Các trường hợp vi phạm đạo đức nhà báo

13:16' - 24/12/2018

BNEWS Mấy ngày qua, những người làm báo cả nước lại tiếp tục rúng động trước thông tin một nữ phóng viên bị bắt ngay gần tòa soạn khi đang nhận 70.000 USD của một doanh nghiệp nước ngoài.

Thời gian gần đây, khá nhiều vụ việc lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, nhận hối lộ đã bị phát hiện, đưa ra ánh sáng. Những đối tượng vi phạm bị bắt, khởi tố, thậm chí lãnh án tù - cái giá họ phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho những người làm báo đang có biểu hiện “tha hóa, biến chất”. Mấy ngày qua, những người làm báo cả nước lại tiếp tục rúng động trước thông tin một nữ phóng viên bị bắt ngay gần tòa soạn khi đang nhận 70.000 USD của một doanh nghiệp nước ngoài. Đáng chú ý là đây không phải là lần đầu cô này có hành vi tống tiền doanh nghiệp. Vụ việc một lần nữa làm xấu đi hình ảnh, gây ảnh hưởng đến những người làm báo cách mạng chân chính.

*Không chỉ là 70.000 USD…

Từ chiều 18/12, báo chí cả nước đã nhanh chóng thông tin vụ việc nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình, sinh năm 1978, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận bị bắt khi đang nhận 70.000 USD của Công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở Bắc Giang. Ngay sau đó, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang lên tiếng khẳng định, hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định tạm giữ hình sự nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình do có hành vi cưỡng đoạt tài sản. Trong Bộ luật hình sự năm 2015, Khoản 4 và 5 Điều 170 quy định rõ: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12- 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." Như vậy, với tội danh cưỡng đoạt tài sản, nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình có thể sẽ phải đối mặt với mức án từ 12-20 năm tù. Cục trưởng Cục Báo chí [Bộ Thông tin và Truyền thông] Lưu Đình Phúc cũng thông tin cho biết: Ở các địa phương, thời gian qua không ít các cơ quan báo chí đã chạy theo lợi nhuận kinh tế, sử dụng những phóng viên, cộng tác viên chưa đủ tiêu chuẩn, thiếu đạo đức, yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến để xảy ra vi phạm. Cụ thể là vào tháng 10/2018, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang Ngô Văn Khích đang có hành vi cưỡng đoạt 50 triệu đồng của một doanh nghiệp tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Khích khai nhận là đang làm cộng tác viên cho một số trang thông tin điện tử, lợi dụng danh nghĩa này Khích đã về Thanh Hóa gặp một số doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội để tìm hiểu về các sai phạm. Đầu tháng 1/2018, Công an tỉnh Bắc Giang cũng bắt giữ 3 phóng viên thử việc Thời báo Làng nghề Việt khi đang tống tiền một cá nhân 50 triệu đồng... Năm 2017, Cục Báo chí đã tiến hành xử phạm vi phạm hành chính đối với 27 trường hợp. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 714 triệu đồng. Cục đã thu hồi 1 giấy phép hoạt động báo chí và 10 thẻ nhà báo đối với các trường hợp sai phạm. Cũng trong năm 2017, Cục đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đình bản tạm thời 5 cơ quan báo chí, trong đó có 4 trường hợp bị đình bản 3 tháng. Từ đầu năm 2018 đến ngày 20/12/2018, trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 44 trường hợp, tổng số tiền phạt là hơn 967 triệu đồng. Cơ quan chức năng cũng đã tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng đối với 1 trường hợp do có sai phạm; thu hồi 8 thẻ nhà báo...

* …Cảnh báo về sự xói mòn đạo đức người làm báo

Thật đáng buồn khi phải thừa nhận rằng sự xói mòn đạo đức người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra trong ngành truyền thông. Áp lực lợi nhuận, thời gian hoàn thành công việc đã khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ, phóng viên báo chí không chỉ "vô tình" mà là sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức người làm báo. Liên quan đến việc xử lý vi phạm đạo đức nghề báo của hội viên, thống kê từ Hội Nhà báo Việt Nam từ đầu năm đến ngày 21/12/2018 cho thấy: Hội đã xử lý 8 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp bị khai trừ và thu hồi thẻ hội viên [ông Hồ Minh Sơn – nguyên Phó Tổng Biên tập kiêm Trưởng cơ quan đại diện Thời báo Sông Mê Kông khu vực phía Nam và bà Trần Thị Tuyết Diệu-hội viên Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên]. Có 6 trường hợp khác đang làm thủ tục để ra quyết định khai trừ và thu hồi thẻ hội viên. Riêng với vụ việc của phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận, Phó trưởng Ban Kiểm tra [Hội Nhà báo Việt Nam] Hà Kim Chi khẳng định: Ngày 20/12, Ban đã có công văn gửi Công an tỉnh Bắc Giang. Trong đó, Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định hành vi nhận số tiền 70.000 USD từ doanh nghiệp của Đào Thị Thanh Bình [Báo Thương hiệu và Công luận] là vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người làm báo. Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Công an tỉnh Bắc Giang điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho hay: Trong số những hành vi không chuẩn mực của người làm báo hiện nay, có những hành vi do người làm báo còn non yếu về trình độ, bản lĩnh chính trị, nhưng cũng có những hành vi cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm về đạo đức nghề nghiệp.

Nhà báo Hồ Quang Lợi cũng khẳng định rằng: Không có sai phạm nào chỉ một người, sai phạm của một cá nhân hay một tập thể đều liên đới đến người quản lý, điều hành tổ chức đó. Khi xử lý một sai phạm liên quan đến cơ quan báo chí, người chịu trách nhiệm trực tiếp, đầu tiên trước pháp luật là người đứng đầu, quản lý đơn vị báo chí; sau đó là những người liên quan, người trực tiếp gây ra sai phạm.

Bởi vậy, xây dựng đạo đức báo chí là xây dựng một cách làm nghề trong cả dây chuyền hoạt động báo chí, đảm bảo từ khâu đầu đến khâu cuối đều phải thực hiện theo nguyên tắc, chuẩn mực. Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc cho rằng: Từ góc độ quản lý thì vụ việc của phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận không chỉ là vi phạm của cá nhân phóng viên mà qua đó còn cho thấy sự buông lỏng quản lý của cơ quan báo chí nơi phóng viên công tác.

