Ăn nhãn nhiều có tốt không

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Nhãn không chỉ là thức quả mùa hè thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy người ốm ăn nhãn có tốt không? Người ốm ăn nhãn thế nào cho đúng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi ngay với Nutricare nhé!

1. Người ốm ăn nhãn có tốt không?

Nhãn là loại quả tốt cho người ốm, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cho những người ốm, đặc biệt là người có các triệu chứng như đau đầu, viêm mũi, viêm họng,…

Loại quả này được yêu thích do hương vị thơm ngọt, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon và vô cùng bổ dưỡng. Nhãn có giá trị dinh dưỡng cao với lượng lớn các chất Vitamin B, C, Kẽm, Kali, Magie, Sắt,… giúp nhanh cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng bệnh rất tốt.

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn:

Thành phần dinh dưỡngHàm lượngNăng lượng48caloChất đạm0.9gChất béo0.1gChất xơ1.0gCarbs10.9gCanxi21mgSắt0.4mgMagie10mgPhospho12mgKali257mgKẽm0.29mgThiamin (B1)0.03mgRiboflavin (B2)0.14mgNiacin (B3)0.3mgVitamin C58mg

Các tác dụng tiêu biểu của nhãn đối với sức khỏe của người ốm:

1.1. Giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe toàn diện cho người ốm

Nhãn cung cấp đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất béo, chất bột đường (Carbohydrate), Vitamin và khoáng chất. Do đó, ăn nhãn sẽ tác động tới hầu hết các quá trình sinh lý của cơ thể, giúp cho cơ thể phục hồi và không bị suy yếu do ốm đau, bệnh tật, từ đó cải thiện sức khỏe toàn diện cho người ốm.

Ăn nhãn nhiều có tốt không
Nhãn có giá trị dinh dưỡng cao giúp cải thiện sức khỏe toàn diện cho người ốm

1.2. Giảm căng thẳng mệt mỏi khi ốm, tốt cho hệ thần kinh

Theo y học cổ truyền, nhãn có tác dụng an thần, mạnh chí, tăng cường trí nhớ và chống suy nhược thần kinh rất tốt. Các tác dụng này của nhãn đã được khoa học hiện đại chứng minh là nhờ các dưỡng chất:

  • Vitamin nhóm B: 100g nhãn tươi chứa tới 0.03mg Thiamin (B1), 0.14mg Riboflavin (B2) và 0.3mg Niacin (B3). Các Vitamin này điều hoà hoạt động của các tế bào, thúc đẩy chuyển hóa Homocystein, từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ thần kinh cho người ốm, tăng cường trí nhớ và nhận thức hiệu quả.
  • Carbs: Lượng Carbs lớn trong nhãn (10.9g/100g nhãn) giúp cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào nào trong quá trình tiếp nhận và xử lý các thông tin. Từ đó giúp người ốm tăng khả năng phản ứng, tăng tỉnh táo và sự tập trung, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Kẽm: 100g nhãn tươi chứa tới 0.29mg Kẽm – nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sản sinh các tế bào não. Người ốm bổ sung đủ vi chất này sẽ giúp phòng ngừa các tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, giảm tập trung, giảm khả năng phân tích và suy luận.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Nhãn chứa nhiều chất dinh dưỡng cải thiện chức năng não bộ cho người ốm

1.3. Lượng vitamin C lớn, tăng sức đề kháng

Nhãn được xếp vào hàng các loại trái cây bổ sung nhiều Vitamin C. 100g nhãn chứa tới 58mg Vitamin C.

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh, cải thiện độ bền của các mô, giúp người ốm phục hồi sức khỏe hiệu quả và tăng khả năng chống chọi lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Ăn nhãn nhiều có tốt không
Nhãn rất giàu Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể

1.4. Hỗ trợ trị chứng mất ngủ khi ốm

Quả nhãn chứa nhiều thành phần hỗ trợ cho giấc ngủ như:

  • Lượng Vitamin B, Carbs và Kẽm cải thiện sức khỏe hệ thần kinh rất tốt và cải thiện chứng mất ngủ hay gặp ở người ốm.
  • Chứa nhiều Sắt (0.4mg/100g nhãn) giúp tăng tạo máu và thúc đẩy tuần hoàn não hiệu quả.
  • Magie (10mg/100g nhãn) cũng giúp tăng chất lượng giấc ngủ cho người ốm do giúp thư giãn cơ bắp và làm giảm căng thẳng, lo âu.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Nhãn cải thiện tình trạng mất ngủ và tăng chất lượng giấc ngủ cho người ốm

1.5. Tác dụng khác của nhãn với người ốm

Bên cạnh những tác dụng nói trên, nhãn còn mang lại rất nhiều tác dụng khác cho sức khỏe của người ốm như:

  • Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh về mắt: Riboflavin (Vitamin B2) trong nhãn giúp làm giảm nguy cơ các rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thuỷ tinh thể.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm: Các Vitamin nhóm B, Kẽm, Magie cùng Carbs trong nhãn giúp tăng cường chức năng não bộ, giảm mệt mỏi và căng thẳng thần kinh.
  • Hỗ trợ hoạt động của lá lách và tuần hoàn, ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Nhãn giàu Sắt giúp thúc đẩy tăng sinh hồng cầu, hạn chế thiếu máu. Đồng thời, bổ sung Kali giúp cải thiện tuần hoàn hiệu quả.
  • Hỗ trợ làm lành vết thương, tăng tuổi thọ: hoạt chất Axit Ellagic, Epicatechin và Axit Gallic trong nhãn có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Tốt cho xương: Nhãn bổ sung một lượng đáng kể Canxi và Phospho giúp xương chắc khỏe hơn và phòng ngừa loãng xương rất tốt.
  • Giúp cải thiện bệnh thận hư: Nhãn đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y điều trị các bệnh thận hư, rối loạn cương dương.
  • Tốt cho tuyến tụy: Nhãn giàu Sắt ngăn ngừa thiếu máu cùng lượng đường lớn giúp thúc đẩy hoạt động của tuyến tụy hiệu quả hơn.
  • Tốt cho da và tóc: Lượng Vitamin C dồi dào trong nhãn giúp đẩy mạnh hình thành Collagen và Keratin giữ da và tóc luôn bóng khỏe.
  • Giúp ngăn ngừa đau dạ dày: Nhãn là loại quả mềm dễ tiêu hoá, làm dịu các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Nhãn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe toàn diện cho người ốm

Tìm hiểu thêm:

Người ốm có nên uống nước cam không? TOP 4 tác dụng nổi bật

2. Hướng dẫn cách dùng nhãn cho người ốm

Để phát huy hết được các tác dụng của nhãn trong việc hồi phục sức khỏe, người ốm nên ăn nhãn đủ liều lượng và đúng cách. Cụ thể:

2.1. Liều lượng và lưu ý khi ăn nhãn cho người ốm

Mặc dù nhãn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho người ốm. Tuy nhiên, ăn nhiều nhãn có thể gây nóng trong người phát hỏa, nổi mụn hoặc táo bón, ngoài ra có thể gián tiếp gây béo phì. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người ốm chỉ nên ăn nhãn 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 200 – 300g.

Mặt khác, người ốm khi ăn nhãn cũng cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe và tránh các tác hại có thể xảy ra:

  • Nên ăn nhãn sau bữa ăn, đặc biệt là bữa tối để ngủ ngon hơn. Không nên ăn nhãn khi bụng đói do có thể gây say nhãn.
  • Khi ăn nhãn nên rửa sạch nhãn hoặc ngâm với nước muối loãng 10 phút. Bóc vỏ bằng tay và không dùng răng cắn để tránh ăn phải hóa chất bảo quản, nấm mốc, sâu rệp, vi khuẩn, bụi,… bám ở vỏ quả.
  • Khi trẻ nhỏ bị ốm ăn nhãn, phụ huynh cần bóc vỏ và tách hạt sẵn cho trẻ để tránh bị hóc.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Cần sơ chế kỹ nhãn trước khi ăn để loại bỏ các chất bảo quản, nấm mốc, sâu rệp,… có hại cho sức khỏe người ốm

2.2. Một số món ăn từ nhãn cho người ốm

Bên cạnh việc ăn trực tiếp nhãn tươi, người ốm có thể ăn thêm các món ăn làm từ nhãn dưới đây để tăng ngon miệng và tăng công dụng bồi bổ sức khỏe.

CHÈ HẠT SEN LONG NHÃN

Chè hạt sen long nhãn là món ăn ngon mát giúp an thần, bổ khí huyết, giúp giảm suy nhược thần kinh và hồi phục sức khỏe cho người ốm rất tốt.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 100g.
  • Nhãn lồng: 150g.
  • Đường phèn: 400 – 500g.
  • Vani: 2 ống.

Cách chế biến:

  • Luộc chín hạt sen rồi vớt ra, thêm đường vào nồi nước luộc hạt sen nấu cho tan. Sau đó bỏ hạt sen chín vào đun đến khi thấm đường thì vớt ra và thêm vani vào nồi để tạo mùi thơm.
  • Nhãn bóc vỏ và bỏ hạt rồi nhét vào từng hạt sen đã nấu. Đổ lại phần nhãn bọc hạt sen vào chè cho thấm ngọt và cho vào tủ lạnh 1 – 2 tiếng là hoàn thành.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Chè hạt sen long nhãn bổ khí huyết và an thần rất tốt

TRÀ NHÃN

Một ly trà nhãn sẽ giúp người ốm thư giãn, giảm căng thẳng rất tốt. Đồng thời, bổ sung thêm Vitamin C tăng cường miễn dịch, giúp người ốm cải thiện sức khỏe và nhanh khỏi hơn.

Nguyên liệu:

  • Nhãn tươi: 200g.
  • Trà túi lọc: 2 túi.
  • Chanh/tắc: 1 – 2 trái.
  • Đường, muối, nước.

