Bảng cân đối ngân sách là gì

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước? Các biện pháp cân đối và quản lý ngân sách nhà nước?

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước được quy định thế nào? Các biện pháp cân đối ngân sách nhà nước? Các biện pháp quản lý ngân sách nhà nước?

1.Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước

Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó.

Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước.

Xét về phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.

Như vậy, ta có thể hểu, cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

2.Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước

Thứ nhất, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã hội.

Thứ hai, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước, đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế  xã hội giữa các địa phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.

Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nha nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

3. Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Cân đối ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước để can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có những vai trò sau:

Xem thêm: Nguyên tắc bố trí, phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước

Một là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự toán được.

Hai là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán nhà nước đã lựa chọn trình bày ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách. Trong phân cấp quản lý ngân sách, nếu cân đối ngân sách nhà nước phân định nguồn thu một cách hợp lý giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

Ba là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các địa phương. Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, có những vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn làm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân, có những vùng điều kiện kinh tế xã hội rất thuận lợi, phát triển làm cho thu nhập và cuộc sống của người dân được cải thiện. Vì vậy, cấn đối ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo được sự công bằng, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các người dân và các vùng miền. Nhà nước có thể huy động nguồn lực từ những người có thu nhập cao, những vùng kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phát huy lợi thế của từng địa phương, tạo nên thế mạnh kinh tế cho địa phương đó dựa trên tiềm năng có sẵn của địa phương.

4. Biện pháp cân đối và quản lý ngân sách nhà nước

4.1 Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chiđầu tưphát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

Xem thêm: Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trườngquốctế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

5. Bội chi ngân sách địa phương:

a] Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng đểđầu tưcác dự án thuộckế hoạchđầu tưcông trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnhquyếtđịnh;

b] Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c] Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hộiquyếtđịnh. Chính phủ quy địnhcụ thểđiều kiệnđược phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a] Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

Xem thêm: Nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước

b] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phâncấp;

c] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phâncấp.

4.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

1. Ngân sách nhà nước được quảnlýthống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán,tổng hợpđầy đủ vào ngân sách nhà nước.

3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

Xem thêm: Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi?

6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế  xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và cáctổ chứcchính trị  xã hội.

8.Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội  nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội  nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉhỗ trợcho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

10. Việcquyết địnhđầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phảiphù hợpvới Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

4.3 Ngoài ra Nhà nước cũng phải phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quản hệ giữa các cấp ngân sách theo nguyên tắc sau:

1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

Xem thêm: Các chủ thể tham gia hoạt động thu ngân sách nhà nước

2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.

3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế  xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗicấptrên địa bàn.

4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phâncấp.

5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trênủy quyềncho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sáchcấpdưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quancấpdưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm [%] đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sáchcấpdưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, pháttriểncân đối giữa các vùng, các địa phương.

7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:

a] Không thay đổi tỷ lệ phần trăm [%] phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;

b] Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;

c] Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;

d] Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế  xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.

Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ] Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.

8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm [%] nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.

9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:

a] Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trongtrường hợpcần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế  xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

b] Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

c] Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

10. Trường hợpthực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi?
  • Các chủ thể tham gia hoạt động thu ngân sách nhà nước
  • Quản lý ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước?
  • Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước
  • Chi ngân sách Nhà nước là gì? Quy định về điều kiện chi ngân sách Nhà nước?

Chủ Đề