Bệnh mề đay mẩn ngứa là gì

Para navegar por la Cinta, use las teclas de navegación del explorador estándar. Para saltar entre grupos use Ctrl+IZQUIERDA o Ctrl+DERECHA. Para ir a la primera pestaña de la Cinta, use Ctrl+[. Para ir al último comando seleccionado, use Ctrl+]. Para activar un comando, presione Entrar.

  • NavegarPestaña 1 de 3.
  • PáginaPestaña 2 de 3.
  • PublicarPestaña 3 de 3.

Seguir

Nổi mề đay là một trong số những bệnh da liễu phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh xuất hiện những nốt sẩn phù rất ngứa ngáy, khó chịu ở bất kì vị trí nào trên cơ thể như chân, tay, mặt, cổ, bụng, lưng… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thông tin liên quan đến nổi mề đay dị ứng.

Nổi mề đay là gì? Có những loại mề đay nào?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Nổi mề đay [mày đay] là tình trạng da của người bệnh nổi những nốt mề đay, mẩn ngứa xảy ra ở một phần của cơ thể và có xu hướng lan rộng ra các khu vực khác. Đây không phải là một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu trong cả ngày dài, thậm chí cả khi đi ngủ.

Đây là hiện tượng phù cấp tính hoặc mãn tính liên quan tới phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Các nốt mề đay xuất hiện trên cơ thể có thể có kích cỡ từ vài milimet đến vài centimet và có thể tồn tại từ 30 phút cho đến 36 giờ.

Mề đay gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh

Có nhiều loại nổi mề đay khác nhau nhưng nhìn chung mề đay được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và giải phóng các chất trung gian hoạt động như histamine dưới bề mặt da, các tác nhân gây dị ứng này có thể do côn trùng đốt, bụi phấn hoa, dược phẩm, hay các loại thực phẩm… Cụ thể có các loại mề đay như sau:

Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là tình trạng mề đay xuất hiện và được cải thiện nhanh chóng trong khoảng 6 tuần. Các nguyên nhân phổ biến thường gặp bao gồm các loại thực phẩm, thuốc, vết côn trùng cắn, nhiễm trùng hoặc do một số bệnh lý khác trong cơ thể.

Các loại thực phẩm như các loại hạt [lạc, mè, óc chó…], chocolate, cà chua, sữa, các loại hải sản, quả mọng, các loại thực phẩm tươi không được nấu tính hoặc các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia đều có khả năng dẫn đến tình trạng bị ngứa nổi mề đay cấp tính.

Ngoài ra các loại thuốc sau có thể gây mề đay phù mạch như Aspirin, các thuốc chống viêm không Steroid, thuốc điều trị huyết áp cao, một số loại thuốc giảm đau…

Nổi mề đay mạn tính

Khi tình trạng bệnh mề đay kéo dài hơn 6 tuần sẽ được coi là nổi mề đay mạn tính. Nguyên nhân của tình trạng này thường khó xác định hơn nhiều so với nổi mề đay cấp tính thông thường.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mạn tính này đều không xác định được nguyên nhân cụ thể, hay khoa học còn gọi đây là nổi mề đay mạn tính vô căn. Trong một số ít trường hợp, mề đay có thể liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng như ung thư…

Mức độ mạn tính các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn

Nổi mề đay vật lý

Mề đay vật lý xuất hiện khi các các tác nhân vật lý tác động trực tiếp đến bề mặt da. Các nguyên nhân chính có thể kể đến: nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, đổ nhiều mồ hôi khi tập luyện thể thao, khi phơi nắng hay có áp lực lên da…

Mề đay vật lý thường chỉ xuất hiện ở vùng da bị kích thích và hiếm khi lan sang các vùng da xung quanh. Trong hầu các trường hợp, nốt mề đay sẽ có xu hướng giảm bớt trong vòng 1 giờ.