Trước vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh người làm báo vừa xảy ra, Cục trưởng Lưu Đình Phúc cho rằng để hạn chế những vụ việc đáng tiếc như trên, trước hết các cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm quản lý phóng viên, cộng tác viên trong tòa soạn.

Cục Báo chí sẽ sớm có văn bản yêu cầu các cơ quan báo chí cập nhật danh sách các cộng tác viên. Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ tăng cường truyền thông về đường dây nóng, tiếp nhận thông tin phản ánh sai phạm, lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu doanh nghiệp tại số điện thoại 0865.282828 và địa chỉ email: ./.

>> Bắt giữ nữ phóng viên nhận 70.000 USD của doanh nghiệp

[PLO]- Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo [Hội đồng] - Hội nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban biên tập báo Lao động.

Liên quan đến việc Phóng viên Đào Tuấn [Báo Lao Động] được cho là có lời lẽ xúc phạm tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ’Hen Niê, ngày 8-1, Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo [Hội đồng] - Hội nhà báo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban biên tập báo Lao động.

Theo đó, văn bản này nêu rõ qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, qua phản ánh của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, Hội đồng được biết: Tối 6-1, đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2017 diễn ra tại Nha Trang, cô gái người Ê Đê ’Hen Niê trở thành tân Hoa hậu Hoàn vũ.

“Sau đó trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động, là chủ tài khoản Facebook có tên Đào Tuấn đã viết status với lời lẽ không đúng mực, xúc phạm uy tín, danh dự của tân Hoa hậu”, văn bản cho hay.

Cũng theo văn bản này, căn cứ 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, việc làm trên là chưa thực hiện điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Qua đó, Hội đồng đề nghị Hội đồng xử lý vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, Báo Lao động, Ban biên tập Báo Lao động có công văn giải trình   và cung cấp tài liệu,  thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên để có cơ sở và căn cứ báo cáo với lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí.

