Bệnh si đa là gì

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV [thường là kim tiêm]

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy [mắt hoặc miệng] với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu [ví dụ, dịch ối]

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng [bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV] về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập [ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn] và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn [ví dụ như nứt da hay khô ] hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% [1: 300] sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% [1: 1100] sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng virus của nguồn và loại kim tiêm [ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc]. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Việc sử dụng PEP được xác định bởi nguy cơ lây nhiễm; hướng dẫn đề nghị điều trị kháng retrovirus với ≥ 3 loại thuốc kháng retrovirus. Các loại thuốc nên được lựa chọn cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ và cung cấp một kế hoạch dùng thuốc thuận tiện và do đó khuyến khích tuân thủ đầy đủ. Phác đồ ưu tiên bao gồm phối hợp 2 NRTIs và thêm một hoặc nhiều thuốc [ví dụ 2 NRTIs cộng với một chất ức chế integrase, PI, hoặc một NNRTI]; thuốc được cho trong 28 ngày. Nevirapine được tránh được vì có trường hợp viêm gan nặng. Mặc dù bằng chứng không phải là kết luận, ZDV một mình có thể làm giảm nguy cơ lây truyền sau khi bị thương bằng kim chích khoảng 80%. Để có các khuyến nghị chi tiết, xem CDC's Updated Guidelines for Antiretroviral Postexposure Prophylaxis After Sexual, Injection Drug Use, or Other Nonoccupational Exposure to HIV—United States, 2016.

Nếu virus của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ đợi các chuyên gia tư vấn hoặc xét nghiệm tính nhạy cảm với thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

Khi tìm hiểu bệnh AIDS là gì cùng những triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị, bạn sẽ có cách bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh mà chỉ nghe tên đã thấy khiếp sợ này.

1. Bệnh AIDS là gì?

AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrom [hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải] do virus làm suy giảm miễn dịch ở người [Human Immuno-deficiency Virus – HIV] gây nên.

Virus HIV có thể phá hủy tế bào bảo vệ trong cơ thể con người gọi là CD4 – một tế bào lympho thuộc bạch huyết cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm. Khi HIV phá hủy các tế bào lympho, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và người bệnh không còn sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà người khỏe mạnh có thể đề kháng được. Khi người bị nhiễm HIV mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư này thì sẽ được chẩn đoán là bị AIDS.

AIDS là giai đoạn cuối của người bị nhiễm HIV và có nguy cơ tử vong cao do các bệnh cơ hội gây ra.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa HIV, AIDS và SIDA. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa 3 tên gọi này.

HIV: HIV là gì? Đây là tên gọi của virus gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể chứ không phải là bệnh, thường không biểu hiện triệu chứng và chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm. Người nhiễm HIV nếu không được phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt sẽ dễ tiến triển thành bệnh AIDS.

AIDS: Đây là giai đoạn nặng nhất của người bị nhiễm HIV, thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng của hội chứng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV không có nghĩa là sẽ bị AIDS bởi nếu họ kiểm soát tốt sự phát triển của virus thì sẽ không tiến triển thành bệnh AIDS. Một người được chẩn đoán bị AIDS sau khi nhiễm HIV và bị nhiễm trùng cơ hội hoặc mắc ung thư mà những người khỏe mạnh có thể chống lại được.

SIDA: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa SIDA, AIDS và HIV. Vậy SIDA là gì? SIDA [Syndrome d’Immuno Deficience Acquise] chính là bệnh AIDS. Tuy nhiên, SIDA là tên gọi trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA [Canađa]. Vì thế, bệnh SIDA được thống nhất đổi tên là AIDS để tránh nhầm lẫn.

Như vậy, HIV là một loài virus khi xâm nhập vào cơ thể con người thì gọi là người bị nhiễm HIV, và khi virus bắt đầu gây bệnh cho người nhiễm HIV thì được gọi là bệnh AIDS hay là bệnh SIDA [tên gọi trước đây].

2. AIDS tiến triển thế nào?

Người nhiễm HIV nếu không được điều trị thì có thể tiến triển thành AIDS trong vòng 10 năm. Hiện nay, y học không có cách chữa bệnh AIDS và nếu không điều trị tốt bằng thuốc kháng virus thì bệnh nhân có thể sống thêm khoảng ba năm, hoặc thậm chí ngắn hơn nếu mắc phải bệnh cơ hội nghiêm trọng.

Người bị bệnh AIDS với hệ miễn dịch suy yếu và bị tổn hại nghiêm trọng sẽ dễ bị mắc một các bệnh như viêm phổi; lao; tưa miệng, nhiễm nấm trong miệng hoặc cổ họng; nhiễm Cytomegalovirus [CMV]; viêm màng não do Cryptococcus; nhiễm trùng não do ký sinh trùng Toxoplasma Gondii; ung thư như có khối u bạch huyết và khối u mạch máu trên da gọi là ung thư mô liên kết.

Tuổi thọ của bệnh nhân AIDS không được điều trị tốt sẽ bị rút ngắn là kết quả trực tiếp của các hội chứng trên.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh AIDS

Nếu một người bị nhiễm HIV và không được điều trị tốt, virus sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và tiến triển thành AIDS. Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm:

Được ví như một căn bệnh thế kỷ hình thành do loại virus HIV truyền nhiễm và mang đến một tỷ lệ tử vong xếp ở mức cao nhất của lịch sử loài người. Theo như ước tính của WHO – Tổ chức y tế Thế giới thì số lượng người chết vì nhiễm HIV trên toàn cầu đã đạt ngưỡng trung bình khoảng từ 570.000 – 1.100.000 người/năm. Vậy AIDS là gì mà lại khiến cho mọi người bỏ mạng vì nó nhiều đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

AIDS là gì?

