Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh học sinh thiếu thầy giáo như cây thiếu mặt trời

bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh học sinh thiếu thầy giáo như cây xanh thiếu mặt trời?

Theo mình thì sự so sánh này không đúng lắm vì cây xanh không có mặt trời thì không sống được, còn học sinh thiếu thầy giáo thì vẫn chả sao, vì cô giáo dạy cũng được mà

Nói như anh thì em cũng lý luận kiểu như thế nhé: Cây xanh thiếu mặt trời, có thể sống nhờ ánh sáng nhân tạo . Còn học sinh thiếu thầy giáo, ở đây thầy có nghĩa là giáo viên, chứ ko phải như anh butchi hiểu nghĩa đen.

Nói chung thì 2 vế này ko tương xứng

tôi nghĩ khác. thầy cô thì cho học sinh nền tãn của kiến thức, mà ở đây là gốc cây của trí thức, còn sự ra hoa kết trái là một việc khác, việc này pụ thuộc vào nhìu yếu tố. còn cây và mặt trời thì khác: mặt trời giúp cây tươi tốt, ra hoa, . nhưng chốt lại, nếu học sinh không có thầy Cô như cây không gốc[ thì sao sống], cây không mặt trời thì sao ra hoa kết trái [ vậy thì có khac nào vô nghĩa]. vậy suy cho cùng thì hay việc này tương đồng với nhau. thiensu1111.tk

Thực tế thì mặt trời giúp duy trì sự sống trên trái đất, nếu không có mặt trời thì không một thực vật nào có thể tồn tại được. Vậy thì như câu nói đó thì nếu học sinh không có thầy giáo thì học sinh không sống được là vô lý. Câu nói này xét bản chất khoa học là sai. Có thể sửa lại là học sinh thiếu thầy giáo như hạt giống tốt không được ươm mầm. Vì hạt giống không được ươm mầm vẩn có tỷ lệ nảy mầm nhưng sẽ chậm phát triển hơn và không cho năng suất cao hơn. Thế mới nói vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người là như vậy.

Ý câu nói đề bài muốn nhắc chúng ta nhớ công ơn thầy cô và thể hiện thầy cô là người dậy dỗ chúng ra phát triển nên người và tầm quan trọng của nghề giáo. Tuy nhiên đây là hiểu theo cách linh hoạt còn xét về khoa học mà ví von như thế là sai

Reactions: Yang Yeon

Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”...

Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.”

Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến được những bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
            Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạy học luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh. Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.

Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngày hội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.

Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho những Thầy Cô những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc cá Thây Cô, là lý tưởng để các Thây, Các Cô cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn đòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, các Thây, các Cô nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo:  “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:
            “Dạy chữ sáng ngời thời đại mới

Trồng người cao đẹp, đức tài nay…”

Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho các Thầy Cô những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòng kỳ vọng ấy.

                                                                                                                  Khánh Huyền-10A2

Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người”. Vậy ai sẽ gánh vác sự nghiệp trồng người cao quý ấy? Đó chính là những thầy cô thân yêu – những người không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Có lẽ vì vậy mà nghề giáo đã được tôn vinh “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

          Vì là một nghề cao quý nên sản phẩm của nghề giáo cũng rất đặc biệt. Nếu như sản phẩm của nghề nông là những cây lương thực rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người, thì sản phẩm của nghề giáo lại chính là con người – chủ nhân của tương lai. Không chỉ là nghề cao quý mà nghề giáo còn là “nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo”. Chính nghề giáo đã tạo ra những kỹ sư, những bác sỹ giỏi và những người công dân có ích cho xã hội. Biết được tầm quan trọng của nghề giáo, nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Cũng chính vì vậy mà nghề giáo không chấp nhận bất kỳ một người thầy nào thiếu lòng tận tụy với nghề. Vì nếu như sự sơ suất một bác sỹ sẽ cướp đi sinh mạng của một người thì sự sai lầm của người thầy sẽ làm hỏng cả một thế hệ. Vậy sai lầm đó là gì? Và người mắc lỗi ấy có nhận được sự tha thứ của xã hội không? Có thể là có, cũng có thể là không.