VIỆT LINH

A: Mở ĐầuI: Tính cấp thiết của đề tài.Trong những năm qua báo chí xác lập một vai trò to lớn trong đờisống tinh thần. Báo chí phát triển nhanh về số lượng, chất lượng loạihình. Đời sống báo chí ngày càng trở nên sống động hơn. Báo chí ngàycàng phát triển theo hướng hiện đại thì đòi hỏi người làm báo càngnhanh, nhạy bén để chủ động đưa thông tin một cách sớm nhất, hấp dẫnnhất đến với bạn đọc và cũng để cạnh tranh thông tin với các tờ báo khácvì tính hấp dẫn của tờ báo, dù đó là báo viết, báo hình, báo nói hay báođiện tử. Chính đòi hỏi này đã tạo nên những “áp lực vô hình” đối vớingười làm báo, đôi khi buộc họ phải xoay sở bằng mọi cách để có thôngtin mới, trong đó có việc lấy nguồn tin từ đồng nghiệp. Điều này dẫn đếnmột hình thức vi phạm đạo đức nghề nghiệp khá phổ biến trong nghề báohiện nay là vi phạm trong khai thác và xử lý nguồn tin. Đạo đức nhà báokhông chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báođó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nóiriêng. Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêucực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướngtăng lên.Đạo đức của người làm báo trong việc khai thác và xử lý thông tin làvấn đề nóng hổi hiện nay. Một số phóng viên và tờ báo đang coi nhẹ việckiểm chứng và xác thực các nguồn tin, dẫn tới hậu quả thông tin đưa lênmặt báo sai sự thật đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của báo chí đối vớicông chúng. Sự sa đà đã tới mức có dấu hiệu đáng báo động về sự xuốngcấp của đạo đức nghề nghiệp.Chính vì vậy trong đề tài này chủ yếu tập trung vào vấn đề đạo đứcnhà báo trong khai thác và xử lý nguồn tin, đưa thông tin tới công chúng,bạn đọc.1II: Đối tượng nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đạo đức nhà báo Việt Nam, điềunày thể hiện qua các tác phẩm báo chí, hành vi ứng xử của họ báo đượcthể hiện chủ yếu thông qua các tác phẩm báo chí, vì vậy mà trong đề tàinày tập trung nghiên cứu các tác phẩm báo chí làm hướng phân tích.Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế, dovậy mà khi triển khai hướng đề tài này phải mang tính khách quan, kếthợp tính chủ quan, nhưng tính khách quan mang lại cho bạn đọc cái nhìnthực tế hơn, vì đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và hạn chếdù hạn chế chiếm số ít hơn , nhưng trong đề tài này cần nhấn mạnh tiệucực những biểu hiện tiêu cực đạo đức nhà báo hiện nay.III: Phạm vi đề tàiTrong đề tài nghiên cứu những vi phạm đạo đức nhà báo thì đề tàitập trung vào nghiên cứu những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà báo trongkhai thác và xử lý thông tin,đưa thông tới công chúng bạn đọc.IV: Phương pháp làm đề tàiĐể hoàn thành tốt đề tài vi phạm đạo đức nhà báo trong khai thác vàxử lý thông tin thì em có sử dụng các tài liệu tham khảo, sác, báo,internet... dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh...2B. Nội DungI: Vai trò của báo chí và đạo đức người làm báo1: Vai trò báo chí .Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Báo chí ra đời lànhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự phát triểncủa báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin - giao tiếptrong xã hội. Sự ra đời của báo chí chính là một cột mốc quan trọngđánh dấu nhu cầu thông tin- giao tiếp đã ở một mức độ nóng bỏng, cấpthiết hơn rất nhiều và khả năng đáp ứng của các phương tiện truyền tinđã đạt đến trình độ cao hơn hẳn trước đó.Các nội dung thông tin báo chí và nhu cầu thông tin cơ bản củangười dânViệc bảo đảm quyền được thông tin của người dân thông qua báochíđược thể hiện trên mấy phương diện chủ yếu sau: Thứ nhất, báo chíthông tin về chủ trương, chính sách, các quy định về pháp luật trên mọimặt đời sống. Những văn bản này theo luật định người dân có toànquyền tiếp cận và thực tế việc phổ biến pháp luật đến người dân cũng làmột ưu tiên trong chính sách của chính phủ. Tuy nhiên do sự hạn chế vềkinh tế- xã hội cũng như tập quán làm việc nên việc trực tiếp đưa phápluật đến người dân của cơ quan công quyền còn nhiều rào cản. Báo chíchính là kênh hữu hiệu phổ biến pháp luật đến công chúng.Báo chí cung cấp thông tin về các sự việc giúp chúng ta nắm rõ hơnnhững vấn đề quan trọng đối với chúng ta.Báo chí phê bình và tranh luận để đảm bảo rằng thông tin phải đượckiểm chứng và xem xét từ mọi góc độ.Và báo chí điều tra và kiểm chứng để đảm bảo rằng quyền lực đượckiểm tra và những người ra quyết định phải chịu trách nhiệm.3Tất cả những vai trò trên được thực hiện là nhờ thông tin báo chíphản ánh từ những việc nhỏ tới những sự kiện lớn nhất.Trong hoạt động của mình, báo chí nước ta đã chủ động tích cựctuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chínhphủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninhquốc phòng, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng,Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổimới và hội nhập quốc tế. Đồng thời, báo chí cũng góp phần mở rộng quanhệ đối ngoại; quảng bá ra thế giới hình ảnh đất nước và con người ViệtNam thanh bình, thân thiện, là địa chỉ tin cậy của khách du lịch và cácnhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao vị thế Việt Nam trên trườngquốc tế. “Báo chí luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng cách mạng, gặt háiđược nhiều thành tựu. Chính báo chí đã góp phần kiến tạo bầu không khídân chủ trong xã hội, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho việc triển khai thuậnlợi đường lối đổi mới của Đảng. Báo chí ngày càng thể hiện tốt hơn vaitrò vừa hướng dẫn dư luận xã hội, vừa tham gia có hiệu quả phản biện xãhội”.Có thể nói, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần quan trọngvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, trong thời đại thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, báochí nước ta bộc lộ rõ những hạn chế, bất cập, non kém. Đó là, vẫn cònhiện tượng “thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác, không đúng sựthật, thiếu toàn diện, thiếu cân nhắc sự lợi hại, đưa đậm các mặt trái, mặtyếu kém, các vụ án và các tệ nạn xã hội trên trang nhất”; “thông tin dễdãi, xa rời tôn chỉ mục đích, bình luận một chiều, lên án thái quá, thậmchí quy chụp”, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cáchmạng, gây tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin của nhân dân đối với các cơquan báo chí; “khuynh hướng tư nhân hóa, thương mại hóa báo chí, tư4nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí có xu hướng gia tăng”; vẫncó nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và bị xử lý hình sự …2: Đạo đức nhà báo trong việc truyền tải thông tin tới côngchúng.Nghề nào cũng cần có đạo đức. Từ một bà hàng cơm, một chú xeôm, một nghệ sỹ đến một nhà doanh nghiệp…. tất thảy đều cần có đạođức trong cái nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi. Với một nhà báo những người luôn được coi là đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thì đạođức lại càng cần phải luôn được đề cao…Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầymình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, conchữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật vàđạo đức nghề nghiệp. Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằngtiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộcvào bản lĩnh của mỗi người làm báo.Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức màmọi bài giảng đều là không đủ. Giáo trình duy nhất, trường học cần thiếtnhất chính là bản thân nội tại con người họ.Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thứchọ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm. Điều khiến xã hội sợ hãilà một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm. Biết rung cảm trướcnhững đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dânnghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mìnhvà của đồng nghiệp.Đạo đức nghề nghiệp báo chí có cả mặt tích cực và mặt hạn chế.Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực vềđạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên.Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhànước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả,5báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sựthật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địaphương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…Một bộ phận báo chí vì lo doanh thu, hoặc yếu kém về chuyên mônmà chạy theo thị hiếu tầm thường, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đứcnghề nghiệp đang làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ báogiới nước nhà.Theo các nhà báo giàu kinh nghiệm, có nhiều hình thức vi phạmĐạo đức nhà báo khá phổ biến hiện nay như đưa thông tin sai các vấn đềvề tư tưởng chính trị, do nhận thức non kém; những sai phạm về thông tinđối ngoại, do sự tắc trách cẩu thả; đưa tin sai và không có lợi về kinh tếdo không hiểu thấu đáo vấn đề hoặc có động cơ không tốt; đưa thông tinvề các vấn đề xã hội nhưng giật gân để “câu khách”… Riêng sai phạm vềkhai thác và xử lý nguồn tin là việc tùy tiện sử dụng thông tin trên cácbáo khác mà không để trích dẫn nguồn tin; là việc đưa thông tin sai dohoàn toàn tin tưởng vào nguồn tin mà không có sự kiểm chứng cần thiết.Tuy là hiện tượng mới nhưng đã sớm trở thành một tình trạng phổ biến vàđược nhiều nhà báo thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm nghề nghiệp xemđó như là một công việc hiển nhiên với mục đích cung cấp thông tin mớinhất cho bạn đọc. Với sự phát triển ồ ạt của báo mạng và sự hỗ trợ đắclực của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà báo sao chép mộtcách vô tư các thông tin trên mạng Internet rồi cho đăng trên báo mìnhmà không cần đăng nguồn trích dẫn, hay kiểm chứng xem thông tin đó cóđúng không. Hiện tượng này thường diễn ra ở một số ít nhà báo vì nhữnglý do kinh tế, chạy theo đầu bài, hoặc vì lý do chưa nhận thức đầy đủ vềchức năng nhiệm vụ của báo chí, hoặc do yếu kém về chuyên môn, từ đólàm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của báo giới.Thông tin của báo chí không chỉ tác động đến một, hai người mà cảtriệu người. Những thông tin thiếu trung thực, kiểu giật gân, thiên lệch,6thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, cá nhân. Códoanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí...II: Thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo.Chúng ta có đội ngũ 17.000 nhà báo được cấp thẻ và cơ bản các nhàbáo đều hoạt động rất tốt, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ nhà báo.Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, những tiêu cực trong xã hội ít nhiềuảnh hưởng đến những người làm báo. Một số người trong hoạt động cóbiểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp: lợi dụng danh nghĩa để vòi vĩnh,trục lợi, đặt điều kiện để thông tin, đấu tranh chống tiêu cực không trongsáng… thậm chí vi phạm pháp luật.Làm báo là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, bởi lẽ, nghề báo cóquan hệ với số đông, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến côngchúng và góp phần tạo nên dư luận xã hội. Do tính chất đặc thù như vậynên đạo đức người làm báo luôn được coi trọng, nhất là trong thời buổicơ chế thị trường hiện nay, việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, viphạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thờigian vừa qua chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệpnhà báo. Bởi những vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệucủa vi phạm pháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uytín và danh dự của người khác... Những hành động sai trái này đang diễnra hàng ngày hàng giờ trong thực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo ViệtNam.Trong những năm gần đây, với sự quản lý chặt chẽ và kiên quyết xửlý những trường hợp vi phạm của cá nhân và đơn vị trong quá trình hoạtđộng báo chí thì đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn là “đề tài nóng” trêncác diễn đàn, các Hội thảo bàn về báo chí. Biểu hiện rõ nhất của tìnhtrạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là đưa thông tin sai sự thật, khôngchính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, lợi ích của tổ chức,doanh nghiệp... Trên các trang báo mạng, báo in đăng tải quá nhiều các7vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục; khai tháccác khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của cácngười mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực... Có không ít nhà báolợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làmquảng cáo; có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyênđịa chỉ, tên thật dẫn đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt. Nhiềutrường hợp nhà báo sao chép, sử dụng tin bài của người khác mà khôngcó sự đồng ý của tác giả, hoặc dùng phương tiện của báo chí để lăng xê,tâng bốc người này, dìm người khác với mục đích lợi ích cá nhân.Chạy theo tính nhanh nhạy, giật gân, câu khách của tin tức, một sốnhà báo đã thiếu thận trọng, trung thực trong điều tra sự việc, hiện tượnggây ra những hậu quả hết sức nặng nề.Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làmbáo biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo. Cónhiều ý kiến đề cập đến nguyên nhân của tình trạng này. Một số ngườicho rằng trong cơ chế thị trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung cầu, tức là làm thoả mãn các nhu cầu theo sở thích của người tiêu dùng.Tác động của cơ chế này cộng với sự buông lõng quản lý của cơ quan báochí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế hơnlợi ích xã hộiCó thể thấy một vài ví dụ như nhà báo lợi dụng danh nghĩa để ép cácdoanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo, hoặc những trường hợp viết bài vềcác vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống như tệ nạn xã hội, hành vi xâm hạitrẻ em mà để nguyên tên và địa chỉ khiến cho nhân vật trong bài vì quáxấu hổ mà dẫn đến những hành vi cực đoan như tự tử… Thường trongnhững trường hợp này nhà báo sẽ không bị xử lý về mặt pháp luật, thếnhưng, nó đặt phóng viên vào tình cảnh phải chọn để làm hoặc không làmđiều đó.8Một ví dụ điển hình gần đây nhất, vi phạm nghiêm trọng “Đạo đứcnghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” đó là một nhà báo đã bịa racâu chuyện giật gân về quan hệ bố chồng - nàng dâu rồi đưa lên mộttờ báo điện tử, đăng trên một số trang báo ngày 18/9, với nội dung đưathông tin về vụ việc xảy ra tại xã Tân Trung, theo đó ông A. [58 tuổi] đãcùng nàng dâu [36 tuổi] quan hệ tình dục trong khi người con trai đi làmxa. Trong lúc quan hệ, cô con dâu bị chứng co thắt âm đạo khiến ông bốchồng không thể tách ra được. Sau đó cả 2 người được đưa đi bệnh việntỉnh cấp cứu trong tình trạng dính chặt vào nhau. Ngay lập tức rất nhiềutờ báo mạng khác đã tin vào sự chính thống của tờ báo này để sao chépvà đưa lên trang thông tin của mình, vô hình chung đã nhân bản rộng rãimột sai phạm nghiêm trọng.Tuy nhiên cũng ngay sau đó, các báo đăng tải bài viết trên đã lêntiếng cải chính thông tin sai sự thật do phóng viên "thiếu sót trong nghiệpvụ, nghe thông tin một chiều mà không xác minh" và xin lỗi độc giả, nhưtrên báo Dân trí co bài viết Vụ bố chồng “dính” nàng dâu chỉ là tin đồnthất thiệt với nội dung [Dân trí] - Sáng 20/9, bà Lê Thị Hưởng, đại diệnlãnh đạo xã Tân Trung [thị xã Gò Công, Tiền Giang] khẳng định, thôngtin bố chồng loạn luân với nàng dâu rồi bị "dính" chỉ là tin đồn thất thiệt.Ngay khi thông tin này đưa ra tạo ra nhiều dư luận xã hội khác nhau,trên báo chí xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều bài viếtnêu ra vấn đề nhà báo vi phạm đạo đức trong quá trình tác nghiệp khi màthông tin chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên sự việc đã được xác minh vàkhẳng định lại rằng không chính xác. Cho dù đã được “minh oan” nhưngchắc chắn "sự cố" này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người bịnhắc đến trong bài viết và chính quyền địa phương. Qua sự việc nàyngười làm báo nhận ra được nhiều điều quan trọng khi thông tin đưa sạisự thật.9Vi phạm đạo đức nhà báo không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tinsai lệch mà nhà báo không chỉ vi phạm đạo đức nhà báo mà còn vi phạmđến luật báo chí, điển hình như vụ nhà báo Hoàng Khương: “Ngày 27-12,Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tiến hành xét xử vụ ánNguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương, nguyên phóng viên báoTuổi trẻ về tội “Đưa hối lộ”. Đây là phiên tòa rất nhận được sự thu hútcủa báo giới… Ông Khương thừa nhận trước tòa, việc đưa tiền để nhờngười có thẩm quyền giải quyết cho lấy xe vi phạm khi chưa đủ điều kiệnlà sai, nhưng là nhằm thu thập thông tin cho bài viết phản ánh tiêu cựccủa Cảnh Sát Giao Thông trong hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và bài“Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 7-2011. ÔngKhương cũng khẳng định, những sai phạm của mình là vì mục đích thựchiện bài điều tra, "không có động cơ cá nhân" là nhằm lấy xe cho em vợnhư cấp sơ thẩm quy buộc. Vì vậy, bị cáo đề nghị Tòa phúc thẩm xem xétlại toàn bộ nội dung vụ án. Trình bày với tòa, đại diện Ban biên tập cũngthừa nhận sai sót của mình trong việc kiểm duyệt, quản lý quá trình tácnghiệp của phóng viên.Tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên mức án 4 năm tù về tội“Đưa hối lộ” đối với ông Khương. Nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ bị bắtgiam ngay tại tòa. Vụ án có rất nhiều cảm xúc đối với những người cầmbút bởi Hoàng Khương vừa đáng tôn trọng vừa đáng giận. Ông Khươngđáng tôn trọng vì tinh thần dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũngtrong lực lượng CSGT không chỉ một lần. Ông Khương cũng đáng giậnbởi sự sơ suất không đáng có trong nghề…””[ Theo báo pháp luật và xãhội]Không chỉ những vụ vi phạm đạo đức nhà báo dừng lại ở đó màtrong xã hội báo chí hiện nay còn nhiều hiện tượng vi phạm khác đangdiễn ra như bài viết: Nữ sinh quay clip sex: Người yêu mình bỏ trốn rồimà sau đó các trang báo mạng đăng tên tuổi, địa chỉ, trường lớp cô bé là10“nhân vật chính” trong clip lên. Người ta đọc rồi thì suýt xoa, à ơi rằngkhổ, rằng con không ngoan… nhưng có mấy ai biết đằng sau bài báo ấy,cô nữ sinh lớp 10 ấy sẽ ra sao?Người ta cho rằng bài viết ấy là đúng, và rằng tác giả không sai khiđi đến thực tế và viết đúng sự thật. Thưa vâng! Sự thật là lúc trước chínhbáo chí hàng ngày cập nhật thông tin về nhân vật trong clip sex khiến nữsinh và gia đình cô suy xụp. Và cũng chính báo chí đưa một cô bé lớp 10với hành động cá nhân lên mặt báo để dư luận mặc sức gièm pha. Vậy aisẽ nghĩ cho rằng cuộc đời cô bé sẽ về đâu?