Bối cảnh giáo dục đại học hiện nay

Giáo dục đại học Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong thời gian vừa qua

Tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về kiểm định và xếp hạng đại học

Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng; 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập và được cấp phép hoạt động.

Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước.

Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế [HCERES, AUN-QA]. Có 145 chương trình đào tạo của 43 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước; 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài, nhà trường thấy được điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường, quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động được các trường đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua.  Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.

 Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, 2 ĐHQG có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS. Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng Châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới…

Đó là những thành tựu lớn lao, kết quả của sự bứt phá vươn lên trong những năm gần đây của giáo dục đại học Việt Nam.

Chuyển biến đột phá về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học

Kết quả nổi bật thứ 2, là giáo dục đại học  tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng đội ngũ. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người học ở bậc đại học, sau đại học có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước

 Đến cuối 2020, công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 49 của thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý là 70% công bố quốc tế của Việt Nam là từ các trường đại học.

Chất lượng đội ngũ tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS, TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế; thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS,  PGS và cả các nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Cơ cấu ngành nghề thay đổi mạnh mẽ

Các chương trình đào tạo được thiết kế và xây dựng theo định hướng đảm bảo chất lượng và yêu cầu, đáp ứng chuẩn đầu ra.

Chuẩn CDIO đã được triển khai khi xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo ở một số trường.

Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, các trường đại học đã tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Đội ngũ giảng viên tham gia các chương trình này là những giảng viên ưu tú của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu.

Bên cạnh đó, với chương trình 322, 911, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với giáo dục đại học.

Giáo dục đại học Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh và phù hợp. Các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, quản lý hệ thống thông tin, công nghệ nano, vật liệu và kết cấu tiên tiến,...được giảng dạy và đào tạo ở nhiều  trường đại học khác trong cả nước.

Như vậy, cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ và đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của thời đại.

Thế giới đang tiến dần tới phát triển 5.0

5 năm tới, giai đoạn quan trọng giáo dục đại học 

5 năm tới là giai đoạn bản lề, có ý nghĩa quyết định và kỳ vọng trả lời cho câu hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của nước ta liệu có đủ sức để vươn lên, nắm bắt được cơ hội đưa Việt Nam trở thành con rồng, con hổ trong khu vực và thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay không? Câu trả lời khẳng định phụ thuộc rất lớn vào thành công của giáo dục đại học.

Chính vì vậy, giáo dục đại học cần được quan tâm đặc biệt. Hội nhập quốc tế về kiểm định và xếp hạng đại học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học và nâng cao chất lượng đào tạo sản phẩm đầu ra của nhà trường  -3 nội dung cốt lõi như tôi đã nêu ở trên là những giá trị bất biến và đương nhiên là chúng ta phải tiếp tục giữ vững và phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo tôi, chúng ta còn cần phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tự chủ đại học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đại học.

Tự chủ đại học là điểm mới, điểm sáng và thành công nhất của Luật giáo dục đại học sửa đổi vừa rồi. Và 5 năm tới là giai đoạn phải triển khai thực hiện sâu rộng tự chủ đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Mặc dù đã được nêu trong Luật và có Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện, nhưng đến nay, tự chủ đại học, nhất là mô hình tự chủ của các đại học 2 cấp như hai  Đại học Quốc gia và các đại học vùng vẫn còn nhiều lúng túng, và vì vậy chưa thực sự tạo nên sự cộng hưởng của các nguồn lực để tạo nên những bước phát triển đột phá trong giáo dục đại học của nước nhà.

Mức thu học phí của các trường đại học công lập cũng chưa có những chuyển biến tích cực và đồng bộ theo định mức kinh tế -kỹ thuật, đủ để đảm bảo chất lượng theo chuẩn đầu ra với từng ngành nghề mà Luật giáo dục đại học sửa đổi cho phép, điều này dẫn đến nguồn lực bị hạn chế và chảy máu chất xám ở các trường đại học công lập.  

 Có tự chủ, các trường đại học mới có nguồn lực và cơ chế để thu hút và trọng dụng nhân tài. Mà nhân tài mới là yếu tố cạnh tranh, làm nên những thành công đột phá của mỗi quốc gia, tổ chức.

