Bài ca người lao động sáng tác năm nào năm 2024

Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam [28/7/1929 - 28/72019], Bộ phận Truyền thông trân trọng giới thiệu bài viết của Nhạc sĩ Trương Quang Lục viết về ca khúc "Công nhân Việt Nam" của nhạc sĩ Văn Cao - bài hát được xem như là Công đoàn ca của Công đoàn Việt Nam, giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam.

Ca khúc Công nhân Việt Nam - Sáng tác: Văn cao - Biểu diễn: Hợp ca Đài TNVN

HÀO HÙNG BÀI CA CÔNG NHÂN

Chỉ cần là tác giả của Tiến quân ca, bài Quốc ca của một đất nước anh hùng từng đánh thắng hai đế quốc lớn xâm lược, nhạc sĩ Văn Cao đã xứng đáng với lòng kính mến, ngưỡng mộ của nhân dân. Không chỉ có thế, Văn Cao là tác giả của rất nhiều bản chính ca, tình ca nổi tiếng và đáng chú ý ông chính là nhạc sĩ đầu tiên trong cả nước có nhạc phẩm viết về đội ngũ công nhân, giai cấp tiên phong của cách mạng Việt Nam.

Tôi muốn nói đến ca khúc Công nhân Việt Nam của nhạc sĩ Văn Cao ra đời năm 1945, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước. Giai điệu rộn rã âm vang trong nhịp đi hùng tráng: "…Ngoài kia công nhân ơi, quốc tế đang giơ tay cố vời bầy con đoàn kết…/Tranh đấu cuối cùng là đời sống mới dâng xa, công nhân Việt Nam tiến tới…". Bài Công nhân Việt Nam trở thành ca khúc nằm lòng của giai cấp công nhân nước ta thời đó tuy còn non trẻ nhưng dày dạn trong đấu tranh. Bài hát còn là cái mốc lớn trong sự nghiệp âm nhạc Việt Nam, có tác dụng thúc đẩy đội ngũ nhạc sĩ cả nước hướng về đề tài cổ vũ, động viên giai cấp công nhân đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Tiếp bước lá cờ đầu Công nhân Việt Nam của Văn Cao là một số ca khúc về công nhân liên tục ra đời. Đáng chú ý có bài Pha màu luống cày do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác xuất hiện vào khoảng năm 1948 - 1949, viết về những người công nhân sản xuất phân bón phốt phát ở Nghệ An. Giai điệu bài hát tươi vui nhịp nhàng: "…Quặng ơi, ta nghiền mày ra ta làm phốt phát đem pha luống cày/Cho ngàn ngô lúa thêm bông sắn khoai thêm củ, cho lòng người no…". Có thể nói đây là ca khúc đầu tiên ở nước ta ca ngợi hình ảnh người công nhân với ngành nghề cụ thể.

Giờ đây niềm vui lao động sản xuất của người thợ trong từng ngành nghề đã được các nhạc sĩ chuyển thể thành muôn ngàn giai điệu phấn chấn tự hào. Hình ảnh người công nhân xây dựng thật đẹp trong các ca khúc Những ánh sao đêm [Phan Huỳnh Điểu], Em là thợ quét vôi [Đỗ Nhuận], Trên công trường rộn tiếng ca [Ngô Quốc Tính]… và thật lạc quan, yêu đời trong nhạc phẩm Bài ca xây dựng [Hoàng Vân]: "…Bạn đời ơi, hãy tin, hãy yêu và hát cùng chúng tôi những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới/Trong ánh trăng, trong khói bom, suốt bốn mùa tôi vẫn xây…".

Người công nhân ngành giao thông vận tải đã được các nhạc sĩ ngợi ca trong nhiều ca khúc vui khỏe, rộn ràng như chính hình ảnh các anh trên khắp nẻo đường đất nước. Mở đầu khá sôi động là giai điệu bài Ánh đèn cầu Việt Trì [Hoàng Hà]. Tiếp đến một loạt bài: Nhịp cầu nối những bờ vui [Văn An], Về đây với đường tàu [Lưu Cầu], Đường tàu mùa xuân [Phạm Minh Tuấn], Tàu anh qua núi [Phan Lạc Hoa], Bánh xe lăn [Trần Kiết Tường], Tôi người lái xe [An Chung]…

Những tấm gương lao động quên mình của người thợ mỏ đã được phản ảnh khá rõ nét trong nhiều bài hát như Chúng tôi vào lò [Trần Chung], Đường đi lên mỏ [Tân Huyền], Hành khúc người thợ lò [Hồ Bắc], Hát về đất mỏ chiến khu [Doãn Nho]… và gây nhiều ấn tượng nhất đối với quần chúng có lẽ là ca khúc hoành tráng Tôi là người thợ lò [Hoàng Vân]: "Tôi là người thợ lò sinh ra trên đất mỏ/Trong những ngày cờ đỏ bay trên núi Bài Thơ/… Kìa tiếng búa khoan reo như tiếng trống trận/Kìa nghe tiếng mìn nổ như tiếng súng công đồn…". Một ngành nghề mới mẻ, hiện đại của những người thợ khoan dầu mỏ giữa biển khơi mênh mông cũng đã gây được cảm hứng dạt dào cho người nhạc sĩ trong bài hát Mùa xuân đến từ những giếng dầu [Phạm Minh Tuấn]: "…Mùa xuân đến rạo rực lòng ta/Mùa xuân đến làm đẹp bài ca/Mùa xuân từ những giàn khoan/Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ…".

