Ăn sả nhiều có tốt không

Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư, sả được sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Món ốc luộc cần có sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ rất ngon. Sả được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản.

Tuy nhiên vai trò của cây sả không chỉ là gia vị mà trong y học cổ truyền, công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ. Vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ.

Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau.

Đặc biệt, cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn.

Ăn sả nhiều có tốt không

Ngăn ngừa ung thư 

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giúp tiêu hóa tốt 

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 

Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày.

Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.

Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Giải độc 
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. 

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Giảm huyết áp 

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giải cảm

Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Trị nhức đầu

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông.

Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

Giảm cân

Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.

Làm đẹp

Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em. Tinh dầu trong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Giống như một vài loại thảo dược khác, sả cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Trong đó phải kể đến tính năng của citral. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.

Sả là loại cây mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám. Thân rễ trắng hoặc hơi tím.

Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral.

Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%).

Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

Sả có thể dùng khô hoặc tươi.

Ăn sả nhiều có tốt không

Trà sả là một cách tuyệt vời để giải độc cơ thể.

2.Công dụng của trà sả

2.1 Tốt cho tiêu hóa

Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia năm 2012 cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm đau bụng.

2.2 Giảm huyết áp

Sả có nhiều kali và giúp tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Forum, sả có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.

Ăn sả nhiều có tốt không

Trà sả mang lại lợi ích giảm cân.

2.4 Ngừa ung thư, chống lão hóa

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho thấy, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như lão hóa sớm.

2.5 Giảm stress

Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

2.6 Tốt cho tim mạch

Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol, và do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.

Nói chung, sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.

2.7 Thúc đẩy sự phát triển của tóc

NỘI DUNG:

Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.

Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.

Cây sả có tác hại gì?

Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.

Ăn sả tươi có tác dụng gì?

Công dụng của sả không chỉ làm gia vị món ăn thêm thơm ngon đậm vị mà còn công dụng hữu ích trong chữa bệnh, sát khuẩn, đuổi côn trùng và tốt cho sức khỏe như: Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.

Uống nước sả tươi có tác dụng gì?

2.1 Tốt cho tiêu hóa. Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… ... .
2.2 Giảm huyết áp. ... .
2.3. ... .
2.4 Ngừa ung thư, chống lão hóa. ... .
2.5 Giảm stress. ... .
2.6 Tốt cho tim mạch. ... .
2.7 Thúc đẩy sự phát triển của tóc. ... .
2.8 Tăng cường sức khỏe răng miệng..

Củ sả có tác dụng chữa bệnh gì?

Tác dụng của củ sả: giúp giải độc. ... .
Công dụng của sả: Giúp hạ huyết áp. ... .
Tác dụng của cây sả: Đặc tính kháng viêm. ... .
Công dụng của cây sả: Giúp hạ sốt. ... .
Công dụng của cây sả: Giúp giảm ho – giải cảm. ... .
Cây sả hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh. ... .
Công dụng của sả giúp sát khuẩn da. ... .
Tác dụng của sả: Giúp làm đẹp da..