            Bối cảnh thế giới

Khoa học và công nghệ chính là "chiếc đũa thần" để đưa dân tộc ta có thể vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu.

Nếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp [CMCN] lần thứ ba, các trường đại học hàng đầu thường là các đại học nghiên cứu, với 3 chức năng chủ yếu là đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thì ngày nay, trong bối cảnh CMCN 4.0, các đại học phát triển theo mô hình mới với 3 cấu thành và tiêu chí quan trọng nhất là đổi mới sáng tạo, số hóa và ảnh hưởng của các nghiên cứu [Inovation+ Digital+ Research].

Vì vậy, trong thời gian tới, các trường đại học một mặt phải đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để làm nòng cột phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam, gia tăng công bố, hội nhập với quốc tế và thúc đẩy thứ hạng của các trường đại học.

Mặt khác, phải đẩy mạnh phát triển các patent, sáng chế và các công nghệ mới, để tạo nên tăng trưởng cho nhà trường và cho đất nước, song song với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.  

Để đổi mới sáng tạo, các trường đại học phải đẩy mạnh giáo dục STEM, gắn kết đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và các doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo phải gắn với khởi nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và tích hợp, khai phá dữ liệu để đổi mới quản trị đại học, tiến tới xu thế xây dựng các đại học số với quản trị thông minh, gắn với khả năng dự báo và tự ra quyết định, đồng thời "uber hóa" trong giáo dục đại học là những bước đi tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai.

Và cuối cùng, công ăn việc làm, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên phải là một tiêu chí quan trọng, là trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình của các trường đại học trong giai đoạn tới.

Xa hơn, song song với giáo dục đại học, để phát triển bền vững và quốc gia hưng thịnh, bên cạnh khoa học và công nghệ, chúng ta cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn lực con người, cần xây dựng một kịch bản cho sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 .

                                         GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội

Giáo dục mở trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới, thuật ngữ giáo dục mở đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ vào thập niên 70. Vào thời điểm này, nhiều nhà giáo dục cảm thấy sự hạn chế của giáo dục truyền thống, muốn thay đổi, để mọi người dễ tiếp cận hơn với giáo dục. Trên nền tảng quan điểm đó, trường đại học mở đầu tiên trên thế giới đã ra đời vào năm 1969 tại Anh [UK OU]. Đại học này hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi: Mở cho người học, mở về địa điểm, mở về phương pháp và mở về ý tưởng. Từ mô hình của UK OU đến nay, trên thế giới có hơn 50 trường đại học mở lớn nhất, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Đại học mở Trung Quốc thành lập năm 1979, hiện có 3,59 triệu sinh viên [trong đó gồm có: 200 nghìn nông dân, 100 nghìn quân nhân và nhân viên quốc phòng, 600 người khuyết tật]; Đại học mở Indira Gandhi [Ấn Độ] thành lập năm 1985, với khoảng 3,5 triệu sinh viên; Đại học Anadolu [Thổ Nhĩ Kỳ] thành lập năm 1958 với khoảng 2 triệu sinh viên… Mô hình này hiện nay không chỉ phát triển ở bậc đại học mà đã mở rộng ra các bậc học khác, đặc biệt cho những chương trình không cần văn bằng.

 Ở nước ta, Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập vào ngày 3/11/1993. Viện có 12 ngành với 17 chuyên ngành và nhiều loại hình đào tạo khác nhau: Tập trung, chính quy, vừa học vừa làm, liên thông, song song hai văn bằng, đào tạo từ xa… Năm 2015-2016, quy mô đào tạo của Viện là 32.885 sinh viên [trong đó đào tạo chính quy là 11.299, từ xa là 20.287, các hệ khác là 1.299 sinh viên]. Trải qua 25 năm hoạt động, Viện đã đào tạo và cung cấp cho xã hội trên 150.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sỹ. Với phương thức đào tạo từ xa, Viện Đại học mở đã mang lại cơ hội học tập đến với nhiều người dân trên mọi miền tổ quốc, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người khuyết tật…

 Trước Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và đi vào hoạt động từ 1990. Đây là cơ sở đào tạo tiên phong trong đào tạo từ xa ở phía Nam và là một trong những trường đại học đầu tiên triển khai phương thức đào tạo trực tuyến. Theo thống kê, năm 2017, trường có 457 giảng viên, trong đó có 3 giáo sư, 17 phó giáo sư, 108 tiến sĩ, 288 thạc sĩ và 41 giảng viên có trình độ đại học. Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh hiện có hơn 1 nghìn học viên sau đại học, hơn 11 nghìn sinh viên hệ chính quy và hơn 20 nghìn sinh viên hệ không chính quy.

