Bóng chuyền du nhập vào việt nam khi nào

Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1895, do Móoc-gan, một giáo viên thể dục thể thao và là chủ nhiệm một câu lạc bộ thể dục thể thao sáng lậpúc đầu, luật chơi đơn giản và được xem như trò chơi vận động cho học sinh và không quá bạo lực như bóng rổ. Ông dùng luới cao khoảng 1,95 m và ruột quả bóng rổ để người ta chuyền qua lưới Sau gần 100 năm phát triển, từ một hình thức chơi đơn giản, Bóng chuyền đã trở thành một môn thể thao hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức thi đấu. Năm 1947, Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế được thành lập tại Paris do ông Pôn – li – bô người Pháp làm Chủ tịch. Năm 1948, Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế đã tổ chức giải vô địch Bóng chuyền nam Châu Âu lần thứ nhất tại Ý. Có 6 đội tham gia và đội Tiệp Khắc đã đoạt chức vô địch. Giai đoạn từ năm 1948 – 1968 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Bóng chuyền thế giới. Dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế, các giải vô địch Châu Âu, thế giới cho nam và nữ đã được tổ chức thường xuyên. Năm 1952, Giải vô địch Bóng chuyền thế giới lần thứ hai cho nam và lần thứ nhất cho nữ đã được tổ chức tại Matxcơva. Các vận động viên nam, nữ Liên Xô (cũ) đã giành chức vô địch. Năm 1956, tại Paris giải vô địch Bóng chuyền thế giới cho nam và nữ đã được tổ chức với số đội tham dự đông đảo. Lần đầu tiên đã có sự tham dự của các đội Châu Á như: Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ấn Độ và một số đội Châu Mỹ như: Mỹ, Brazin, Cuba. Đội nữ Liên Xô (cũ) và nam Tiệp Khắc (cũ) đã đoạt chức vô địch. Năm 1960, lần đầu tiên Bóng chuyền nam Nhật Bản tham gia giải vô địch thế giới. Nhưng chỉ sau hai năm (1962) , với sự tiến bộ nhanh chóng đội nữ Bóng chuyền Nhật Bản đã giành chức vô dịch thế giới tại Matx cơ va.

Năm 1964, lần đầu tiên Bóng chuyền được đưa vào chương trình thế vận hội Olimpic tại Tô-Ki-ô (Nhật Bản). Đội nam Liên Xô (cũ) và nữ Nhật Bản đã đoạt chức vô địch.

Từ năm 1964 đến 1974, do yêu cầu phát triển đã có nhiều thay đổi về luật lệ nhằm làm tăng tính hấp dần cho Bóng chuyền. Cùng với sự hoàn chỉnh về luật lệ, kỹ - chiến thuật cũng không ngừng phát triển và chính những điều đó đã khích lệ sự xuất hiện của nhiều vận động viên ưu tú và các đội mạnh trên thế giới. Gần đây ngoài các đội nam, nữ (Liên Xô), nữ Nhật Bản còn xuất hiện thêm một số đội mạnh, với các lối chơi rất độc đáo như nam Cộng Hoà dân chủ Đức (cũ) (vô địch thế giới năm 1970), nam Nhật Bản (vô địch thế vận hộ Mu – ních năm 1972), nam Ba Lan (vô địch thế giới năm 1974), nữ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, các đội nam, nữ Cuba, đội nữ Brazin, Mỹ...

Năm 1975, đội Bóng chuyền nữ quốc gia Mỹ bắt đầu việc tập huấn trọn năm tại Pasadena, Texas( 1979 chuyển đến Colorado Spring; 1980: Coto De Caza và Fountain Valley, CA; 1985: San Diego,CA).

Năm 1977, đội nam Bóng chuyền quốc gia của Mỹ bắt đầu việc tập huấn trọn năm tại Dayton, Ohio( 1981: chuyển đến San Diego,CA).

Năm 1983, hiệp hội Bóng chuyền chuyên nghiệp được thành lập( gọi tắt là AVP).

Năm 1984, đội Bóng chuyền Mỹ đạt huy chương đầu tiên tại Olympic tổ chức tại Losangeles với đội nam huy chương vàng, nữ huy chương bạc. Cũng tại đây Đại hội Bóng chuyền thế giới được tiến hành. FIVB bầu tiến sĩ Ruben Acota người Mexico làm chủ tịch.

Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn bóng thế giới (FIVB) đã tiến hành các giải chính thức sau:

Giải Bóng chuyền thế vận hội Olympic, 4 năm 1 lần(1976- 1980-1984-1988-1992-1996-....).

