Các thôn lâm thành xã thành lâm tỉnh thanh hóa

Cuối năm 2021, gia đình anh Lò Văn Phán, ở thôn Bầm, xã Thành Lâm được Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng" của Viện Môi trường và Phát triển bền vững hỗ trợ trồng hơn 14.000 giống gốc cây Sói rừng. Nguồn giống gốc được lấy từ trong rừng cộng đồng của xã Thành Lâm, thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và mua từ một số tỉnh ở phía Bắc.

Các thôn lâm thành xã thành lâm tỉnh thanh hóa

Bên cạnh đó, anh Lò Văn Phán được Dự án hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Sói rừng, tiêu chuẩn hom giống, hạt giống, điều kiện làm vườn ươm, cắt hom và xử lý hom, cách pha thuốc kích thích để hom rễ; kỹ thuật nhân giống từ hạt, xử lý hạt giống, gieo hạt trên luống, trên bầu, lượng nước tưới, bón phân, làm cỏ, quản lý sâu bệnh, đảo bầu; tiêu chẩn cây xuất vườn từ hom và hạt.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên giống cây Sói rừng của gia đình anh Phán sinh trưởng và phát triển tốt, đã bán cây giống cho các hộ dân cam kết tham gia trồng cây Sói rừng trên địa bàn xã; ngoài ra, anh Lò Văn Phán còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho một số người dân trong thôn.

Anh Lò Văn Phán, thôn Bầm, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước có trên 98% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, nằm trong vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, có nhiều loài thảo dược và có thể trồng được nhiều loài dược liệu dưới tán rừng để làm bài thuốc gia truyền chữa các loại bệnh từ cây rừng tự nhiên, trong đó có cây Sói rừng.

Cây Sói rừng còn gọi tên khác là Sói nhẵn, chè rừng, chè dại, là cây thuốc bản địa của người dân ở vùng đồi, núi rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Hiện có 2 loài họ Hoa Sói là Sói đứng và Sói rừng, trong đó Sói đứng chiếm đa số, người dân ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thường dùng lá chè nấu nước uống và làm men rượu.

Các thôn lâm thành xã thành lâm tỉnh thanh hóa

Theo Y học cổ truyền, cây Sói rừng có vị đắng, tính ấm, dùng để kháng khuẩn, tiêu viêm, hoạt huyết, trừ phong thấp. Dân gian thường dùng cây Sói rừng để chữa các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, đau nhức xương khớp, gãy xương. Ngâm rượu cây sói rừng uống chữa tức ngực, đau nhức xương khớp; toàn cây trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều và viêm phổi. Lá Sói rừng trị ho, giã đắp chữa rắn cắn.

Trong y học hiện đại, cây Sói rừng chữa trị bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi, gan, tuyến tụy, trực tràng, cuống họng, bệnh bạch cầu và các khối u ác tính khác… Ngoài ra, cây Sói rừng còn có công dụng điều trị bệnh giảm tiểu cầu, kháng khuẩn, Tụ cầu vàng gây bệnh viêm da, mũi và các chủng vi khuẩn kháng thuốc; giảm viêm nhiễm và giảm bệnh nặng do virus, như virus cúm AH1N1; hỗ trợ điều trị Hội chứng tổn thương phổi cấp tính (ALI) hoặc Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); điều chỉnh miễn dịch và chống viêm…

Ngoài ra, cây Sói rừng là làm cây thuốc, làm chè uống, ăn quả, làm cây cảnh và các giá trị khác. Cây Sói rừng cho tinh dầu mùi hương độc đáo có thể sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…Thời gian trồng cho đến khi thu hái là 2 năm, giá thu mua cả cây Sói rừng khô trên thị trường khoảng 90.000 đồng/1kg.

Các thôn lâm thành xã thành lâm tỉnh thanh hóa

Để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây Sói rừng, Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP - GEF), Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) đã phối hợp với UBND huyện Bá Thước triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch ở cộng đồng người Thái tại xã Thành Lâm". Mục tiêu của Dự án là xây dựng vườn cây giống gốc Sói rừng năng suất, chất lượng trên 3.000 cây, từ 3 đến 4 năm tuổi; phấn đấu có 50 hộ dân trên địa bàn xã Thành Lâm đăng ký tham gia trồng 21.500 cây Sói rừng, với diện tích 1,5 ha đất vườn rừng, đất vườn nhà. Hiện có 28 hộ dân ở các thôn Bầm, Leo, Đôn đã tham gia trồng cây Sói rừng, các hộ dân được Dự án hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân, làm cỏ, tưới nước; kỹ thuật nhân giống cây Sói rừng.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Khánh, Trường Đại học Dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền

Việc triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch cộng đồng người Thái, xã Thành Lâm" không chỉ bảo tồn loài cây thuốc bản địa mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Nhằm phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, đất rừng cùng với kinh nghiệm về chế biến và sử dụng cây thảo dược tự nhiên làm thuốc của người dân, xã Thành Lâm (Bá Thước) đang phát triển mô hình trồng cây Sói dưới tán rừng, mở ra cơ hội tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây.

