Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024

Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây, khi chúng ta ghi nhận có ít nhất 3 trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự sát. Điều này gây ra sự chú ý và quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Trong đó, trầm cảm – căn nguyên phổ biến nhất dẫn đến tự sát ở lứa tuổi này đã được đề cập nhiều. Vậy trầm cảm là gì? Các dấu hiệu giúp nhận biết trầm cảm, điều trị và dự phòng rối loạn cụ thể này như thế nào?

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024

(Ảnh minh họa)

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần như: cảm xúc, tư duy và vận động. Trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay hứng thú cũ, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động kéo dài ít nhất 2 tuần. Thường đi kèm thêm các biểu hiện như buồn chán hầu như cả ngày, cảm giác tự ti, ý tượng bị tội và không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, suy nghĩ về cái chết hoặc các hành vi tự sát,… rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon hoặc ăn nhiều.

Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên có phổ biến?

Tỷ lệ mắc trầm cảm chung ở trẻ em là 2%. Ở lứa tuổi vị thành niên, tỷ lệ này dao động từ 5% đến 8%. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở trẻ sau tuổi dậy thì.

Một số yếu tố nguy cơ của trầm cảm bao gồm gia đình có người mắc các rối loạn cảm xúc, có 1 đợt trầm cảm trước đó, thất bại trong học tập, xung đột trong gia đình, quan hệ bạn bè hoặc đi kèm các rối loạn tâm thần như rối loạn hành vi, rối loạn lo âu…Bên cạnh đó, tình trạng bị bắt nạt và dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan đến trầm cảm.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên là gì?

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Các biểu hiện chung thường gặp là:

  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…).
  • Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).
  • Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.
  • Tránh né việc đi học.
  • Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên.
  • Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…
  • Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác).
  • Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.
  • Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.

Điều trị và dự phòng như thế nào?

Trầm cảm hiện tại là rối loạn có thể điều trị ổn định được. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc chẩn đoán và mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.

Các cuộc gặp mặt gia đình, các phương pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tương tác cá nhân (IPT), phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhóm,…là các phương pháp được chứng minh hiệu quả.

Các thuốc được lựa chọn để điều trị thường là các thuốc chống trầm cảm, có thể một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm các thuốc điều chỉnh khí sắc, an thần kinh.

Cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà trường trong việc phát hiện sớm, giáo dục kiến thức, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.

Đối với những trẻ có biểu hiện có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát, cần loại bỏ những vật sắc nhọn hoặc dây thừng trong môi trường xung quanh trẻ và luôn có sự giám sát của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm bác sĩ tâm lý nhi giỏi thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Với gợi ý top 7 bác sĩ của Med247 sẽ giúp phụ huynh có thể tìm thấy những chuyên gia tâm lý trẻ em giàu kinh nghiệm và uy tín nhất.

Khám tâm lý trẻ em là khám gì?

Khám tâm lý trẻ em là quá trình đánh giá và chẩn đoán các khía cạnh tâm lý của trẻ. Qua đó giúp tìm ra các vấn đề cần được giải quyết và đề xuất phương pháp điều trị, hỗ trợ thích hợp nhằm tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Khám tâm lý trẻ em là quá trình đánh giá và chẩn đoán các khía cạnh tâm lý của trẻ

Xem thêm: Dịch vụ bác sĩ tâm lý trị liệu uy tín và tốt nhất hiện nay

Những vấn đề và biểu hiện tâm lý thường gặp ở trẻ em

Vấn đề và biểu hiện tâm lý thường gặp ở trẻ em có thể đa dạng, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như cách giáo dục và môi trường sống. Cụ thể:

Các vấn đề tâm lý thường gặp

Có hai vấn đề chính thường gặp trong tâm lý trẻ em, bao gồm:

  • Vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ: Trẻ em phát triển bình thường cần đạt được các cột mốc quan trọng như vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức và khả năng tự lập. Mỗi mốc tương ứng với độ tuổi sinh học của trẻ.
  • Một vấn đề khác, mặc dù ít được chú ý nhưng lại rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đó là tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, cũng như khả năng tương tác xã hội của trẻ.