Nổi mề đay da vẽ nổi

Nổi mề đay da vẽ nổi [hay còn gọi dắt là da vẽ nổi] là triệu chứng vật lý tiêu biểu nhất. Cụ thể, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện ngứa mề đay khi da bị ma sát, vuốt ve, gãi, cọ xát hay chịu tác động của vật nhọn [cành cây, đầu máy bi, bút chì…]

Nổi mề đay da vẽ nổi – một dạng mề đay thường thấy

Triệu chứng nhận biết bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay có những triệu chứng rất dễ phát hiện, bao gồm:

  • Da nổi mẩn đỏ phát ban: Dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết của mề đay, lúc này trên da người bệnh nổi lên hàng loạt nốt ban có màu đỏ hoặc trắng.
  • Nốt mề đay có màu trắng hoặc đỏ: Các nốt mề có thể xuất hiện với nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Nhìn sơ qua thì có thể tưởng tượng mề đay giống như vết muỗi đốt, dài như vết lằn da hoặc chằng chịt như màng nhện.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng nhất của nổi mề đay. Tại các vùng da xuất hiện mày đay, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy điên cuồng. Cơn ngứa đặc biệt khó chịu vào ban đêm tại các vị trí ngứa phổ biến như vùng cổ, tay, chân, bụng hay lưng.
  • Hiện tượng da vẽ nổi: Mề đay da vẽ nổi là triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Da vẽ nổi là trên da người bệnh sẽ nổi hằn lên và đặc biệt dễ bị viêm khi gãi, vuốt ve hoặc cọ xát.
  • Nổi mụn nước: Người bệnh có thể phát hiện các mụn nước li ti tại vùng da mề đay. Khi mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch, gây lây lan tới những vùng da xung quanh.
  • Hiện tượng nhiễm trùng: Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy tình trạng bệnh đã ở mức báo động. Khi người bệnh gãi nhiều, vùng da nổi mề đay ngứa bị tổn thương, trầy xước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm thậm chí hoại tử vùng da đó.
  • Khó thở: Khó thở, sốc phản vệ xuất hiện khi vùng khí quản, thanh quản của người bệnh bị thu hẹp, điều này sẽ đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Phát ban ngứa ngáy là biểu hiện đầu tiên của bệnh nổi mề đay

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bị nổi mề đay cũng có thể gặp phải những triệu chứng như mắt và môi sưng phù, cơ thể mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, tụt huyết áp,…

Các nguyên nhân nổi mề đay phổ biến là gì?

Nổi mề đay tuy là bệnh phổ biến trong xã hội nhưng việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh lại rất phức tạp bởi bệnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra.

Có những trường hợp bệnh nhân  mề đay do nhiều nguyên nhân cùng một lúc, gây khó khăn cho việc xác định căn nguyên bệnh và tìm phương án điều trị. Dưới đây là một vài những nguyên nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: Theo các số liệu khoa học cho thấy, có 50 – 60% các trường hợp nổi mề đay là do yếu tố di truyền. Nếu cả hai bố và mẹ bị bệnh mề đay thì con sinh ra sẽ tăng 50% nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ có tiền sử nổi mề đay thì con sẽ có tỉ lệ mắc bệnh là 25%.
  • Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Những người có cơ địa mẫn cảm với một số loại thực phẩm như hải sản, phô mai, socola, sữa, lạc… cũng có thể bị nổi mề đay khi ăn hoặc tiếp xúc với những thực phẩm đó.
  • Do phản ứng phụ của thuốc: một vài loại thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn gây tình trạng mề đay ở người bệnh như những thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc cyclin, thuốc vacxin, thuốc chống viêm không steroid, macrolid, chloramphenicol…
  • Do các dị nguyên trong không khí: lông động vật, bụi phấn hoa, sợi len, nấm mốc, khói bụi ô nhiễm… đều có thể trở thành tác nhân gây bệnh.
  • Do một vài bệnh lý liên quan: nổi mề đay có thể xuất hiện ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự nhiễm, cryoglobulinemia…
  • Các nguyên khác ít gặp: ở trường hợp này, bệnh sẽ được xếp vào dạng bệnh mề đay vô căn hoặc tự phát.
Phấn hoa có thể là một nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng nổi mề đay

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh:

  • Độ tuổi: tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ lớn hơn so với người già.
  • Giới tính: tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn đàn ông lên đến 2 lần.

Hiện tượng nổi mề đay có thể do tác động bên ngoài hoặc bên trong cơ thể nhưng hầu hết đều có một cơ chế chung. Sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và sản sinh ra chất độc khiến các nốt mề đay nổi lên.

Trong trường hợp hệ miễn dịch đang suy yếu, tình trạng nổi mề đay của người bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn so với bình thường.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Bệnh dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không? Có lây không?