Cách chế biến:

  • Nhãn lột vỏ, bỏ hạt và ướp với đường trong khoảng 20 phút.
  • Đun sôi hỗn hợp nước đường muối rồi cho nhãn vào đun đến khi nhãn đổi màu cánh gián và nước đường cô đặc thì tắt bếp.
  • Pha trà túi lọc, hoà đều với nước đường nhãn, thêm cùi nhãn và nước chanh hoặc nước tắc là hoàn thành.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm hoa cúc, táo đỏ vào trà nhãn để tăng tác dụng thanh nhiệt, an thần và giúp ngủ ngon hơn.

Ăn nhãn nhiều có tốt không
Trà nhãn giúp thư giãn, giảm căng thăng và cải thiện sức khỏe cho người ốm rất hiệu quả

SINH TỐ NHÃN

Chế biến dạng sinh tố sẽ giúp giảm bớt tính nóng của nhãn, giúp giải nhiệt và bổ sung dưỡng chất cho người ốm một cách hiệu quả. Sữa chua và sữa tươi trong sinh tố cũng giúp cải thiện sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.

Nguyên liệu:

  • Nhãn tươi: 15 quả.
  • Sữa chua: 1 hộp.
  • Sữa tươi không đường: 100ml.
  • Đá viên.

Cách chế biến:

  • Nhãn lột vỏ, bỏ hạt.
  • Cho cùi nhãn, sữa chua, sữa tươi và đá viên và máy xay sinh tố. Xay nhuyễn hỗn hợp và cho ra cốc là hoàn thành.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Sinh tố nhãn có công dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho người ốm

CANH GAN LỢN LONG NHÃN

Không chỉ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả, long nhãn kết hợp cùng gan lợn giúp hỗ trợ trị chứng thiếu máu, tăng sức đề kháng và làm sáng mắt rất tốt.

Nguyên liệu:

  • Gan lợn: 200g.
  • Long nhãn: 50g.
  • Táo tàu: 20g.

Cách chế biến:

  • Sơ chế kỹ gan lợn để loại bỏ mùi hôi rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn và ướp với gia vị.
  • Sau đó cho gan lợn vào đun với nước lọc trong vòng nửa tiếng rồi cho táo tàu, long nhãn vào đun thêm 15 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp là hoàn thành.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Canh gan lợn long nhãn giúp trị thiếu máu hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

3. Người ốm nào không nên ăn nhãn

Mặc dù nhãn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải tất cả mọi người khi ốm đều ăn được nhãn. Dưới đây là một số đối tượng cần kiêng hẳn nhãn khi bị ốm:

  • Phụ nữ có thai: Thể trạng phụ nữ có thai thiên về âm hoả hư, nếu ăn nhiều nhãn có tính nóng dễ gây nóng trong, ra huyết, đau bụng, nguy hiểm hơn có thể gây động thai, đẻ non.
  • Người bệnh tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ: Tính nóng và công dụng bổ tâm ích khí của nhãn dễ gây tăng áp lực cho tim mạch và gây huyết áp cao hơn, ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Nhãn cũng giàu đường dễ gây thừa năng lượng, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn và tăng tích lũy mỡ.
  • Người nóng trong, bị mụn: Nhãn có tính nóng và chứa nhiều đường, do đó dễ gây sinh nhiệt tăng tình trạng nóng trong người và nổi mụn.
  • Người bị tiểu đường: Nhãn chứa lượng đường lớn nên dễ gây tăng đường huyết đột ngột rất nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
Ăn nhãn nhiều có tốt không
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhãn do có thể gây sảy thai

Trên đây là lời giải đáp từ các chuyên gia Nutricare cho chủ đề “Người ốm ăn nhãn có tốt không?”. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người ốm chóng khỏi bệnh.

Gọi tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp ngay các thắc mắc về chủ đề dinh dưỡng cho người ốm bạn nhé!

Ăn nhãn nhiều có tác hại gì không?

Phù hợp để phục hồi cơ thể, người bị suy nhược, khí huyết giảm sút, mất ngủ, lo âu,... Tuy nhiên nếu ăn nhãn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng đường trong cơ thể tăng, không kịp chuyển hóa làm tăng đường huyết, vô cùng nguy hiểm với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều sẽ dễ mắc bệnh tăng huyết áp.

Ăn nhiều nhãn có tác dụng gì?

Nhãn là một loại quả tuy kích thước nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nhãn một cách điều độ sẽ giúp bạn đạt được các lợi ích nổi bật như tăng cường năng lượng, bảo vệ tim mạch, chống trầm cảm và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.

Những người nào không nên ăn nhãn?

Những người không nên ăn nhãn kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Không được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tự ý ăn nhãn. ... .
Phụ nữ khi có thai hạn chế ăn nhãn. ... .
Người bệnh tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ ... .
Người bị mụn nên kiêng nhãn tươi. ... .
Người béo phì nên ăn ít nhãn..

Nhãn có vị gì?

Nhãn có vị ngọt, dễ ăn, thể ăn quả tươi, khô hoặc chế biến thành những loại đồ uống, thức ăn đa dạng, vừa ngon miệng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng trong 100g nhãn tươi ăn được (cùi nhãn):