Vô địch thế giới, 4 năm một lần(1978-1982-1986-1990...- 1988-...).

chuyền nước ta là việc Hội Bóng chuyền Việt Nam gia nhập Liên đoàn Bóng chuyền Quốc Tế.

Năm 1963, Đại hội Ga-nê-pho Châu Á lần thứ nhất đươc tổ chức. Đội tuyển Bóng chuyền của nước ta đã tham gia và xếp thứ 5 (nhất Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên).

Giai đoạn từ 1954 – 1964, phong trào quần chúng tham gia tập luyện Bóng chuyền đã đươc phát triển khá nhanh chóng và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn (trong giai đoạn này giải nông thôn toàn miền Bắc cũng đã được tổ chức). Phong trào còn được phát triển mạnh trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và sinh viên. Tính cho đến năm 1964, toàn miền Bắc có tới 20 đội Bóng chuyền nam, nữ, có 13 đội hạng A nam và 13 đội hạng A nữ (trong đó có 2 đội Bóng chuyền nam, nữ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội).

Năm 1966, đội tuyển Bóng chuyền nam, nữ Việt Nam đã tham gia Đại hội Ga-nê-pho Châu Á lần thứ hai và xếp thứ 3.

Năm 1968, giải vô địch toàn miền Bắc có 14 đội hạng A nam và 13 đội hạng A nữ tham gia. Tham gia giải lần này còn có đội tuyển của các trường: nam, nữ Trường Đại học Mỏ địa chất, nam trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Cán bộ thể dục thể thao Trung ương nay là Đại học TDTT... Đội nữ Đại học Mỏ địa chất được vào vòng chung kết và xếp thứ 4.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội đã tạo ra cơ hội thuận lợi để phong trào Bóng chuyền phát triển rộng khắp đất nước.

Từ năm 1975 đến 1979 các đội Bóng chuyền nam, nữ phát triển mạnh mẽ (miền Nam chưa có đội nữ).

Năm 1979, lần đầu tiên tổ chức giải vô địch Bóng chuyền toàn quốc, Bộ tư lệnh Biên pphòng giành chức vô địch.

Năm 1987, giải vô địch Bóng chuyền được tổ chức tại Cửu long và thành phố HCM, miền Nam có 5 đội tham gia (vẫn chưa có các đội nữ).

Năm 1988, các đội nữ và nam nước ta đã tham gia thi đấu ở châu Á và khu vực Đông Nam Á.

Từ năm 1990 đến nay, phong trào Bóng chuyền nước ta phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng trên phạm vi toàn quốc, miền Nam đã có các đội nữ tham gia giải các đội mạnh nam, nữ. Các đội A1 nam-nữ được tổ chức có hệ thống, có kế hoạch dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam. Chúng ta đã mời các chuyên gia Trung Quốc, Cuba.. huấn luyện. Việt Nam đã tổ chức nhiều giải thi đấu quốc tế và khu vực. Bóng chuyền nước ta luôn được đánh giá là có khả năng phát triển cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã kết hợp với Liên đoàn Bóng chuyền thế giới mở các lớp đào tạo huấn luyện bậc cao, trọng tài quốc gia và quốc tế. Đây là lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao môn Bóng chuyền nước ta.

Ở Việt Nam Bóng chuyền mang tính xã hội hóa cao, đông đảo quần chúng lao động, quân đội, sinh viên, học sinh, các cơ quan ban ngành đã tích cực tham gia tổ chức tập luyện, đào tạo....àng năm các giải do Uỷ ban TDTT, các bộ , ban ngành, tỉnh, thành, huyện, xã tổ chức đã được nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.

Đối với ngành giáo dục, Bóng chuyền là một môn thể thao phổ cập và nằm trong chương trình giảng dạy chính khoá của các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ở hầu hết các trường đều có phong trào tập luyện, các đội đại biểu, có sân và các trang thiết bị cần thiết để tập luyện Bóng chuyền. Do có sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và các trường, nên ngành giáo dục cũng là một trong số các ngành có truyền thống tốt về phong trào Bóng chuyền.

Năm 1968, Đại hội Bóng chuyền ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp lần thứ nhất được tổ chức, có trên 100 đội nam, nữ tham gia. Hai đội nam, nữ trường Đại học Mỏ địa chất đoạt giải nhất.

Năm 1969, thành lập các đội đại biểu của ngành tham gia giải vô địch hạng a toàn miền Bắc bao gồm: nam, nữ Đại học mỏ Địa chất, nam, nữ Đại học Bách khoa. Các đội tuyển của trường Cán Bộ thể dục thể thao Trung ương và