Một số biểu hiện của trẻ khi gặp vấn đề tâm lý

Nếu trẻ gặp phải các bất thường liên quan đến hai vấn đề trên, có thể cho thấy trẻ đang trải qua một vấn đề tâm lý. Trong giai đoạn phát triển, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề tâm lý như:

Chậm nói

Đối với những trẻ không bập bẹ nói sau khi tròn 12 tháng, không thể nói được từ đơn sau khi tròn 16 tháng, hoặc không nói được từ đôi sau khi tròn 24 tháng, có thể cho thấy trẻ đang trải qua sự chậm phát triển ngôn ngữ.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Chậm nói là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nói lắp

Tình trạng này ảnh hưởng đến nhịp điệu và sự liền mạch của câu nói. Mặc dù trẻ có ý muốn nói nhưng không thể diễn đạt một cách trôi chảy.

Nói ngọng

Trẻ phát âm sai một số từ khi nói, ví dụ như nói từ “hoa” thành “ha”, “ảnh” thành “ẳn”…

Tự kỷ

Những dấu hiệu của tự kỷ bao gồm chậm nói hoặc đã biết nói nhưng không nói lại, phát âm những từ không có ý nghĩa, giảm tương tác xã hội (như không biết chỉ tay khi đạt được 12 tháng tuổi, ít giao tiếp bằng mắt, ít sử dụng các cử chỉ giao tiếp), thích làm theo ý mình, chơi một mình mà không chia sẻ. Các hành vi không bình thường như đi kiễng gót, quay tròn, ngắm nhìn tay cũng có thể xuất hiện. Những thói quen này thường lặp đi lặp lại theo một trình tự cố định.

Rối loạn lo âu – trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của các dấu hiệu rối loạn lo âu hoặc trầm cảm ở trẻ, vấn đề này thường xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Trẻ có thể sự ít nói, khó ngủ, luôn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, khó tập trung, dễ cáu gắt và dễ kích thích… Trường hợp nặng nhất là khi trẻ có ý định tự tử, điều này chỉ ra tình trạng trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ.

Tăng động giảm chú ý (ADHD)

Các biểu hiện của tình trạng này là trẻ tăng động về hoạt động nhưng thiếu khả năng tập trung vào các kích thích bên ngoài. Ví dụ, trẻ thường tăng động bằng cách chạy nhảy liên tục, không ngồi yên, không thể ngồi yên trong lớp học hoặc ra khỏi vị trí mà chưa được sự đồng ý… Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung vào hoạt động, dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài, hay quên các hoạt động hàng ngày…

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Trẻ răng động giảm chú ý là biểu hiện của trẻ gặp vấn đề về tâm lý

Xem thêm: Khám tâm lý: Thời gian, chi phí và địa chỉ tư vấn chất lượng

Khi nào ba mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ tư vấn tâm lý trẻ em?

Hiện nay, tình trạng rối loạn tâm lý ở trẻ em ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị vẫn còn hạn chế. Để nhận biết những vấn đề tâm lý của trẻ, phụ huynh cần lưu ý đến những biểu hiện sau đây để xem xét đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý nhi.

  • Trẻ không phản ứng khi có kích thích từ môi trường, chậm phát triển ngôn ngữ (chẳng hạn như không bập bẹ nói khi đã 12 tháng tuổi, không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi hoặc nói ít hơn 15 từ đơn khi 24 tháng tuổi…).
  • Trẻ trễ phát triển vận động: Không thể đi khi đã đủ 18 tháng tuổi, không đạt được các mốc phát triển vận động hoặc phát triển chậm có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của trẻ.
  • Trẻ không thể tập trung vào một công việc, thường bị sao nhãng khi học tập, dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ bên ngoài.
  • Trẻ liên tục vận động, thường làm những công việc không thích hợp.
  • Giảm khả năng giao tiếp xã hội: Trẻ ít tương tác với những người xung quanh, thường chơi một mình, thích gây hấn với bạn bè…
  • Những biến cố tâm lý lớn ảnh hưởng đến trẻ như chuyển nhà, thay đổi môi trường sống, mất mát, tang tóc… Trẻ cần có sự quan tâm và chăm sóc từ gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý, vì nếu không, tâm lý của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Trẻ có những thay đổi trong hoạt động hàng ngày, lời nói và cảm xúc, thể hiện nhiều yếu tố tiêu cực như thường xuyên la hét, lo lắng, sợ hãi, buồn bã, tự cô lập trong phòng, mất hứng thú với các hoạt động trước đây trẻ thích, có rối loạn giấc ngủ…