Mề đay khi ở giai đoạn đầu [giai đoạn cấp tính] có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người bệnh đi khám bác sĩ khi tình trạng bệnh đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính dẫn tới những trường hợp này là do người bệnh quá chủ quan, nghĩ đơn giản mề đay là bệnh ngoài da, sau thời gian là khỏi để rồi bệnh tiến triển trở thành mãn tính và kéo theo những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy nhược cơ thể: Các triệu chứng khó chịu của mề đay ảnh hưởng đến người bệnh hàng ngày khiến họ “mất ăn, mất ngủ”, năng suất làm việc, học tập giảm sút trầm trọng kéo theo tình trạng suy nhược cơ thể do ăn uống không đủ chất, tâm trạng lo lắng.
  • Nhiễm trùng da: Người bệnh gãi ngứa liên tục khiến da bị trầy xước tại vùng bị mề đay, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ đó dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng, lở loét.
  • Phù mao mạch: Đây là tình trạng sưng phù tại mí mắt, môi, trong miệng khi cơ thể phản ứng mãnh liệt với nổi mề đay.
  • Các bệnh về tuyến giáp: Các bệnh tuyến giáp đa phần xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ, khi trẻ bị mề đay mãn tính thường dễ gặp phải bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp.
  • Sốc phản vệ: Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của nổi mề đay, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Khi cơ thể xảy sốc phản vệ, người bệnh sẽ gặp phải một loạt các biểu hiện nguy hiểm như: hẹp khí quản, giảm huyết áp, tụt đường huyết…
Mề đay có thể gây nên hiện tượng phù mao mạch ở trẻ nhỏ

Nổi mề đay có thể gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên môn, không nên chủ quan khiến bệnh lý phát triển thêm.

Hiện nay, nổi mề đay được xem là bệnh ngoài da KHÔNG LÂY NHIỄM. Theo nhiều nghiên cứu, chưa hề có bất kì tài liệu nào nhắc tới sự lây nhiễm của nổi mề đay, đồng thời cũng chưa hề ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm nổi mề đay do lây nhiễm. Do đó, bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm về việc tiếp xúc, chăm sóc những người nổi mề đay.

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị da liễu

Các biện pháp điều trị nổi mề đay phổ biến

Nhiều trường hợp nổi mề đay chỉ kéo dài trong vài chục phút, vài giờ hay vài ngày. Tuy nhiên, có đến 70 – 90% người bệnh gặp phải tình trạng tái phát mề đay thường xuyên và có xu hướng trở thành bệnh mạn tính.

Do vậy, việc điều trị mề đay sẽ hạn chế được tình trạng tái phát bệnh cùng như phòng các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng:

Sử dụng các loại thuốc Tây y

Mề đay xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá nhiều chất trung gian hoạt động là Histamin. Để ngăn chặn tình trạng này, Tây y sẽ sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để điều trị các triệu chứng.

Thuốc Tây y sẽ có thế mạnh là ngăn chặn các triệu chứng khó chịu của bệnh vô cùng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nổi mề đay:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Fexofenadine, Chlopheniramin, Desloratadine, Loratadine…
  • Nhóm thuốc Glucocorticoid: Prednisone, Methylprednisolone, Prednisone, Dexamethasone, Betamethasone…
  • Thuốc bôi ngoài da chứa Corticoid: Eumovate, Fluocinolon …

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây y để chữa nổi mề đay, khả năng bệnh tái phát rất cao và cơ thể sẽ phụ thuộc vào thuốc dẫn tới nhờn thuốc. Chưa kể tới việc bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Tây y nếu mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, gan thận của người bệnh cũng phải tăng cường hoạt động nhằm đào thải các chất có trong thuốc, lâu dần sẽ dẫn tới suy yếu chức năng gan, thận.

THAM KHẢO NGAY:6 SAI LẦM dẫn đến mề đay mãn tính, khiến bệnh mãi không khỏi

Các bài thuốc Đông y trị chứng mề đay

Nếu thuốc Tây ychủ yếu kiểm soát lượng chất trung gian hoạt động histamin để làm giảm triệu chứng mề đay hoặc dùng thuốc kháng viêm, giảm ngứa thì Đông y chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Theo quan niệm Đông y, mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ được gọi là “Tẩm ma chấn” hay “Phong chấn khối” xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Ngoài các tác nhân bên ngoài thì sự suy yếu của tạng phủ, sức đề kháng của người bệnh là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.