Còn khá nhiều nữa, không thể kể hết những ca khúc hay và đẹp viết về công nhân qua đó hiện lên rạng rỡ hình ảnh tuyệt đẹp của những người ngày đêm đem sức lao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ đất nước, xứng đáng với danh hiệu cao quý giai cấp tiên phong của cách mạng Việt Nam.

Trong kho tàng âm nhạc cách mạng có những tác phẩm đi vào lòng người từ những đề tài rất giản dị; nhiều bài hát trở thành tác phẩm sống mãi với thời gian như: "Bài ca xây dựng", "Những ánh sao đêm", "Tôi người thợ lò", "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ"…

Trong kho tàng âm nhạc cách mạng có những tác phẩm đi vào lòng người từ những đề tài rất giản dị; nhiều bài hát trở thành tác phẩm sống mãi với thời gian như: “Bài ca xây dựng”, “Những ánh sao đêm”, “Tôi người thợ lò”, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”…

Công chúng yêu nhạc còn nhớ bài hát “Trên nẻo đường quen thuộc” của nhạc sĩ Trần Chung viết về ngành Thương nghiệp. Bài hát có giai điệu tươi vui kể về những cán bộ ngành Thương nghiệp đem hàng hóa đến phục vụ đồng bào vùng cao: “Tôi qua đây chuyến hàng như hoa. Mùa xuân trao vương vấn núi rừng sáng lên muôn màu. Bác Hồ cho ta chuyến hàng yêu thương”. Ca sĩ - NSND Mạnh Hà cùng tốp nữ đã thu bản nhạc này gần 60 năm vẫn âm vang trên sóng phát thanh.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nổi tiếng về những bài hát về ngành nghề, trong đó có bài “Em đi làm tín dụng”: “Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng. Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ. Nuôi thêm đàn lợn béo trồng thêm lúa thêm ngô”. Bài hát được viết từ những năm sơ khai của ngành ngân hàng nhưng thực sự là bản tình ca lao động đặc sắc hiếm có. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn có những bài hát rất ấn tượng: “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”; “Cô nuôi dạy trẻ”.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài “Bến cảng quê hương tôi” viết về công nhân bến cảng. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với “Chiều trên bến cảng” - chủ đề ngư nghiệp. Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương có “Tình ta biển bạc đồng xanh” chủ đề nông ngư nghiệp. Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính có “Trên công trường rộn tiếng ca” - chủ đề xây dựng. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có “Cô thợ quét vôi”… Trong số này, chúng ta cũng cần nhắc đến những bài hát đạt độ nhuyễn của nghệ thuật và nội dung, như: “Những ánh sao đêm” [Phan Huỳnh Điểu], “Bài ca xây dựng”, “Tôi là người thợ lò” [Hoàng Vân], “Cánh chim địa chất” [Mộng Lân], “Em ở nông trường em ra biên giới” [Trịnh Công Sơn].

“Những ánh sao đêm” là một trong những tác phẩm hay nhất của Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1962, thời điểm Hà Nội đang xây dựng những công trình nhà cao tầng. Theo nhạc sĩ, từ căn phòng nhỏ của mình nhìn sang khu nhà Kim Liên rực sáng ánh đèn, nhạc sĩ xúc động bởi ông nhớ đến quê hương miền Nam xa thẳm đang trong chiến tranh. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, truyền cảm đầy thiết tha. Ca sĩ Vũ Dậu, Kiều Hưng, Thu Hiền thể hiện rất hay, được hát mãi đến tận hôm nay.

“Bài ca xây dựng” của nhạc sĩ Hoàng Vân là một ca khúc gọn gàng, khúc chiết mang tính thời đại: “Bạn đời ơi! Bạn có nghe chăng niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong”. Công chúng được thưởng thức qua giọng hát vàng một thời - ca sĩ Ái Vân khi chị hát theo phong cách nhạc nhẹ hiện đại ở Liên hoan ca nhạc quốc tế Dresden ở Cộng hòa dân chủ Đức và đạt giải thưởng lớn.

Bài hát “Cánh chim địa chất” của nhạc sĩ Mộng Lân có giai điệu tươi vui, thiết tha như một bản tình ca về núi rừng. Nếu không nghe ca từ thì người ta không nghĩ đây là bài hát về ngành địa chất thầm lặng, khô khan. Trên Đài Tiếng nói Việt Nam người nghe vẫn nhớ đến giọng nữ cao Tuyết Thanh cùng tốp nữ thể hiện rất đặc sắc bài hát này.

Có lẽ nhiều người không nghĩ rằng nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn lại sáng tác bài hát về đề tài lao động “Em ở nông trường em ra biên giới” với lời ca rất tươi tắn đậm chất Trịnh: “Trên nông trường không xa lắm. Có đôi chân đi không ngại ngần. Em bây giờ quen mưa nắng. Tóc trên vai vương vấn bụi hồng”. Đây là thời điểm sau năm 1975 với phong trào thanh niên xung phong tham gia xây dựng, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Trịnh Công Sơn đã hòa vào không khí tươi trẻ, dạt dào cách mạng của tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh và ông đã viết tặng ca khúc này cho tuổi trẻ thế hệ mới. Bài hát ngay lập tức được công chúng đón nhận và nhớ mãi cho đến tận hôm nay.

Có thể nói, với người sáng tác, nhất là âm nhạc trước hết cần có một tấm lòng dạt dào cảm xúc và tài năng thì mới ngân nên những giai điệu đẹp để làm say đắm công chúng yêu nhạc.

Dương Trang Hương

Chủ Đề