Những vấn đề đặt ra với giáo dục mở ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nhanh và mạnh hơn nữa. Một trong những hướng đổi mới cần quan tâm đó là phát triển giáo dục theo hướng mở. Giáo dục mở được hiểu là mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người so với giáo dục chính quy thông thường qua nhiều phương thức đào tạo, bằng nhiều nguồn tư liệu giáo dục mở, môi trường học tập khác nhau. Từ “mở” trong giáo dục mở để nói lên ý tưởng gạt bỏ bớt các rào cản hạn chế cơ hội tham dự của người học cũng như công nhận kết quả học tập tại cơ sở giáo dục… Như vậy, giáo dục mở có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, qua đó, tri thức, các kỹ năng, các ý tưởng và sự hiểu biết được phổ biến nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khơi nguồn đổi mới và mở ra cơ hội mới cho sự phát triển giáo dục Việt Nam khởi đầu bằng những đổi mới tư duy về quản lý. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW là “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng xác định quan điểm chỉ đạo là: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.

[Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm 2012, cả nước có 21 trường đại học đăng ký tuyển sinh đào tạo từ xa, tuy nhiên quy mô đào tạo từ xa đang dần có xu hướng giảm. Năm 2016 chỉ còn 17 trường đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa; quy mô sinh viên đăng ký tham gia giảm đáng kể, từ 161.047 sinh viên [tháng 10/2012], xuống còn 70.425 sinh viên [tháng 10/2016]].

Trên cơ sở chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam đã có những quan tâm nhất định đến mô hình giáo dục mở truyền thống. Tuy nhiên, việc thực sự áp dụng giáo dục mở theo nghĩa rộng với việc chia sẻ học liệu mở một cách rộng rãi cũng như áp dụng hoàn toàn hình thức đào tạo trực tuyến chưa được áp dụng ở Việt Nam. Ngay cả giáo dục từ xa hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc triển khai. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2012, cả nước có 21 trường đại học đăng ký tuyển sinh đào tạo từ xa, nhưng quy mô đào tạo từ xa đang dần có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016, giảm từ 21 xuống chỉ còn 17 trường đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa với 90 chương trình đào tạo; quy mô sinh viên đăng ký tham gia các ngành học theo đó cũng đã giảm đáng kể, giảm từ 161.047 sinh viên [tháng 10/2012], xuống chỉ còn 70.425 sinh viên [tháng 10/2016].

Thực tế cho thấy, mặc dù việc mở rộng giáo dục mở tại các cơ sở giáo dục đại học đã có những chuyển biến nhất định, song kết quả chưa như kỳ vọng, bởi những rào cản, thách thức sau:

Thứ nhất, về định kiến xã hội. Trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn tâm lý những gì có chi phí thấp hay dễ dàng có được thì đều không có chất lượng cao. Vẫn còn khá nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền lớn để mua tài liệu trong khi chỉ với chút thời gian, công sức tìm kiếm trên mạng internet, họ có thể tải được những tài liệu hoàn toàn miễn phí…

Thứ hai, về rào cản ngôn ngữ: Các khóa học cung cấp bằng tiếng Việt với chất lượng cao còn ít, trong khi nhu cầu đối với các khóa học chất lượng là tương đối cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các khóa học mở trên mạng đều được cung cấp bằng tiếng Anh, điều này gây nhiều khó khăn đối với việc tìm kiếm và tiếp thu kiến thức của người học.

Thứ ba, về bản quyền: Nội dung của các khóa học do một trường đại học đưa lên mạng có thể bị sử dụng vào mục đích kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Nghiêm trọng hơn là kinh nghiệm, thành tựu nghiên cứu khoa học kỹ thuật có thể bị đánh cắp và thương mại hóa, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho nhà trường.