Các thôn lâm thành xã thành lâm tỉnh thanh hóa

Bà Hà Thị Thưa, thôn Leo, xã Thành Lâm (Bá Thước) thu hái cây Sói rừng.

Xã Thành Lâm có tới 98,1% người Thái sinh sống, nằm trong vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ có nhiều loài thảo dược và cũng có thể trồng được nhiều loài dược liệu dưới tán rừng. Từ bao đời nay, người Thái ở xã Thành Lâm đã nổi tiếng với những bài thuốc gia truyền chữa các loại bệnh từ cây rừng tự nhiên. Trước đây, do người dân thường tự lên rừng tìm hái thuốc về chữa bệnh cho gia đình và những người địa phương. Qua thời gian khai thác tự nhiên mà không có sự chủ động bảo tồn nhân giống khiến nguồn cây thuốc trong tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng. Trăn trở với điều đó, bà Hà Thị Thưa, 63 tuổi, thôn Leo là người có kinh nghiệm làm thuốc chữa bệnh từ các cây rừng tự nhiên đã tự học hỏi đem cây Sói rừng về trồng và nhân giống. Hiện nay, gia đình bà đã trồng được 500m2 cây Sói rừng dưới tán cây ven đồi. Theo bà Thưa, cây Sói rừng còn có tên gọi khác là Sói nhẵn, chè rừng, chè dại. Đây là cây thuốc bản địa của người dân ở núi rừng Pù Luông từ bao đời nay. Hiện có 2 loài là Sói đứng và Sói rừng, trong đó Sói đứng chiếm đa số, người dân sinh sống trong vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thường dùng lá Sói rừng nấu nước uống và làm men lá ủ cơm, ngô nấu rượu. Cây Sói rừng có vị đắng, tính ấm, dân gian thường dùng để chữa các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, đau nhức xương khớp, gãy xương, giã đắp chữa rắn cắn. Ngâm rượu cây Sói rừng uống để chữa tức ngực, đau nhức xương khớp. Thời gian trồng cho đến khi thu hái là 2 năm, hiện giá thu mua cả cây Sói rừng khô khoảng 30.000 đồng/1kg.

Được biết, cây Sói rừng thường sống nhiều nhất dưới tán rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và một số huyện miền núi của tỉnh. Để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc bản địa - cây Sói rừng, tháng 7-2021, Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP - GEF), Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) phối hợp với UBND huyện Bá Thước tổ chức thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch ở cộng đồng người Thái tại xã Thành Lâm”. Mục tiêu của dự án là xây dựng vườn cây giống gốc Sói rừng năng suất, chất lượng từ 3.000 cây 3 - 4 năm tuổi, với diện tích trồng 0,25 ha. Đến nay, dự án đã thu hút được 59 hộ dân cam kết trồng trong vườn nhà, vườn rừng khi được cung cấp cây giống và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón cây. Hiện đã có 5 hộ gia đình tham gia xây dựng vườn giống gốc (đã trồng được hơn 4.000 cây trên diện tích 0,55 ha). Nguồn giống gốc được lấy từ rừng cộng đồng của xã Thành Lâm và mua từ tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, dự án đã ươm được 15.000 cây con từ hạt, 6.000 hom cây dạng bầu vườn giống Bắc bộ, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để cung cấp cây giống cho các hộ cam kết tham gia trồng.

Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Thành Lâm, cho biết: Việc triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch cộng đồng người Thái, xã Thành Lâm” là rất cần thiết, không chỉ bảo tồn được loài cây thuốc bản địa mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Đây là loài cây đa tác dụng, làm cây thuốc, chè uống nước, ăn quả, cây cảnh và các giá trị khác. Ngoài ra, cây Sói rừng còn chiết xuất tinh dầu với mùi hương độc đáo, làm sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… Trong lễ hội du lịch Pù Luông năm 2022 tổ chức vào dịp 30-4 và 1-5, người dân trong xã đã thu hái và chế biến thành 2 loại sản phẩm chè, trà Sói rừng (15kg chè Sói rừng dạng sấy khô và 320 hộp trà Sói rừng dạng túi lọc) đã được trưng bày và bán cho du khách. Đây là cơ hội để địa phương khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển các sản phẩm từ cây Sói rừng trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách đến với Pù Luông. Cấp ủy, chính quyền xã Thành Lâm đánh giá cao mô hình trồng cây Sói rừng và mong muốn các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển, mở rộng diện tích, tạo nhiều việc làm để giúp người dân nâng cao thu nhập. Ngoài ra, địa phương khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các sản phẩm chế biến từ cây Sói rừng để đăng ký sản phẩm OCOP.