Do vậy, để điều trị mề đay hiệu quả, Đông y kết hợp điều trị từ gốc rễ bên trong với những phép trị liệu tiêu độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa. Đồng thời, điều trị triệu chứng bên ngoài phối hợp với phép trị tiêu ban, khu phong, tán hàn, phục hồi và tái tạo da.

Mặc dù điều trị bằng Đông y thời gian trị bệnh có thể lâu hơn nhưng với cơ chế điều trị chặt chẽ, ngăn tái phát hiệu quả, các liệu pháp này vẫn được người bệnh tin dùng.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang của Nhất Nam Y Viện – Thương hiệu nổi tiếng với những bài thuốc Y học cổ truyền được phục dựng từ các ghi chép xa xưa của Ngự Y trong Thái Y Viện nhà Nguyễn. Bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang cũng được phục dựng từ bài thuốc chữa mẩn ngứa Ngự y triều Nguyễn đặc chế riêng cho vua Gia Long.

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang giải quyết mề đay dị ứng một cách triệt để với 27 loại nam dược quý hiếm, nổi bật trong số đó có thể kể đến:

  • Nhân sâm: được coi là “đại tiên thảo”, có tác dụng bồi bổ toàn diện cho cơ đại bổ cơ thể, từ xa xưa đã được coi là loại thảo dược quý hiếm, chỉ dùng cho vua chúa, có tác dụng: kháng viêm, giảm sưng tấy, hoạt huyết bổ máu,… vì vậy không quá bất ngờ khi nhân sâm được mệnh danh là “rễ của sự sống”
  • Ngũ vị tử: hay còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập,…, là dược liệu quý hiếm, có tác dụng cực tốt đối với gan và thận, như hỗ trợ bồi bổ, tăng cường các chức năng gan, thận, giúp tăng lượng tiết mật. Đồng thời hỗ trợ dưỡng tâm, an thần.
  • Đan sâm: Cổ nhân từng lưu truyền câu nói: “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, giải  nghĩa là đan sâm là vị thuốc có tác dụng sánh ngang với bài thuốc quý Tứ vật – một bài thuốc “bổ huyết điều huyết” chuyên về bổ máu trong y học cổ truyền.
  • Hoàng bá: Từ lâu đã được biết đến vị thuốc có các công năng thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc, giúp người dùng an thần tả hỏa. Chủ trị các bệnh liên quan đến hoàng đản, nhiệt lỵ, di tinh, nổi mề đay,…
  • Kim ngân hoa: Được ví như “kim chi ngọc diệp” trong đông y, loại hoa này được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh như mụn nhọt, nhọt trong ruột, nổi mề đay, sưng tấy, mẩn ngứa,…

Sử dụng bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang, người bệnh sẽ đạt được hiệu quả điều trị mề đay bền vững do cơ địa được ổn định, hệ miễn dịch được nâng cao, độc tố trong cơ thể được loại trừ hoàn toàn. Đặc biệt, bài thuốc giúp loại bỏ triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy rất nhanh chóng. Cụ thể, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang sẽ tác động vào cơ thể như sau:

  • Giải trừ các triệu chứng dị ứng lâu ngày, đẩy lùi mẩn đỏ, sưng tấy trên bề mặt da, cảm giác ngứa ngáy dữ dội,…
  • Thải trừ sạch độc tố trong 5 hệ cơ quan [gan, thận, máu cho đến ruột, da]. Cơ thể được làm sạch hầu hết chất cặn bã, dư thừa, không còn bị ứ đọng gây kích ứng cho cơ thể. Đây cũng có thể coi là quá trình làm trẻ hóa bộ máy, cơ quan trong cơ thể, giúp chúng hoạt động trơn tru về sau.
  • Cân bằng các chức năng trong cơ thể giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tăng khả năng chống lại ảnh hưởng xấu của các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Một hệ miễn dịch tốt còn đẩy nhanh quá trình giải trừ dị ứng cho cơ thể, giúp giảm thiểu triệu chứng mề đay nhanh chóng hơn.
Thành phần và cơ chế điều trị của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Đáng chú ý, các thảo dược dùng để bào chế Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đều được trồng trong các biệt vườn đạt chuẩn GACP-WHO. Trong trồng trọt và sơ chế sử dụng công nghệ hiện đại nhất đảm bảo không gây biến đổi chất, giữ nguyên dược tính tốt nhất của thảo dược.

