Bé sốt virus bao lâu

Sốt siêu vi ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Sốt siêu vi ở trẻ là gì?

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus. Là tình trạng gia tăng thân nhiệt do nhiễm vi trùng. Đây là căn bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ có hệ miễn dịch yếu kém.Theo chuyên gia, hiện có rất nhiều virus gây sốt siêu vi. Trong đó chủ yếu là Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,…

Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em thường hay gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Bởi theo chuyên gia, đây là thời điểm thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển. Thông thường, thời gian trẻ sốt siêu vi kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không gặp phải biến chứng nguy hiểm hoặc điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.

Bé sốt virus bao lâu
Sốt siêu vi ở trẻ hay gặp vào lúc giao mùa

Nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em

Cơn sốt siêu vi ở trẻ chủ yếu bắt nguồn từ vi sinh vật gây bệnh. Thường gặp nhất các chủng khuẩn như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus…

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sốt siêu vi vào những thời điểm giao mùa. Sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng khiến cho tế bào bạch cầu của bé không kịp thích nghi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi

Dấu hiệu trẻ bị sốt virut khá giống với bệnh thông thường. Vì vậy mẹ cần chú ý phát hiện điều trị kịp thời. Cụ thể bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:

Sốt

Biểu hiện đầu tiên của sốt siêu vi là sự gia tăng thân nhiệt, từ 38-39 độ C. Thậm chí có những trường hợp bé còn sốt cao đến tận 40-41 độ. Sau khi cơn sốt thuyên giảm, trẻ sẽ tỉnh táo, vui chơi bình thường.

Ở trẻ dưới 5 tuổi, việc sốt cao có thể gây ra co giật, tăng tiết dịch đờm dẫn đến suy hô hấp hoặc thiếu máu lên não. Với trẻ lớn hơn con sẽ đau nhức mình mẩy, cơ bắp mềm yếu.

Đau đầu

Cũng là dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị sốt virut. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơn sốt kéo dài khiến cho mạch máu căng ra, tuần hoàn mạnh hơn. Một số trường hợp đau đầu bé vẫn tỉnh táo. Nhưng cũng có có trẻ tai bị chảy mủ và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm hô hấp

Ngoài đau đầu, trẻ sốt siêu vi còn có biểu hiện trên đường hô hấp. Cụ thể con sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, ho hoặc viêm họng.

Nôn

Sốt siêu vi ở trẻ em có thể gây ra nôn trớ. Tình trạng này thường xảy ra sau ăn do bị kích thích bởi các chất nhầy ở họng.

Phát ban

Là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị sốt siêu vi. Các nốt mẩn đỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt sau đó lan ra các chi và thân. Thường thì sau sốt khoảng 2-3 ngày các nốt phát ban bắt đầu xuất hiện.

Bé sốt virus bao lâu
Phát ban cũng là triệu chứng của trẻ sốt siêu vi

Rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng này thường xuất hiện sớm nếu như nguyên nhân gây bệnh là do virus tiêu hóa gây ra. Đôi khi có thể muộn hơn sau khi cơn sốt xảy ra vài ngày. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ được đặc trưng bởi dấu hiệu phân lỏng, không màu, lẫn chất dịch nhầy.

Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Lây qua đường nào?

Nguyên nhân gây sốt siêu vi chủ yếu là do vi khuẩn. Vì vậy, bệnh có khả năng lây nhiễm thành dịch. Theo chuyên gia, sốt siêu vi lây nhiễm chủ yếu qua hệ hô hấp và đường tiêu hóa thông qua hoạt động thường ngày như:

  • Nói chuyện
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Ăn thực phẩm nhiễm virus

Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt, bệnh còn có thể lây nhiễm thông qua đường máu với những hoạt động như:

  • Tiêm chích
  • Quan hệ tình dục
  • Mẹ truyền sang con

Bên cạnh đó, các vật dụng ở nơi công cộng như nắm cửa, tay vịn cầu thang hay đồ chơi của trẻ cũng có thể là nguồn chứa virus, khiến bệnh bùng phát mạnh hơn.

Bé bị sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp nếu không can thiệp và điều trị sớm, tình trạng sốt siêu vi ở trẻ có thể gây ra một số biến chứng như:

Viêm phổi

Là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị sốt siêu vi. Theo chuyên gia, khi đường hô hấp nhiễm trùng trẻ có nguy cơ tổn thương mô phổi, dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí. Không chỉ thế, viêm phổi cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ.

Viêm phế quản

Trẻ dưới 1 tuổi bị sốt siêu vi dễ viêm phế quản. Tình trạng nhiễm trùng này có thể khiến cho tiểu phế quản của phổi sưng to, gây ra viêm nhiễm. Đồng thời tiết dịch và làm tắc nghẽn. Hậu quả là trẻ gặp khó khăn trong việc hít thở. Với trẻ nhỏ, biến chứng này có nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao.

Bé sốt virus bao lâu
Trẻ sẽ có thể viêm phế quản khi sốt siêu vi

Viêm thanh quản

Trong một số trường hợp, sốt siêu vi có khả năng tấn công thanh quản, làm trẻ ho nhiều. Sự nhiễm trùng ở bộ phận này có thể khiến cho đờm ở họng và mũi của bé bị tắc gây ra khó thở.

Viêm cơ tim

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ bị sốt siêu vi do adenovirus thì nguy cơ viêm tim rất cao. Do đó mẹ cần để ý các triệu chứng sau: Trẻ mệt mỏi, khó thở, dễ lịm đi, không đùa nghịch, hoạt bát như trước, bỏ ăn. Lúc này mẹ cần đưa bé đến các bệnh viện gần nhà. Nếu không được can thiệp sớm, bé sẽ có thể bị suy tim cấp thậm chí là sốc tim.

