Ăn cá chép giòn có tốt không

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cá chép có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Các dưỡng chất có trong cá chép có thể kể tới như: đạm, chất béo, photpho, vitamin nhóm B [B1, B3, B5, B6, B9, B12] tốt cho quá trình tạo máu, vitamin A, vitamin E, viatamin K, PP, lysine, sắt, kẽm, kali, magiê, selen, leucine…

Protein trong cá chép dễ tiêu hóa hơn so với các protein từ thịt vì vậy ăn cá chép giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

"Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy thịt cá chép giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống viêm, tăng cường miễn dịch. Ăn cá chép thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính, bệnh hô hấp và thậm chí là ung thư", TS.BS Sơn nói.

Phụ nữ mang thai ăn cá chép giúp hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.

Người già ăn cá chếp thường xuyên giúp tăng tập trung, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

Cá chép có nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, ảnh minh họa.

Để cá bổ cần phải ăn đúng

Cá chép là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không biết ăn đúng cách vô tình gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

TS.BS Sơn cho hay không nên ăn thịt cá chép khi còn sống vì cá sống dưới nước có thể nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Ký sinh trùng khi đi vào cơ thể khi ký sinh ở bộ phận nào sẽ gây hại cho bộ phận cơ quan đó. Gan là cơ quan dễ bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn đưa vào.

Để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Không ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng [giun, sán].

TS. Sơn khuyến cáo: "Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá chép có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. An toàn cho sức khỏe cần phải rửa sạch bỏ mật và lòng cá trước khi nấu".

Còn theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trong Đông y, thịt cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy. Cá chép còn được coi là thuốc tốt chữa bệnh phụ nữ.

Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính ấm. Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.

Từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao nơi thành thị để về quê nuôi cá, chỉ sau 4 năm, chàng trai Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ở xã Nam Tân [Nam Sách, Hải Dương] đã có thu nhập 6 – 7 tỷ đồng/năm. “Lá bùa” giúp anh lên như “diều gặp gió” chính là kỹ nghệ nuôi cá trắm, chép thường thành trắm, chép giòn.

Sau vài năm gắn bó với việc nuôi cá lồng cũng như tìm hiểu thị trường, Phước nhận thấy cá diêu hồng mặc dù dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, song nếu chỉ nuôi một thứ thì rủi ro rất lớn. Trong khi đó, đa phần người tiêu dùng lại thích ăn cá lăng, trắm, chép..., vậy là anh tìm cách đưa các loài này vào nuôi. Cứ lứa này gối lứa khác, Phước có cá bán quanh năm. Như năm 2013, sau khi trừ chi phí Phước thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Cũng nhờ chăm chỉ đọc sách báo mà Phước được biết năm 2007, một nông dân ở Hồ Nam [Trung Quốc] đã tình cờ phát hiện ra công dụng đặc biệt của hạt đậu tằm. Khi cho cá trắm, chép ăn đậu tằm một thời gian, thịt sẽ săn chắc lại và giòn, rất thơm ngon.

Nhận thấy đây là một ý tưởng tuyệt vời, Phước đã dành thời gian tìm hiểu về hạt đậu tằm, liệu loại đậu này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người ăn cá hay không... “Theo các tài liệu khoa học, đậu tằm có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Đông, có hàm lượng protein tới 31%, với đủ 8 loại axit amin thiết yếu, hàm lượng tinh bột 49%..., do đó, khi cá ăn vào, quá trình trao đổi chất sẽ giúp thịt cá chắc, dai và giòn. Song chỉ có cá trắm và chép ăn đậu này mới cho thịt giòn. Và một điều đáng mừng là hạt đậu tằm đang được dùng rất phổ biến ở châu Âu. Tại Việt Nam, hạt đậu tằm cũng được nhiều người dùng như một loại ngũ cốc” – Phước cho biết.

Bắt tay vào nuôi cá giòn, Phước chọn những con cá trắm, chép đạt trọng lượng cần thiết [1,2 – 1,5kg/con] nuôi riêng và chỉ cho ăn hạt đậu tằm. “Sau khoảng 8 – 9 tháng nuôi bằng phương pháp đặc biệt này, thịt con cá sẽ dai và giòn ra. Tuy nhiên, mức độ dai, giòn như thế nào thì đó là bí quyết của mỗi người!” – anh Phước vui vẻ nói.

Trước đây, Phước phải nhập hạt đậu tằm từ Trung Quốc, song để chủ động nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, Phước đã thuê đất ở Mộc Châu [Sơn La], Bảo Lộc [Lâm Đồng] để trồng đậu tằm. Phước cho hay: “Trước khi cho cá ăn, hạt đậu tằm sẽ được ngâm ủ trong khoảng 24 giờ. Kỹ thuật ngâm ủ là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp thịt cá dai và giòn hơn. Hiện tôi đã chủ động được hoàn toàn thức ăn và 100% cá giòn được nuôi ở Việt Nam, vì vậy người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng”.

Cũng theo lời Phước, trong 100 lồng cá đang nuôi hiện nay, cá giòn chỉ chiếm 40%, song giá trị lại chiếm tới 60 – 70%. Hiện anh đang bán cá chép giòn tại bè với giá 170.000 đồng/kg [lúc cao điểm 240.000 đồng/kg], trắm giòn 150.000 đồng/kg [cao điểm 200.000 đồng/kg], trong khi cá chép thường chỉ 70.000 đồng/kg, trắm thường 60.000 đồng/kg.

Phước cho biết thêm, hiện nhu cầu tiêu thụ cá trắm, chép giòn rất cao nhưng không vì thế mà anh bán ồ ạt, chỉ bán những con đủ cân nặng [3 – 5kg/con] và đủ độ giòn. Hiện mỗi năm Phước xuất bán khoảng 30 tấn cá trắm, chép giòn và hàng chục tấn cá diêu hồng, lăng, sau khi trừ chi phí, Phước lãi từ 6 – 7 tỷ đồng/năm.

Tại sao lại có cá chép giòn?

Tất cả là nhờ hạt đậu tằm mà ra. Khi cho cá chép thường ăn đậu tằm, chúng làm biến đổi cấu trúc cơ thịt khiến thịt cá trở nên săn giòn, có vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên rất được giá.

Nuôi cá chép giòn như thế nào?

– Môi trường ao nuôi: + Nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho cá chép giòn từ 5 – 8mg/ lít. Nuôi cá chép giòn bằng lồng bè: độ sâu từ 3,5 – 4m. Lồng đặt nổi ở vị trí cố định trên sông, có dòng nước chảy liên tục. Yêu cầu mực nước sông phải điều hòa, nước cao ngập lồng ít nhất từ 0,3 – 0,5m.

Cá chép giòn cho ăn thức ăn gì?

Thức ăn cho cá chép giòn Thường là tôm, côn trùng, phiêu sinh vật,… Tuy nhiên, khi nuôi trong ao theo mô hình kinh doanh, thức ăn phải được lựa chọn và cung cấp phù hợp, đa dạng. Đảm bảo cá lớn nhanh mà thịt vẫn giòn, thơm ngon. Khi nuôi cá từ giai đoạn cá con, khẩu phần ăn của cá hầu như chỉ có hạt đậu tằm.

Cá chép giòn làm món gì ngon nhất?

Cá chép giòn om dưa..
Cá chép giòn sốt cà chua..
Lẩu cá chép giòn nhúng mẻ.
Cá chép giòn chiên xù.
Cá chép giòn nướng riềng sả.
Cá chép giòn chưng tương hột..
Cháo cá chép giòn..

Chủ Đề