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám tâm lý khi có dấu hiệu

Đặc biệt, sau những biến động tâm lý, nếu phụ huynh nhận thấy các dấu hiệu trên xuất hiện thì cần đưa trẻ đi khám sớm. Có thể trẻ đang gặp phải các vấn đề về stress, lo lắng, căng thẳng, trầm cảm.

Vấn đề tâm lý của trẻ sẽ được cải thiện nếu phát hiện sớm, có sự quan tâm từ gia đình và hỗ trợ điều trị từ bác sĩ tư vấn tâm lý trẻ em. Do đó, nếu trẻ có những bất thường về tâm lý như trên nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.

Xem thêm: Hé lộ danh sách bác sĩ tâm lý online giỏi, uy tín – Med247

Dưới đây là tổng hợp danh sách 7 bác sĩ tâm lý nhi giỏi, tận tâm nhất tại Med247 mà phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn.

Ths.BSNT Nguyễn Minh Quyết

ThS. BS Nguyễn Minh Quyết là bác sĩ tâm thần có nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Ông hiện đang công tác tại khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, đồng thời là giảng viên bộ môn Tâm thần tại Đại học Y Hà Nội.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Bác sĩ Nguyễn Minh Quyết

Hiện tại, bác sĩ Quyết đang nhận khám và điều trị bệnh về tâm lý trẻ em như:

  • Tâm thần, tâm lý Rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Rối loạn tự kỷ
  • Rối loạn tic
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn trầm cảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn stress
  • Rối loạn dạng cơ thể

Thạc sĩ tâm lý Đỗ Minh Trang

Thạc sĩ tâm lý Đỗ Minh Trang hiện đang là giám đốc chuyên môn Trung tâm ứng dụng và phát triển giáo dục hòa nhập Kazuo. Đồng thời là cố vấn chuyên môn Trung tâm ứng dụng và phát triển giáo dục Ban Mai Xanh – Hoài Đức, Hà Nội.

Chuyên sâu:

  • Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng trẻ em, trẻ vị thành niên – Nguyên giám đốc, cố vấn chuyên môn của Trung tâm ứng dụng và phát triển hòa nhập Kazuo.
  • Đánh giá và xây dựng chiến lược can thiệp cho trẻ em có rối loạn phát triển (chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý….). Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân ngắn hạn và dài hạn cho trẻ.
  • Đánh giá, tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em và vị thành niên có các khó khăn về tâm lý (lo âu, trầm cảm, chống đối…).
  • Đào tạo giáo viên, phụ huynh về kỹ năng làm việc với con cái ở các vấn đề khác nhau.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Thạc sĩ tâm lý Đỗ Minh Trang

Ths Tâm lý Trần Thu Hường

Ths tâm lý Trần Thu Hường hiện đang là giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý – giáo dục và can thiệp tích cực. Chuyên sâu:

  • Trực tiếp can thiệp trên 5000 giờ với trẻ có khó khăn về ngôn ngữ.
  • Đào tạo cơ bản và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh.
  • Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ phụ huynh trong việc can thiệp cho trẻ tại nhà, trường học.
  • Tham gia và xây dựng và thúc đẩy hoạt động của đào tạo tập huấn chia sẻ kiến thức liên quan đến m ngữ trị liệu và Tâm lý cho các trung tâm miền Bắc và các tỉnh lân cận.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Thạc sĩ tâm lý Trần Thu Hường

Ngô Phạm Thị Thuý Trinh

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh từng công tác tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố khoa tâm lý. Bác sĩ đã có kinh nghiệm hơn 10 năm công tác chuyên sâu về lĩnh vực tâm lý trẻ em và vị thành niên.