AIDS chính là tên viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrom. Được hiểu là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Chúng làm phá hủy tất cả các tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm gọi là CD4 thuộc huyết cầu. Từ đó hệ miễn dịch ngày càng suy yếu dần, người bệnh không còn sức đề kháng và khả năng chống lại nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh.

Khi đã đến hình thành AIDS rồi thì thường bệnh nhân đã trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm: Giai đoạn sơ nhiễm – nhiễm trùng không triệu chứng – giai đoạn liên quan đến AIDS – giai đoạn bị bệnh AIDS.

AIDS là gì?

Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các loại bệnh ung thư, nhiễm trùng cơ hội mà lúc khỏe mạnh chúng ta có thể chống chịu được. Đến khi người bệnh bị nhiễm phải HIV, mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội cùng với ung thư thì sẽ được chẩn đoán bị AIDS. Thêm vào đó người bị HIV không được chữa trị thì dễ chuyển sang AIDS trong khoảng 10 năm.

Hiện nay dù y học đã rất phát triển rồi nhưng vẫn chưa tìm ra được cách chữa trị bệnh AIDS tận gốc. Hơn nữa nếu không chữa trị tốt được bằng thuốc kháng virus, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 03 năm hoặc ngắn hơn nếu bị bệnh cơ hội nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây bệnh AIDS

Người bệnh bị AIDS thường là do khi nhiễm phải HIV trước đó được được chữa trị đúng cách, duy trì lối sống sinh hoạt không khoa học. Từ đó mới làm cho hệ thống miễn dịch yếu đến mức không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng dạng thông thường. Mỗi năm nước ta có đến hàng nghìn người bị nhiễm HIV/AIDS bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như:

  • Thực hiện quan hệ tình dục không được an toàn bằng âm đạo, miệng, hậu môn mà không dùng bao cao su phòng tránh.
  • Dùng chung một kim tiêm với người bị bệnh hoặc là dùng chung kim lúc xăm mình
  • Người bị bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn giộp sinh dục, nhiễm khuẩn âm đạo,…  lây lan thông qua con đường tình dục cũng có nguy cơ bị HIV/AIDS.
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc bú sữa mẹ,…

Ngoài ra vẫn còn tồn tại một vài yếu tố làm gia tăng thêm nguy cơ bị mắc bệnh AIDS như:

  • Đang trong quá trình điều trị bệnh nhưng dùng thuốc không đúng liều lương, tự ý ngưng thuốc khi chưa được đồng ý, không tái khám đúng lịch.
  • Uống nhiều chất kích thích, sử dụng ma túy, hiếm máu hay các bộ phận khác
  • Ăn các thực phẩm như hàu sống, trứng sống hay sữa chưa được tiệt trùng,…

Dùng chung kim tiêm với nhiều AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng của bệnh AIDS

Hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào trong vài tháng hay vài năm kể từ khi nhiễm bệnh. Trong khi đó lượng virus này vẫn cứ hoạt động bình thường bên trong cơ thể. Một số trường hợp có thể nhận biết được thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Cân nặng sụt giảm nhanh chóng
  • Mồ hôi đổ nhiều về đêm, sốt thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần
  • Những tuyến bạch huyết ở cổ, háng và nách có xuất hiện rất nhiều nốt sưng kéo dài
  • Bị tiêu chảy liên tục trong vòng 1 tuần hoặc hơn
  • Viêm phổi, miệng, hậu môn hay bộ phận sinh dục bị loét
  • Trí nhớ suy giảm, rối loạn thần kinh, trầm cảm
  • Xuất hiện những nốt đốm màu nâu, đỏ, hồng, đỏ tía ở trong miệng, trên da hoặc là ở mí mắt,….
  • Một vài trường hợp nhiễm Herpes còn có thể bị đau cổ họng mỗi khi nuốt, lưỡi phủ một lớp màu trắng lên bên trên. Ngoài ra người bị AIDS còn dễ bị ung thư da, ung thư mô bạch huyết,…

Để biết được chắc chắn mình có thực sự bị bệnh HIV/AIDS hay không thì bạn cần đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng dịch vụ đặt lịch thăm khám tại bệnh viện và cơ sở y tế uy tín trên nền tảng Aihealth cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật chỉ với một vài thao tác bấm đơn giản qua đường link tại đây.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh AIDS 

Bạn cũng đã biết được rằng bệnh AIDS sẽ mang đến nhiều nguy hiểm đến tính mạng cũng như hệ lụy về sau cho những ai gặp phải. Do vậy ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải có cho mình những cách phòng ngừa bệnh thông qua một số biện pháp như sau:

Tình dục an toàn bằng bao cao su để phòng ngừa AIDS

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình khác nhau.
  • Tuyệt đối không được sử chất ma túy hay các chất có tính gây nghiện
  • Hạn chế và tốt nhất là tránh tiếp xúc với các đối tượng hay những khu vực có nhiều người bị nghiệm để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm.
  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp phát hiện bệnh kịp thời cũng như có phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về AIDS là gì mà AiHealth muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hay cũng như chú trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và người thân được an toàn bằng cách theo dõi sức khỏe định kỳ, thường xuyên nhé!

Video liên quan

Chủ Đề