         Trong xã hội vật giá leo thang như hiện nay thì thu nhập của người thầy lại rất thấp, thấp hơn cả thu nhập của những người mà thầy đã đào tạo ra. Đó có phải là sự bất công đối với người thầy? Có lẽ sự bất công ấy đã tạo ra những tiêu cực trong nghề giáo. Một số người thầy đã nhận “quà” của phụ huynh để lo cho con em họ được vào trường điểm, được điểm cao, được thi đậu… Là một người thầy hơn ai hết họ phải biết “giấy không gói được lửa”. Và sẽ có một ngày sự sai lầm ấy sẽ bị mọi người phát hiện. Rồi đây mọi người sẽ nhìn họ với ánh mắt như thế nào? Và họ sẽ đối diện với học sinh ra sao? Và nếu họ đã biết rằng sẽ không bao giờ che dấu được lỗi lầm ấy thì tại sao họ lại làm như vậy? Vì họ không phải là thánh, họ chỉ là những con người bình thường như bao người khác. Họ cũng phải lo toan cho cuộc sống, cho gia đình của họ. Và quan trọng nhất là lòng nhiệt huyết với nghề của họ chưa đủ lớn để vượt qua những cám dỗ, áp lực của cuộc sống.

         Trong xã hội hiện nay, song song với sự xuất hiện của các lớp học thêm là sự bất công trong lớp học. Sự bất công ấy không phải là sự phân biệt đẳng cấp, cũng chẳng phải là sự phân biệt màu da sắc áo mà đó chính là sự phân biệt đối xử của thầy đối với học sinh có và không đi học thêm. Dường như các học sinh có học thêm sẽ được thầy “ưu ái hơn”. Vậy những người thầy đó có còn là tấm gương để học sinh noi theo không? Không, chắc chắn là không vì những tấm gương ấy đã bị mờ đi một phần. Chính vì vầy, niềm tin của mọi người dành cho thầy cũng giảm đi một phần.

          Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong xã hội. Cũng giống như một vài hạt cát nhỏ trong hàng ngản, hàng vạn hạt cát trong sa mạc mênh mông. Trên trái đất tươi đẹp này, vẫn còn biết bao người thầy lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đời. Nếu như lúc trước thầy cung cấp kiến thức cho trò thì giời đây thầy là người chỉ đường cho trò đi tìm kiến thức. Thầy luôn cập nhật tin tức để làm phong phú bài giảng, để trò tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả nhất. Thầy luôn ân cần, quan tâm đến trò, luôn kiên nhẫn sửa từng lỗi sai cho trò. Thầy không chỉ truyền cho trò kiến thức sách vở mà thầy còn trang bị cho trò hành trang để bước ra cuộc sống. Thầy có thể lấy phần thu nhập ít ỏi của mình để đóng tiền học cho trò vì thầy vui, thầy hạnh phúc khi trò đến trường. Thậm chí thầy có thể hy sinh mạng sống của mình để cứu trò khỏi những hiểm nguy. Quan trọng hơn hết, thầy luôn rèn luyện đạo đức để xứng đáng là tấm gương sáng cho trò noi theo.

          Trong xã hội hiện nay, thầy không chỉ là thầy mà thầy còn là người bạn để trò chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Thầy là chổ dựa vững chắc khi trò gặp khó khăn. Thầy sẽ là người đỡ trò lên khi trò vấp ngã. Thầy là người chắp cánh cho ước mơ của trò bay cao, bay xa.Chình vì vậy trò phải kính trong và biết ơn thầy. Nhưng không phải trò nào cũng làm được điều ấy. Ngày nay có nhiều cậu học trò quậy phá, vô lễ với thầy… làm thầy phiền lòng. Nhưng dù trò có vô tâm, thới gian có vô tình thì “thầy vẫn đứng nơi sân trường năm ấy dõi theo bước em trong cuộc đời”. Vì vậy trò không được để thầy rơi nước mắt vì buồn phiền mà hãy để giọt nước mắt lăn trên má thầy vì niềm tự hào, tự hào về những người thầy đã đào tạo nên.

Bất kì sự thành công nào của một con người đều nhờ vào sự dạy dỗ của thầy. Vì vậy mà “dẫu có đếm hết lá mùa thu rơi, dẫu đếm hết sao trời đêm nay, nhưng làm sao em đếm hết công ơn Người thầy”.

                                                                                                                 Trần Thị Chính -10A2

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 10A2 chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 10A2 là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

                                                                                                            Bích Chi-10A2

Video liên quan

Chủ Đề