Với các cơ chế trị liệu như trên, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang từ khi ra mặt đã chữa khỏi bệnh nổi mề đay cho hơn 10.000 người bệnh. Trong đó có tới 85% người trị khỏi sau 30 – 60 ngày sử dụng và hơn 10% số bệnh nhân khỏi bệnh sau 90 ngày, tất cả người bệnh đều  không có dấu hiệu tái phát.

Cũng nhờ sự tin tưởng của người dùng năm 2020, Nhất Nam Y Viện được vinh danh TOP 20 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Hàng Việt Tốt – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Thương hiệu nổi tiếng.

Kinh nghiệm dân gian chữa mề đay dị ứng

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều biện pháp chữa nổi mề đay, những biện pháp này đều rất dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Từ lâu ông bà ta đã sử dụng những biện pháp này làm giảm triệu chứng nổi mề đay:

  • Điều trị mề đay bằng muối: Pha muối với nước để rửa vùng nổi mề đay, sau đó rửa lại với nước.
  • Chữa mề đay bằng sử dụng lá tía tô: Lấy lá tía tô vò nát rồi lọc lấy nước cốt lá để uống, bôi nước lá tía tô đó lên vùng da nổi mề đay hoặc nấu nước lá tía tô để tắm hằng ngày.
  • Chữa mề đay bằng lá khế sao nóng: Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Cho lá khế lên chảo nóng, sao cho lá khế vàng và quắt lại. Đổ phần lá khế vừa sao ra khăn sạch, để nguội đến nhiệt độ thích hợp và chườm nóng lên vị trí nổi mẩn. Khi lá khế nguội thì sao lại cho nóng rồi lại đắp đi đắp lại nhiều lần.
  • Rửa da bằng nước lá hẹ và muối: Cho lá hẹ, muối vào nồi nước, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp. Chờ một lúc cho nước nguội bớt rồi dùng nước này để vệ sinh vùng da bị mề đay cùng với đó chà xát phần bã lên da một cách thật nhẹ nhàng. Sau đó rửa sạch với vùng da đó bằng nước ấm.
Sử dụng đến là hẹ để giảm nhẹ triệu chứng bệnh

Nhìn chung có thể thấy các mẹo này đều rất dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng chỉ hiệu quả khi mề đay ở dạng nhẹ. Tùy theo cơ địa của từng người bệnh, có thể xuất hiện phản ứng tiêu cực với các loại lá dùng để chữa nổi mề đay, khi đó không chỉ không chữa được bệnh mà tình trạng ngứa ngáy còn có thể gia tăng.

Những lưu ý khi bị mề đay

Mề đay là một căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và cuộc sống bình thường của người bệnh.

Có nhiều biện pháp làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý:

  • Tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng da như hạt bụi mịn, bụi phấn hoa…
  • Hạn chế gãi, gây trầy xước, tổn thương vùng da bị mề đay.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ các chất liệu thiên nhiên không gây kích ứng như cotton hoặc lụa.
  • Bổ sung dưỡng chất cho da bằng các kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Với những trường hợp mề đay do thức ăn, cần tránh sử dụng những loại thức ăn đó.
  • Sử dụng kem chống nắng đồng thời có biện pháp bảo vệ da cẩn thận khi da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên bổ sung các vitamin A, D, E, K và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay.
  • Phải có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ, sưng môi, sưng mí mắt, chóng mặt, ngất xỉu…

Bài viết đã đề cập đến toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh nổi mề đay, các nguyên nhân và cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay. Nổi mề đay không phải bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin cơ bản nhất để tránh những tác động ngoài ý muốn và giúp bệnh tiến triển trong thời gian ngắn nhất.

Để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, người bệnh hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện:

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
  • Zalo: //zalo.me/0888598102
  • Fanpage: Nhất Nam Y Viện
  • Website: www.nhatnamyvien.com
  • Đặt lịch khám: //nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh

Chủ Đề