Thứ tư, công nhận bằng cấp: Việc Chính phủ chưa công nhận bằng cấp của các chương trình trực tuyến sẽ gây cản trở cho học viên và sự phát triển mô hình giáo dục mở. Nguyên nhân chính được đưa ra là do vấn đề đảm bảo chất lượng của các chương trình học trực tuyến chưa đồng nhất và được cung cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau, không hẳn là của các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu.

Ngoài các rào cản, thách thức trên thì vấn đề tài chính cũng gây nên những hạn chế trong việc phát triển mô hình giáo dục mở của các cơ sở giáo dục. Tài chính có thể coi là cơ sở quan trọng nhất quyết định đến việc có thể triển khai và duy trì giáo dục mở, tuy nhiên, trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang đẩy mạnh tự chủ tài chính, việc có một nguồn tài chính ổn định để hỗ trợ giáo dục mở là không hề đơn giản.

Trong thực tế, chỉ có những cơ sở giáo dục đại học lớn mới có thể theo đuổi mô hình giáo dục mở, bởi các cơ sở này có nguồn tài chính đa dạng, từ nguồn thu học phí, hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp, đóng góp từ cựu sinh viên hay thương mại hóa các phát minh, sáng chế. Bên cạnh đó, còn có nguồn trợ cấp từ Chính phủ, các cơ quan ban ngành hay các tổ chức khu vực và thế giới cho nghiên cứu và phát triển khoa học. Còn với các trường đại học có quy mô nhỏ, nguồn thu tài chính không đa dạng và thiếu ổn định sẽ rất khó khăn trong triển khai và duy trì giáo dục mở.

Đề xuất, khuyến nghị phát triển giáo dục mở

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới từng ngày. Nền giáo dục Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng của thời đại, đó là hướng tới nhân rộng và phát triển các mô hình giáo dục mở. Để có thể phát triển hiệu quả mô hình này, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng nền giáo dục mở Việt Nam tiên tiến theo yêu cầu đặt ra của Nghị quyết số 29-NQ/TW và hướng đến tiệm cận nền giáo dục mở tiên tiến của các nước trong khu vực. Muốn vậy, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách phát triển giáo dục mở phù hợp, có lộ trình cụ thể, tạo nền tảng pháp lý, cơ sở thực tiễn để thực hiện và phát triển mô hình giáo dục mở.

Thứ hai, phát triển nền giáo dục mở phù hợp quy luật phát triển của đất nước, theo định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, quá trình đổi mới thể chế và tái cơ cấu cần thực hiện một cách toàn diện, từ cơ chế vận hành quản lý, đầu tư tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thuế cho đến cơ chế kiểm định, thanh tra, giám sát chất lượng giáo dục. Cùng với đó, định hướng xóa bỏ cơ chế bao cấp cho các trường và quan điểm phân biệt bằng cấp của trường công – trường tư.

Thứ ba, phát triển nền giáo dục mở bình đẳng, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người, khơi dậy tài năng của người học. Để có thể thực hiện điều này, cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục mở, cụ thể là xây thêm trường học, trung tâm học tập cộng đồng ở những nơi đông dân cư, vùng sâu, vùng xa; Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc học tập và tra cứu…

Thứ tư, thiết kế nền giáo dục mở linh hoạt, liên thông với môi trường và phù hợp với xu thế thời đại. Trước hết, cần linh hoạt trong xây dựng chương trình học tập sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo; khuyến khích người học liên thông, cấp chứng chỉ cho người học đối với từng trình độ và người học đạt được.

Thứ năm, thiết kế nền giáo dục mở dựa trên nền tảng triết lý giáo dục Việt Nam. Nghĩa là hình thành một nền giáo dục mở trên cơ sở 2 mục tiêu sau: Phải đào tạo mỗi người học vừa thành con người xã hội, vừa thành con người cá nhân. Tổng hòa lại hai mục tiêu sẽ là phẩm chất và năng lực người học cần đạt được.

Thứ sáu, thiết kế nền giáo dục mở phù hợp với hoàn cảnh của người học và thực tiễn phát triển của đất nước, như vậy nền giáo dục mới có thể tồn tại và phát triển.

Thứ bảy, hình thành kho tài nguyên và tài liệu giáo dục mở, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, giáo viên. Song song với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần chú trọng các chương trình huấn luyện về phương pháp giảng dạy; tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục mở phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.  

Video liên quan

Chủ Đề