  • Tư vấn, đánh giá và điều trị cho các trẻ từ 0 đến 16 tuổi đang gặp phải các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và hành vi
  • Sàng lọc và đánh giá sự phát triển và năng lực trí tuệ, hành vi, cảm xúc của bệnh nhi để nhận diện những ưu điểm, khiếm khuyết hay rối loạn và hướng hỗ trợ
  • Thực hành trị liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên gặp các vấn đề như tự kỷ, chậm phát triển, tăng động giảm chú ý, các khó khăn tâm lý như lo âu, hoảng sợ, trầm cảm,..
  • Thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm trí tuê, Đo chỉ số thông minh cho trẻ

Các vấn đề:

  • Trẻ nhút nhát, kém tự tin, khả năng tự phục vụ bản thân chưa có.
  • Trẻ gặp khó khăn trong học tập: Không tập trung ở lớp, kém trí nhớ, không muốn đi học, kết quả học tập kém.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Bác sĩ tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh

Nhà tâm lý Nguyễn Huy Kiều Phương

Nhà tâm lý Nguyễn Huy Kiều Phương hiện là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) với hơn 10 năm chuyên sâu các vấn đề tâm lý của người trưởng thành.

  • Tư vấn, tham vấn, trị liệu vấn đề stress, lo âu, trầm cảm độ tuổi người trưởng thành
  • Khám phá, phát triển tiềm năng con người, trí thông minh IQ, EQ,..
  • Chuyên tham vấn, trị liệu các lãnh đạo cấp cao (bảo mật 1:1)
  • Đánh giá, can thiệp các vấn đề tâm lý ở trẻ

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Nhà tâm lý Nguyễn Huy Kiều Phương

Thạc sĩ tâm lý Đỗ Thị Minh Phương

Thạc sĩ tâm lý Đỗ Thị Minh Phương hiện đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Tuệ Tâm với hơn 15 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tâm lý trẻ em và vị thành niên.

  • Tốt nghiệp Ths Khoa tâm lý giáo dục – Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  • Tốt nghiệp Ths Giáo dục đặc biệt – Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Chuyên sâu:

  • Sàng lọc, lượng giá, đánh giá chuyên sâu các vấn đề liên quan đến rối loạn phát triển của trẻ:
  • Tự kỷ
  • Tăng động, giảm chú ý
  • Chậm nói, rối loạn âm lời nói
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ IQ, EQ
  • Lên kế hoạch can thiệp, tham vấn và tư vấn phụ huynh giáo dục con trẻ
  • Đồng hành cùng với phụ huynh trong quá trình giáo dục con

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Thạc sĩ tâm lý Đỗ Thị Minh Phương

Ths. BSNT Nguyễn Hương Quỳnh

Ths.BSNT Nguyễn Hương Quỳnh là bác sĩ Nội Trú tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần – Bệnh Viện Bạch Mai. Hiện đang công tác tại Bệnh Viện Thanh Nhàn Hà Nội khoa tâm thần. Thế mạnh chuyên môn độ tuổi Trẻ vị thành niên và Người trưởng thành:

  • Rối loạn liên quan stress
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn cảm xúc
  • Các vấn đề liên quan giới tính, nghiện chất

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Ths BSNT Nguyễn Hương Quỳnh

Xem thêm: Bật mí 6 bác sĩ tâm thần giỏi và địa chỉ khám bệnh uy tín

Một số lưu ý khi lựa chọn bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ em

Để tìm được một bác sĩ tâm lý nhi giỏi, đáng tin cậy thì cần chú ý những tiêu chí sau:

  • Bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến tâm lý, đặc biệt là tâm lý trẻ em, là một yếu tố quan trọng. Hãy lựa chọn chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với vấn đề đang gặp phải của trẻ.
  • Xem xét công tác tại các chuyên khoa tâm lý của bệnh viện lớn, phòng khám và trung tâm uy tín. Điều này cho thấy chuyên gia đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và tiếp cận với nhiều trường hợp khác nhau.
  • Đánh giá thái độ và năng lực điều trị của chuyên gia. Chuyên gia tốt sẽ có phong cách tư vấn và tham vấn nhẹ nhàng, thuận lợi với trẻ em, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tin tưởng. Bên cạnh đó, kiểm tra xem chuyên gia đã nhận được đánh giá tích cực từ người khác về thái độ và kỹ năng của mình trong việc điều trị.
  • Ưu tiên chọn bác sĩ tư vấn tâm lý trẻ em có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm chia sẻ kiến thức tại các hội thảo, truyền thông và xuất bản sách về tâm lý. Điều này chứng tỏ chuyên gia đã đóng góp vào lĩnh vực và có kiến thức chuyên sâu trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Ba mẹ cần lưu ý khi chọn bác sĩ tâm lý nhi

Xem thêm: Các phòng khám có bác sĩ tâm lý chữa bệnh trầm cảm giỏi nhất

Med247 – Địa chỉ khám và tư vấn tâm lý trẻ em tốt, uy tín

Med247 là một trong những địa chỉ uy tín về khám và tư vấn tâm lý trẻ em. Với sứ mệnh mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho các em nhỏ, Med247 đã nhanh chóng trở thành lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình trong việc chăm sóc tâm lý cho trẻ.

Tâm lý trẻ em là một lĩnh vực đặc biệt và phức tạp. Trẻ em có thể trải qua nhiều khó khăn và vấn đề tâm lý trong quá trình phát triển, từ các rối loạn hành vi, khó khăn học tập, lo âu, trầm cảm, đến các vấn đề gia đình, xã hội và nhiều tình huống khác. Đó là lý do tại sao sự chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em rất quan trọng.

Med247 hiểu rằng việc chăm sóc tâm lý cho trẻ em đòi hỏi sự tận tâm và kiến thức chuyên môn. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ tâm lý nhi giàu kinh nghiệm, Med247 cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị chất lượng cao cho trẻ em ở mọi độ tuổi.

Bs nguyễn văn phi trầm cảm ở trẻ nhỏ năm 2024
Med247 – Địa chỉ khám và tư vấn tâm lý trẻ em hàng đầu Việt Nam

Môi trường tại Med247 rất thoải mái và thân thiện với trẻ em. Các chuyên gia tâm lý tại đây đã tạo ra một không gian an toàn và đáng tin cậy cho trẻ em thể hiện cảm xúc và chia sẻ những suy nghĩ của mình. Bằng cách tạo một môi trường tin cậy và hỗ trợ, Med247 giúp trẻ em cảm thấy thoải mái để khám phá và giải quyết những vấn đề tâm lý.

Thông tin liên hệ

Med247 là địa chỉ hàng đầu về khám và tư vấn tâm lý trẻ em. Để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất, hãy liên hệ ngay theo thông tin sau:

Med247 – Phòng khám Bác sĩ Gia đình 4.0

  • Địa chỉ:

+ CS1: Số 9 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội + CS2: Nhà D5 Dreamland Tây Hồ, 107 Xuân La, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội + CS3: Mộc Lan 6-28 Vinhomes Greenbay, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội + CS4: Tầng 1, Chung cư Bộ Quốc Phòng, 16B Nguyễn Thái Học, Quận Hà Đông, Hà Nội

  • Hotline: 1900.636.115
  • Website: https://med247.vn/

Trên đây là thông tin gợi ý top 7 bác sĩ tâm lý nhi giỏi và tận tâm tại Med247. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, sẽ giúp phụ huynh tìm thấy những chuyên gia tâm lý trẻ em dày kinh nghiệm và uy tín nhất. Để được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với Med247.