Bài tập trắc nghiệm phân loại oxit bazo muoi năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

185 views

6 pages

Original Title

40-cau-hoi-trac-nghiem-hoa-oxit-axit-bazo-muoi

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOC, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

185 views6 pages

40 Cau Hoi Trac Nghiem Hoa Oxit Axit Bazo Muoi

Jump to Page

You are on page 1of 6

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập trắc nghiệm phân loại oxit bazo muoi năm 2024

Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

  • A. C, oxit axit.
  • B. Fe, oxit bazơ.
  • C. Mg, oxit bazơ.
  • D. Fe, oxit axit.

Câu 16 :

Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.

  • A. SO3.
  • B. SO4.
  • C. SO2.
  • D. SO.

Câu 17 :

Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.

  • A. FeO.
  • B. Fe2O3.
  • C. FeO2.
  • D. Fe2O4.

Câu 18 :

Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là

  • A. photpho oxit.
  • B. photpho (V) oxit.
  • C. photpho pentaoxit.
  • D. điphotpho pentaoxit.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit?

  • A. K2O
  • B. H2S.
  • C. CuSO4.
  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Lời giải chi tiết :

Trong các hợp chất sau, hợp chất thuộc loại oxit là: K2O

Câu 2 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

  • A. Sắt oxit.
  • B. Sắt (II) oxit.
  • C. Sắt (III) oxit.
  • D. Sắt từ oxit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III

\=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit

Câu 3 :

ZnO thuộc loại oxit gì?

  • A. Oxit axit.
  • B. Oxit bazơ.
  • C. Oxit trung tính.
  • D. Oxit lưỡng tính.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

ZnO thuộc loại oxit lưỡng tính vì tạo bởi ZnO vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.

Câu 4 :

Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là

  • A. Mono.
  • B. Tri.
  • C. Tetra.
  • D. Đi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là tri

Câu 5 :

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là

  • A. H2SO3.
  • B. H2SO4.
  • C. HSO3.
  • D.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.

Câu 6 :

Bazơ tương ứng với oxit bazơ CuO là

  • A. CuOH.
  • B. Cu(OH)2
  • C. Cu2OH.
  • D.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bazơ tương ứng với oxit bazơ CuO là Cu(OH)2

Câu 7 :

Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. CuO
  • D. CuS

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hợp chất không phải là oxit là: CuS vì không có nguyên tử O

Câu 8 :

Oxit nào sau đây là oxit axit?

  • A. CuO
  • B. Na2O
  • C. CO2
  • D. CaO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Lời giải chi tiết :

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

C là phi kim => CO2 là oxit axit

Loại A, B, D vì Cu, Na, Ca là kim loại

Câu 9 :

Oxit bắt buộc phải có nguyên tố nào?

  • A. Oxi
  • B. Halogen
  • C. Hiđro
  • D. Lưu huỳnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Oxit bắt buộc phải có nguyên tố oxi. Vì theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Câu 10 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

  • A. CaO, CuO
  • B. NaO, CaO
  • C. NaO, CO3
  • D. CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

\=> không có công thức oxit NaO và CO3

Câu 11 :

Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

  • A. P2O5, CaO, CuO
  • B. CaO, CuO, BaO, Na2O
  • C. BaO, Na2O, P2O3
  • D. P2O5, CaO, P2O3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Oxit bazơ là oxit của kim loại

Lời giải chi tiết :

Oxit bazơ là oxit của kim loại. Các kim loại là: Ca, Cu, Ba, Na

\=> các oxit bazơ là: CaO, CuO, BaO, Na2O

Câu 12 :

Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

  • A. P2O5, CaO, CuO, BaO
  • B. BaO, SO2, CO2
  • C. CaO, CuO, BaO
  • D. SO2, CO2, P2O5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxit axit là oxit của phi kim

Lời giải chi tiết :

Oxit axit là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C

\=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5

Câu 13 :

Cách đọc tên nào sau đây sai?

  • A. CO2: cacbon (II) oxit
  • B. CuO: đồng (II) oxit
  • C. FeO: sắt (II) oxit
  • D. CaO: canxi oxit

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Lời giải chi tiết :

Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

CO2 là oxit axit => cacbon đioxit

CuO, FeO, CaO là oxit bazơ

Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

CuO : đồng (II) oxit

FeO: sắt (II) oxit

CaO: canxi oxit

Câu 14 :

Tên gọi của P2O5 là

  • A. Điphotpho trioxit
  • B.
  • C. Điphotpho oxit
  • D. Điphotpho pentaoxit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Lời giải chi tiết :

P là oxit axit => Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

\=> P2O5 : Điphotpho pentaoxit

Câu 15 :

Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

  • A. C, oxit axit.
  • B. Fe, oxit bazơ.
  • C. Mg, oxit bazơ.
  • D. Fe, oxit axit.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết công thức oxit của nguyên tố R có hóa trị III

+) Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng =>

%\({{m}_{R}}=\frac{2.{{M}_{R}}}{2{{M}_{R}}+3.{{M}_{O}}}.100=70\)%

+) Tính MR => nguyên tố R

Lời giải chi tiết :

Oxit của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng =>

%\({{m}_{R}}=\frac{2.{{M}_{R}}}{2{{M}_{R}}+3.{{M}_{O}}}.100=70\)%

\=> 2.MR = 0,7.(2.M­R + 3.16) => MR = 56

\=> R là nguyên tố Fe

Vì Fe là kim loại => oxit là của Fe là oxit bazơ

Câu 16 :

Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.

  • A. SO3.
  • B. SO4.
  • C. SO2.
  • D. SO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On

+) Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng => %\({{m}_{S}}=\frac{2.{{M}_{S}}}{2{{M}_{S}}+n.{{M}_{O}}}.100\%=50\)%

\=> tính n => CTPT

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức oxit của S cần tìm là S2On

Nguyên tố S chiếm 50% về khối lượng => %\({{m}_{S}}=\frac{2.{{M}_{S}}}{2{{M}_{S}}+n.{{M}_{O}}}.100\%=50\)%

\=> 2.32 = 0,5.(2.32 + 16n) => n = 4

\=> Công thức chưa tối giản là S2O4 => công thức oxit là SO2

Câu 17 :

Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định CTHH của oxit.

  • A. FeO.
  • B. Fe2O3.
  • C. FeO2.
  • D. Fe2O4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

+) Tính khối lượng mỗi nguyên tố sau đó xét tỉ lệ mFe : mO = 7 : 2 => $\frac{{{m}_{F\text{e}}}}{{{m}_{O}}}=\frac{7}{2}$

\=> tính n => CTPT

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

\=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n

Ta có: mFe : mO = 7 : 2 => $\frac{{{m}_{F\text{e}}}}{{{m}_{O}}}=\frac{7}{2}=>\frac{112}{16n}=\frac{7}{2}=>n=2$

\=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO

Câu 18 :

Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là

  • A. photpho oxit.
  • B. photpho (V) oxit.
  • C. photpho pentaoxit.
  • D. điphotpho pentaoxit.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi công thức hợp chất là PxOy.

\(2xP + y{O_2} \to 2{P_x}{O_y}\)

ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,44}}{{0,55}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{5} = \dfrac{x}{y}\)