Biến chứng ở não

Sốt siêu vi ở trẻ em một khi trở nặng có thể kéo theo những cơn co giật, hôn mê. Do đó chúng thường để lại biến chứng ở não, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con.

Trẻ bị sốt virut bao lâu thì khỏi?

Bé bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, phần lớn trường hợp sốt siêu sẽ kéo dài 3 ngày, một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 5 hoặc 7 ngày, sau đó giảm dần. Tuy nhiên các bậc phụ huynh không được chủ quan. Vì nếu không điều trị đúng, bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng.

Một số bé sau sốt virus có thể bị nhiễm bội khuẩn. Cũng có bé sẽ bị phát ban quanh ngực và bụng. Với những trường hợp phát ban ít, cơn ngứa sẽ tự thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Ngược lại nếu nốt phát ban mọc nhiều kèm theo biểu hiện quấy khóc, thì cần cho trẻ uống kháng Histamin.

[Giải đáp] Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày?

Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em 

Sốt siêu vi ở trẻ em hiện chưa có thuốc đặc hiệu. Do đó, việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng. Dựa vào nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em mà mẹ có thể áp dụng biện pháp dưới đây.

Hạ sốt

Triệu chứng phổ biến của bệnh là sốt. Do đó mẹ cần áp dụng các biện pháp sau để hạ thân nhiệt cho bé.

  • Cho bé nằm trong phòng mát, không để gió lùa, nhiệt độ phòng không nên để thấp so với cơ thể
  • Khi trẻ sốt trên 38,5 độ thì cần cho con uống thuốc hạ sốt. Liều thông dụng là từ 10-15mg Paracetamol/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ
  • Nếu trẻ sốt dưới 38.5 mẹ hãy lau người nước ấm. Sử dụng khăn mềm đắp lên các vùng có mạch máu lớn đến khi nhiệt độ giảm còn 37 độ C
Bé sốt virus bao lâu
Thuốc hạ sốt cho trẻ nhiễm siêu vi

Bù nước và điện giải

Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy cơ dẫn tới tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Vì vậy mẹ cần tích cực cho bé uống nước. Có thể cho con uống nước ấm, nước ép trái cây hoặc Oresol để vừa bổ sung vitamin vừa tăng đề kháng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Với trẻ bị sốt siêu vi, cơ thể đang yếu nên cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn. Do đó mẹ hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm lành tính vào thời điểm này. Vậy trẻ bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

  • Thực phẩm giàu Protein như thịt, trứng, sữa, bơ
  • Các loại rau và trái cây theo mùa để cung cấp vitamin, chất xơ và những dinh dưỡng cần thiết
  • Ngoài ra khi lựa chọn món ăn cho bé, mẹ hãy ưu tiên chọn thức ăn mềm và lỏng để bé dễ dàng hấp thu. Tốt nhất là nên chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm để con hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ
  • Bên cạnh đó, mẹ hãy hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm khó tiêu, chất gây dị ứng hoặc nhiều dầu mỡ

Chống bội nhiễm

Sốt siêu có thể dẫn đến bội nhiễm. Vì vậy mẹ cần áp dụng biện pháp dưới đây để tránh bệnh tình tiến triển nặng.

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm ở phòng kín
  • Thường xuyên nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng muối sinh lý 0,9%
  • Không cho trẻ đến trường khi đang bị bệnh vì có thể lây lan thành dịch
  • Giữ ấm cho bé nhất là trong những thời điểm giao mùa

Mẹo dân gian trị sốt siêu vi

Ngoài ra mẹ bỉm cũng có thể sử dụng mẹo vặt dân gian để trị bệnh sốt siêu vi tại nhà cho bé. Cụ thể:

  • Dùng lá đinh lăng: Theo đông y, đinh lăng có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy 200g lá đinh lăng, rửa sạch, giã nhuyễn rồi lấy nước cốt để cho con dùng. Riêng với phần bã có thể dùng đắp lên trán để giúp hạ sốt

Cách dùng lá đinh lăng chữa sốt siêu vi cho hiệu quả cao

  • Lá chùm ngây: Có chứa hoạt chất saponin, tác dụng giảm đau, hạ sốt. Mẹ chỉ cần lấy lá chùm ngây, giã nát rồi hòa với nước và cho bé dùng
Bé sốt virus bao lâu
Lá chùm ngây có thể giúp bé hạ sốt siêu vi

Trẻ sốt siêu vi khi nào cần đưa đi gặp bác sĩ?

Sốt siêu vi ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy ngay khi thấy những dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi khám.

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Trẻ có biểu hiện lơ mơ, ngủ li bì
  • Xuất hiện tình trạng co giật
  • Trẻ bị đau đầu liên tục, xuất hiện những cơn nôn khan
  • Tình trạng sốt kéo dài trên 5 ngày
  • Hơi thở gấp, người tím tái

Cách phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ em

Dưới đây là một số cách để mẹ có thể phòng tránh trẻ bị sốt siêu vi.

  • Không cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Tiêm phòng cúm, viêm não, thủy đậu và sởi cho bé theo đúng lịch trình
  • Tập cho bé thói quen rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của tác nhân có hại
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường đề kháng cho con

Sốt siêu vi ở trẻ là bệnh thường gặp. Nếu được chăm sóc chu đáo, trẻ sẽ phục hồi sau khoảng 3-5 ngày. Trường hợp có dấu hiệu nặng mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị tốt hơn.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Nên đọc thêm:

  1. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng chuyên gia hướng dẫn
  2. Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Cách xử lý đúng khi trẻ sốt
  3. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh nên làm gì?