới đây.

Show

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Hiện nay, trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính nhưng lại không định nghĩa hay giải thích trích lục bản đồ địa chính là gì.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

- Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

- Diện tích thửa đất;

- Mục đích sử dụng đất;

- Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

- Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

Ai trích đo bản đồ địa chính là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính là gì? (Ảnh minh họa)

Trích đo địa chính thửa đất là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Kết quả của trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính (đây là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo thửa đất). Trích đo địa chính là một trong những thành phần của hồ sơ trình UBND cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…

Các trường hợp cần trích lục, trích đo địa chính

1. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

2. Cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

3. Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

4. Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

- Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

5. Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

6. Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Trong tất cả các loại hồ sơ trên đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Kết luận:

- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Trích đo địa chính là khái niệm dùng để chỉ việc đo đồ đạc riêng với thửa đất và mảnh trích đo là kết quả của việc đo đạc đó.

Vậy quy định thực hiện trích đo địa chính như thế nào? Mời bạn cùng hệ thống đón đọc bài viết tham khảo dưới đây.

Trích đo địa chính là gì?

Trích đo địa chính dùng để chỉ việc đo đạc địa chính riêng với thửa đất. Căn cứ vào Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cho biết: “Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc riêng đối với mảnh đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ theo yêu cầu quản lý đất đai”.

Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc riêng đối với mảnh đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ theo yêu cầu quản lý đất đai

Thực hiện theo quy định của pháp luật, tên gọi mảnh trích đo địa chính thể hiện thông qua tên gọi và số hiệu của mảnh đất, cụ thể như sau:

Tên gọi mảnh trích

Nội dung

Tên gọi

Tên của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, xã.

Hệ tọa độ thực hiện việc trích đo.

Khu vực và số liệu của mảnh trích.

Số hiệu

Số thứ tự của mảnh trích.

Năm thực hiện việc trích đo địa chính.

Trích đo địa chính thửa đất có quy định gì?

Dựa vào Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về việc trích đo địa chính thửa đất được thực hiện như sau:

  • Thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:1000, 1: 2000, 1:5000, 1:10000 và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định.
  • Thực hiện theo hệ tọa độ quốc gia Việt Nam – 2000.
  • Phục vụ cấp sổ đỏ phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định.
  • Mảnh trích đo địa chính ở dạng hình vuông và hình chữ nhật để thể hiện thửa đất trích đo.
  • Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính.
  • Có thể xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khôn dạng file.
  • Mảnh trích đo địa chính dạng giấy in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất.

Tuy nhiên, giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên bằng máy chuyên dụng in bản đồ và mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

Được cấp Sổ đỏ khi có bản trích đo địa chính không?

Để được cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Có hai nhóm để được cấp Sổ đỏ bao gồm có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Để được cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ vào Điều 100 Luật Đất đai 2013 cho biết bản trích đo địa chính không phải là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.

Các hộ gia đình, cá nhân muốn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng phải có một trong số loại giấy tờ như giấy tờ hợp pháp về thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất,....

Trên đây là bài viết chia sẻ về trích đo địa chính là gì? Quy định thực hiện ra sao? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo luatvietnam.vn

4.9/5 (26 votes)

2502/24

Sổ đỏ: Tìm hiểu về quy định tách sổ cho hộ gia đình 2023

Hiện nay, có rất nhiều người dân khi thực hiện thủ tục về quy định tách sổ cho hộ gia đình thường rất lúng túng do thiếu hiểu biết về pháp luật.

2302/24

Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2023

Hiện nay, thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều dựa vào điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định.

2102/24

Năm 2023, thủ tục cấp sổ đỏ với diện tích đất tăng như thế nào?

Thực tế hiện nay đã có nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình khi sử dụng đất có diện tích đất tăng thêm với những lý do đo đạc chưa chính xác, do đất lấn chiếm… Lúc này, diện tích đất sẽ khác so với tích đất được cấp trong sổ đỏ.

1902/24

Sổ đỏ: Chuyển biến lớn trong việc cấp lại sổ cho người dân

Thực hiện theo ý kiến của Ủy ban Kiểm tra TW, việc cấp lại sổ đỏ đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chỉ đạo UBND cấp tỉnh, thành phố vào cuộc tăng cường thực hiện.

1702/24

Tìm hiểu về quy trình, chi phí cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm mục đích buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp nào sẽ được cưỡng chế thu hồi đất theo quy định thì không phải ai cũng biết.

1502/24

Khi cha mẹ muốn bán nhà đất có cần đến chữ ký của các con không?

Khi cha mẹ muốn bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải có sự đồng ý của con bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực nếu các con có chung quyền sử dụng đất.

1302/24

Từ ngày 20/5, thủ tục cấp sổ đỏ online như thế nào?

Từ ngày 20/05, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ bằng hình thức online và nhận hồ sơ qua bưu điện.

1102/24

Năm 2023, thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ được thực hiện như nào?

Hiện nay, đã có không ít trường hợp bị sai sót thông tin trên Sổ đỏ chẳng hạn như sự chênh lệch về diện tích, thông tin chủ sở hữu đất. Do đó, người sử dụng đất cần phải liên hệ đến cơ quan thẩm quyền đính chính lại thông tin để tránh tình trạng sai sót xảy ra.

0902/24

Quy định chung về điều kiện tách thửa đất và cấp sổ đỏ

Hiện nay, để tách thửa đất và cấp sổ đỏ bạn cần có đầy đủ giấy tờ xác minh và chứng nhận sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

0702/24

Sổ mục kê đất đai: Hướng dẫn cách ghi nội dung và chỉnh lý

Sổ mục kê đất đai là loại sổ ghi nhận các thông tin về thửa đất bao gồm tên của người sử dụng và người giao quản lý đất theo từng xã, phường, thị trấn.

0502/24

Từ ngày 01/01/2023: Thủ tục về lĩnh vực đất đai, nhà ở sắp có thay đổi

Đất đai, nhà ở là một trong những lĩnh vực có nhiều thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước. Chính vì thế, từ ngày 01/01/2023 thủ tục về lĩnh vực đất đai, nhà ở sẽ có thay đổi.

0302/24

Trích đo địa chính là gì? Quy định thực hiện ra sao?

Trích đo địa chính là khái niệm dùng để chỉ việc đo đồ đạc riêng với thửa đất và mảnh trích đo là kết quả của việc đo đạc đó.

0102/24

Sang tên sổ đỏ như thế nào khi người bán đất chết?

Sang tên sổ đỏ là cách gọi của các cá nhân, tổ chức khi trao đổi hay thực hiện các thủ tục pháp lý về trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu người bán đất chết khi chưa sang tên sổ đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn.

3001/24

Di chúc được coi là hợp pháp cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhằm mục đích chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết đi. Bản di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện bao gồm: Chủ thể, nội dung và hình thức của di chúc.

2801/24

Chuyển nhượng, tặng, cho nhà đất: Giống và khác nhau ở điểm nào?

Quyền chuyển nhượng, tặng/cho nhà đất giống nhau ở điều kiện. Nhưng hai hình thức này khác nhau ở cách thực hiện và các chi phí, lệ phí trước bạ.

2601/24

Mất sổ đỏ bán đất có được không?

Sổ đỏ là giấy tờ quan trọng của các hộ gia đình, cá nhân. Bởi sổ đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu trên mảnh đất được cấp phép.