Ở độ tuổi cô bé, người làm cha làm mẹ còn khéo léo dạy bảo. Cónhững điều mà chỉ cần phút giây dại dột thôi thì hậu quả sẽ khó lường. Aidám chắc sau khi báo chí vào cuộc sẽ khiến em kiên cường hơn để vượtqua “tai nạn”? Gia đình em sẽ sống ra sao với ánh mắt gièm pha của lánggiềng? Bởi trước nay cứ cái gì lên báo là sự thật, và khi clip tung trênmạng được báo chí vào cuộc đưa cụ thể mọi thứ cho người đọc biết thìnhững người dân quê nhìn nhận ra sao? Cái tiếng “gái hư” sẽ theo emngấm vào tâm người dân quê cho đến hết đời. Em học lớp 10 và sẽ phảivẫy vùng với dư luận bằng sự ngây thơ để trả giá cho một lần trót dại?Tại sao báo chí cứ nhắm vào em?Thời buổi kinh tế thị trường, dưới sức ép của việc phải có người đọc,báo chí Việt Nam hầu hết phải thương mại hóa, “lá cải hóa” để thu hútlượng người đọc bình dân. Và cách thức dễ thấy nhất là khai thác chuyệnđời tư của giới nghệ sĩ. Có một điều đáng nói là báo chí ở Việt Nam hầunhư không có khái niệm gì về sự tôn trọng hay bảo mật những thông tincá nhân của con người. Hầu như ở Việt Nam bây giờ không có ngày nàomở các tờ báo ra mà không có những cái chết, những vụ án mạng cáckiểu, với mức độ ngày càng đa dạng, tinh vi, man rợ hơn. Báo chí càng cónhiều chuyện để viết bài và bán báo. Và chẳng cần bận tâm gì đến hậuquả của những bài viết của mình.11Báo chí hiện nay nói khá nhiều những vấn đề nhạy cảm như lộ clipsex, hay những người bỏ rơi con..Gần đây một ví dụ điển hình nhất khibáo chí đưa ra thông tin : “ngày qua, người dân TP.HCM vẫn chưa hếtxôn xao về chuyện đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ven đường của một nữ sinhlớp 10 vì lỡ mang thai ngoài ý muốn, lại không hiểu biết về kiến thức sinhsản, sợ gia đình, hàng xóm biết chuyện la mắng nên đã nhẫn tâm vứt bỏđứa bé vừa mới sinh vào bụi cỏ”. Bài báo nếu xét ở góc độ tích cực lànêu ra những hiện tượng đang tồn tại trong xã hội này, bài báo khi đượcđăng tải nhiều người biết đến về hình ảnh một người mẹ nhẫn tâm vứt bỏđức con mình sing ra, tuy nhiên thì khi bài báo này được thông tin trênbáo, thông tin này nhiều người biết tới vô tình tạo ra một dư luận xã hộiphản ánh gay gắt hành động của em học sinh kia, không chỉ dừng lại việcđưa tin mà báo chí tiếp tục khai thác thông tin viết bài qua người mẹ củaem học sinh này. Bây giờ, không chỉ còn dân Bình Giang, hay người HảiDương biết đến cô nữ sinh lớp 10 ấy nữa. Mà còn hàng triệu bạn đọckhắp cả nước. Liệu rồi ai sẽ đủ can đảm gạt bỏ mọi quá khứ của cô bé đểyêu thương cô? Và nếu có thì cha mẹ, họ hàng người ta có muốn mộtngười dâu con như những gì mà báo chí và bạn đọc bình phẩm? Vậy làphẩm chất con người ta bỗng chốc bị quy chụp… Cô bé sẽ được sốnghạnh phúc? Khi thông tin được đưa ra, em đã trở thành nhân vật trungtâm trong làng xóm, ai ai cũng biết, em đi đâu cũng bị người khác nhìnvới ánh mắt khác , cuộc sống trở nên ngột ngạt với em hơn, con đườnghọc tập cũng dang dỏ, nếu có tiếp tục việc học của mình thì cũng là cảmột quá trình khó khăn, áp lực khi tới lớp đối với em.Hay vụ án Nuyễn Đức Nghĩa vụ một thanh niên thuộc loại có họcthức ở Hà Nội giết người yêu cũ rồi chặt đầu để phi tang, trước sự nóngsốt của dư luận, báo chí càng đua nhau khai thác quá mức cần thiết. Cóbáo khai thác tới 6, 7 bài về vụ này. Không chỉ mặt mũi, tên tuổi kẻ thủ ácđược trưng ra trên báo, mà cả tên tuổi nạn nhân, và cả người yêu mới của12hung thủ, các chi tiết về đời tư… Sao những người làm báo không nghĩrằng những người thân của kẻ thủ ác cũng như nạn nhân và những ngườiliên quan rồi còn phải sống tiếp cuộc đời của họ?Vì thế, không phải cái gì nóng cũng khiến báo chí vào cuộc. Trướckhi đặt bút người viết còn phải tự hỏi mình tác dụng của bài báo ra sao?Và người được nêu tên rồi sẽ như thế nào? Đừng gieo mình vào nhữngcon chữ mà sau khi đăng mới nhận ra những điều “lợi bất cập hại” vì viếtbáo phải viết bằng cái tâm.Việc vi phạm đạo đức của một số nhà báo Việt Nam hiện nay có thểđược lý giải ở nhiều góc độ ,chuyện rất nhiều phóng viên, người làmtruyền thông chưa được đào tạo một cách bài bản về các vấn đề, tìnhhuống đạo đức nghề nghiệp cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏtrong quá trình tác nghiệp. Một thực tế phải nhìn nhận là hiện nay hầu hếtcác cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí - truyền thông ở nước ta vẫnchưa có được một bộ giáo trình mang tính thống nhất về đạo đức nghềnghiệp nhà báo.Có một thực tế tồn tại trong hoạt động của các nhà báo hiện nay làngày càng nhiều phóng viên sử dụng thông tin của đồng nghiệp trong khilại khó kiểm soát được việc vi phạm nguồn tin của phóng viên trong quátrình tác nghiệp. Sự kết hợp giữa Ban Biên tập, Thư ký Tòa soạn với Banthư ký chưa thật chặt chẽ trong việc phát hiện và xử lý những vi phạmnày. Chi hội và các phòng, ban chuyên môn trong cơ quan báo chí gầnnhư đi sau trong việc xử lý những vi phạm này và chế tài xử lý cũng chưađủ sức răn đe. Từ đó hiệu quả ngăn chặn chưa cao, ý thức của người viphạm chưa được nâng cao.Trong các phóng sự điều tra chống tham nhũng hay điều tra saiphạm của các cơ quan, doanh nghiệp, một số nhà báo không những đã sửdụng nguồn tin thiếu chính xác [hay chưa được kiểm chứng] mà còn bẻcong ngòi bút của mình theo hướng "đập chết ăn thịt" làm không ít tổ13chức, cá nhân khuynh gia bại sản, thậm chí rơi vào vòng lao lý. Tệ hạihơn, hiện tượng dùng uy tín của báo chí để tống tiền các doanh nghiệp,dùng danh nghĩa nhà báo để vòi vĩnh vẫn còn tiếp diễn trong làng báo củachúng ta. Trong tác nghiệp báo chí vẫn còn hiện tượng người này"thuổng" bài của người khác gây ra bao cảnh trớ trêu. Khoảng cách giữađạo đức báo chí và luật pháp đối với một số nhà báo là một khái niệm hếtsức mong manh.Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, không ít những cán bộ lãnh đạohết sức thận trọng, thậm chí rất ngại tiếp xúc với cánh nhà báo.Giới làm báo có những người vô tư [!] không coi luật báo chí, đạođức, lương tâm ra gì, nhưng điều đáng nói là hình như ở Việt Nam ngườidân không hề biết mình có những quyền gì đối với giới truyền thông, báochí [hoặc có biết mà không dám làm vì biết làm cũng chẳng đến đâu?], vídụ như quyền giữ im lặng hoặc từ chối trả lời những câu hỏi khiếm nhãcủa phóng viên, quyền khiếu kiện đến cùng nếu phóng viên đưa tin, viếtbài sai… Rải rác cũng có những vụ kiện xâm phạm đời tư, đưa thông tinsai nhưng cũng chẳng thấy ai bị trừng phạt gì nghiêm trọng. Có phải vìvậy mà báo chí cứ tha hồ muốn viết gì thì viết?III: Nguyên nhân và giải pháp hạn chế vi phạm đạo đức nhàbáo.1: Một số nguyên nhân vi phạm đạo đức nhà báo.Có nhiều lý do để biện minh cho hành vi vi phạm đạo đức của người“chiến sĩ trên mặt trận thông tin,” thế nhưng phần lớn là do tờ báo và mỗingười làm báo.Nhận diện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số hội viên - nhàbáo, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ ra 5 dạng phổ biến là: Vi phạm pháp luậtdo nhận thức non kém về chính trị; vi phạm do thiếu kiến thức nói chung,trong đó có kiến thức về pháp luật; vi phạm do ý thức công dân kém, cố14tình vi phạm để mưu lợi; vi phạm do yếu kém về nghiệp vụ báo chí, nhấtlà trong quy trình khai thác và xử lý nguồn tin và vi phạm do thiếu rènluyện về phẩm chất, đạo đức.Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy đã đẩy tốc độ làmbáo lên từng phút. Cùng với nhu cầu tăng doanh thu bán báo, lượng truycập để thu hút quảng cáo là cũng đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tincủa báo chí lên rất cao. Điều này dẫn đến một loạt sai phạm trong tácnghiệp báo chí đã xảy ra, trong đó có những sai phạm thuộc về phạm trùđạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo đang mắc phải, cho dù họcố ý hay không.Thực tế cho thấy, có nhiều nhà báo, do áp lực của thông tin nên việckiểm chứng thường… để lại sau. Do đó, khi tin đã đăng tải, việc đínhchính thường đưa ra thông tin không thực sự chính xác.Vi phạm có thể là việc nhà báo sao chép, bịa đặt thông tin, songcũng có thể là không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi hiệuquả.Ngoài ra còn phải kể đến việc tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫnthông tin; mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng chi tiết giật gân,câu khách khiến bài báo thiếu tính khách quan, Sai phạm đạo đức báo chíở đây bắt nguồn từ thái độ tắc trách, cẩu thả của phóng viên khi đi tácnghiệp. Đặc biệt, có phóng viên còn đưa tin sai về hoạt động của doanhnghiệp nhằm gây sức ép để trục lợi.Tuy nhiên, vi phạm nghiêm trọng nhất chính là việc nhà báo vì lợiích cá nhân, nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi thường nguyêntắc hoạt động của báo chí, nhiều tờ báo “hồn nhiên” chỉ đạo phóng viên,cộng tác viên viết tin bài giật gân, câu khách theo kiểu “cướp, giết, hiếp,”chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng.Thậm chí trên thực tế hoạt động báo chí, có nhiều trường hợp nhàbáo trắng trợn vòi tiền khi phát hiện ra sai phạm của doanh nghiệp. Đã có15những vụ việc được phát hiện và đưa ra tòa khiến uy tín của tờ báo bị ảnhhưởng nghiêm trọng.Thông tin sai xảy ra như cơm bữa, nhất là với các tờ báo, trang mạngkiểu ‘lá cải’. Trong các cuộc giao ban báo chí, không cuộc nào không cónhững vấn đề cần lưu ý. Thậm chí, tuần này vừa nhắc xong, tuần sau lạicó vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số tờ báo thiên về cái lạ, cái không bảnchất nhiều hơn cái mới, cái thật, cái đúng.Có thể thấy, sai phạm trên báo chí, vi phạm đạo đức nghề báo xảy raở nhiều cấp độ, nhiều cơ quan báo chí mà nguyên nhân chủ yếu là dobuông lỏng công tác giáo dục, định hướng, quản lý nghiệp vụ và sự thiếunghiêm túc rèn luyện ở một số nhà báo, trong đó có không ít nhà báo mớivào nghề. Với những trường hợp vi phạm về đạo đức nghề báo, nhiềungười đã bị phê bình, khiển trách, chuyển làm công tác khác… nhưngcũng có những người đã vướng vào vòng lao lý. Đỉnh điểm của hiệntượng này là có những nhà báo lạm dụng những ưu thế về thông tinchuyên môn, nắm được “sở trường sở đoản” của đối tác, nhất là những cơquan, doanh nghiệp đang có “vấn đề” thay vì phanh phui, lên án… lạiquay ra sách nhiễu hoặc tống tiền trục lợi cá nhân…Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từviệc quá đề cao lợi ích kinh tế cục bộ của tờ báo và lợi ích cá nhân ngườilàm báo-nguồn thu nhập của nhà báo. Nó thúc ép một số tờ báo thay vìnghiêm túc nâng cao chất lượng bài viết để có thu nhập chính đáng, hợppháp lại “lá cải hóa”, xa rời tôn chỉ mục đích…Tuy sai phạm nói trên chỉ ở một bộ phận nhỏ báo chí, tuy nhiên nó đã làmảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cả đội ngũ báo giới nước nhà tronglòng độc giả.2: Một số giải pháp hạn chế vi phạm đạo đức nhà báo.Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin được Đảng và Nhànước giao phó, xứng đáng là phương tiện tuyên truyền sắc bén, hiệu quả,16báo chí vẫn còn tồn tại một số hiện tượng cá biệt như đưa thông tin sai sựthật, một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địaphương, doanh nghiệp, gây bức xúc xã hội, vi phạm đạo đức báo chí…Các sai phạm đạo đức trên báo chí tuy chỉ ở một bộ phận nhỏ báochí, song đã làm ảnh hưởng tới uy tín, cũng như cản trở sự phát triển củabáo chí. Hơn lúc nào hết, việc chủ động ngăn chặn sai phạm trong hoạtđộng báo chí cần phải được thực hiện một cách triệt để.Có thể nói việc xuất hiện hàng loạt biểu hiện tiêu cực, vi phạm phápluật và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo trong thời gian vừa quachỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Bởinhững vấn đề này thường rất dễ nhận diện vì nó có dấu hiệu của vi phạmpháp luật như tống tiền, viết sai sự thật làm tổn hại đến uy tín và danh dựcủa người khác. Vì dễ phát hiện nên nó sẽ bị các cơ quan chức năng nhưtòa án, Hội Nhà báo Việt Nam xử lý rốt ráo. Cái nguy hiểm cho báo chínước nhà chính là việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những nhà báochưa đến mức hoặc không bị pháp luật xử lý do chưa có các chế tài phùhợp. Những hành động sai trái này đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trongthực tế tác nghiệp của đội ngũ nhà báo Việt Nam.Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đưa ra những giải pháphạn chế tình trạng vi phạm đạ đức nhà báo, làm cho đội ngũ báo chí pháttriển trong sạch vững mạnh hơn.Những hạn chế, yếu kém trên đây của báo chí xuất phát từ nhiềunguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là do báo chí của chúng ta còn thiếutính chuyên nghiệp – một yêu cầu rất quan trọng đối với nền báo chítrong xã hội hiện đại. Sự thiếu chuyên nghiệp của báo chí, khái quát lại.Nặng về khai thác vụ việc tiêu cực, báo chí thiên về chức năng phêphán, đôi khi phê phán thiếu tính xây dựng, nhẹ về thực hiện chức năngbiểu dương. Thiếu một cái nhìn toàn diện và nhân văn, thiếu việc pháthiện, cổ vũ, tôn vinh kịp thời cái hay, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống17vừa làm cho bức tranh xã hội bị bóp méo, vừa không động viên đượcngười tốt, việc tốt, và xa hơn nữa, làm cho lớp trẻ mất niềm tin vào cuộcsống, vào những điều tốt đẹp thực sự vẫn đang hiện diện trong xã hội.Làm báo là nghề cực nhọc, không phong lưu hay được ăn, được nói,được gói mang về như một số người lầm tưởng. Muốn tâm sáng, lòngtrung, bút sắc như cách nói của nhà báo lão thành Hữu Thọ thì phải ra sứchọctập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí và tự mình hoàn thiệnkỹ năng, trình độ và đạo đức để trở thành nhà báo chuyên nghiệp vừa làmột nhà báo có tâm và có tầm để phục vụ tốt cho Cách mạng, cho nhândân.Một nhà báo tài giỏi, có kiến thức sâu rộng và học hàm, học vị đầymình nhưng khi đứng trước một trang giấy cùng muôn ngàn sự kiện, conchữ, thứ mà họ cần đầu tiên vẫn là lương tâm, trách nhiệm với sự thật vàđạo đức nghề nghiệp. Mỗi câu chữ họ viết ra có thể được đong đếm bằngtiền hoặc trách nhiệm xã hội nhưng chọn tiền hay sự thật lại phụ thuộcvào bản lĩnh của mỗi người làm báo.Bản lĩnh, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp là những kiến thức màmọi bài giảng đều là không đủ. Giáo trình duy nhất, trường học cần thiếtnhất chính là bản thân nội tại con người họ.Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội vàđưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làmbáo có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người. Không phảingẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã đề ra bộ quy tắc đạo đức củanhà báo. Vì có đạo đức, nhà báo mới có suy nghĩ, ứng xử và hành độngđúng trong công việc và cuộc sống.Quy ước về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nước ta có 9điều quy định bắt buộc người làm báo phải thực hiện với yêu cầu cao nhấtlà: “Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, không lợi dụng18nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật”. Bên cạnh đó, không chỉnước ta mà nhiều nước trên thế giới đều có quy ước về đạo đức nghềnghiệp cho người làm báo.Một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế vi phạm đạo đức báochí chính là việc cơ quan báo chí phải thường xuyên theo dõi, chấn chỉnhhoạt động của phóng viên theo đúng các nguyên tắc tác nghiệp, đúngpháp luật, quy định về đạo đức. Ngoài ra, các ban biên tập cần phải hếtsức tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, phát hiện ra sai sót trong từngtác phẩm để xử lý kịp thời. người đứng đầu tòa soạn báo khi duyệt bàiphải đối chiếu với đối chiếu với hồ sơ, tài liệu, kiểm tra đầy đủ thông tintrước khi cho đăng tải để đảm bảo thông tin chính xác, khách quan.Để phóng viên có thể tác nghiệp không vi phạm đạo đức thì ngoàicông tác giáo dục, nhắc nhở… thì cần phải quan tâm đến việc đảm bảothu nhập, tạo cho phóng viên nhu cầu vật chất khi tác nghiệpVề vấn đề “đạo báo,” nhiều lãnh đạo quản lý báo chí cho rằng chínhbản thân báo chí cần phải tiên phong trong việc tuân thủ thực thi bảo hộquyền tác giả. Cùng với đó, tòa soạn cần nâng cao nhận thức cho cán bộphóng viên, biên tập viên để ngăn chặn việc vi phạm.nhiệm vụ quan trọng của Hội Nhà báo các cấp là bồi dưỡng chínhtrị, tư tưởng, đạo đức nghiệp vụ cho hội viên. Tuy nhiên, rất nhiều tổchức Hội chưa quan tâm đúng mức và thể hiện vai trò của mình.Do đó, thời gian tới các chi Hội nhà báo cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đềgiáo dục đạo đức trong hội viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việchực hiện 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp.Khai thác và phát triển để xử lý nguồn tin là một trong những kỹnăng quan trọng của nhà báo. Vì vậy, để không xảy ra những trường hợpvi phạm Đạo đức nhà báo về khai thác và xử lý nguồn tin, nhất thiết cầnphải tăng cường thường xuyên giáo dục quy định đạo đức nhà báo ngườilàm báo cho hội viên, nhà báo; thực hiện tốt việc học tập tấm gương đạo19đức, phong cách Hồ Chí Minh trong nghề báo, từ đó nâng cao ý thức đạođức nhà báo cho mỗi nhà báo. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý mạnh vàđủ nghiêm khắc đối với những nhà báo vi phạm, qua đó cũng để làmgương cho những nhà báo trẻ, nhà báo mới vào nghề, chưa có kinhnghiệm hay kỹ năng xử lý nguồn tin.Nhiều nhà báo cũng cho rằng, cơ quan quản lý cần kiên quyết xử lýcác vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo, trong đó có vấn đề bản quyền,không để việc này xảy ra tràn lan như hiện nay.Bản Tuyên ngôn thông qua Đại hội thế giới của Liên đoàn Nhà báoquốc tế năm 1954 [bổ sung năm 1986] có 11 điều quy tắc ứng xử đạođức, trong đó có ghi: “Nhà báo chỉ viết bài theo những thông tin mà bảnthân biết rõ nguồn gốc. Nhà báo không được lấp liếm những thông tinthiết yếu hoặc làm sai lệch tài liệu” [Điều 3] và: “Nhà báo cần coi nhữngviệc sau đây là những vi phạm nghề nghiệp nghiêm trọng: Đạo văn, bópméo sự thật có ác ý, vu khống, bôi nhọ, buộc tội vô căn cứ, nhận hối lộdưới bất kỳ hình thức nào để đăng hoặc lấp liếm thông tin” [Điều 8]. Tạicác cuộc hội thảo mới đây tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về Bộ quy tắcđạo đức cho Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian tới, nhiều nhà báoViệt Nam đã nhất trí với ý kiến của Hội đồng Anh- một tổ chức quốc tếvề hợp tác và văn hóa của Vương quốc Anh - đưa ra, đó là: Nhà báo phảiđưa tin chính xác và không được đưa thông tin sai hoặc thông tin bị bópméo; thông tin phải vì lợi ích công chúng.3 : Bài học kinh nghiệm của bản thân.Sau khi thực hiện xong đề tài này em hiểu được ra nhiều điều quantrọng trong công việc của mình sau này. Nhà báo là người đưa thông tintới công chúng bạn đọc, bạn đọc tiếp nhận thông tin theo chiều hướngnhư thế nào là do báo chí định hường, đạo đức nhà báo được quan tâmtrong các cuộc hội thảo của hội nhà báo,đạo đức nhà báo hiện nay đanglà vấn đề n hiều người quân tâm và em hiểu được nhà báo phải xác định,20trước hết phải là công dân có đạo đức. Báo chí đặc thù nên cũng cónhững chuẩn mực riêng. Thông tin của báo chí không chỉ tác động đếnmột, hai người mà cả triệu người. Những thông tin thiếu trung thực, kiểugiật gân, thiên lệch, thiếu tính xây dựng… gây ảnh hưởng rất lớn đến tổchức, cá nhân. Có doanh nghiệp phá sản vì thông tin sai lệch của báo chí.Do vậy mà trong quá trình tác nghiệp đưa thông tin tới công chúng là mộtkhâu quan trọng cần chú ý xem xét , kiểm tra thông tin trước khi đưathông tin tới công chúng, hơn nữa cần phải đặt vấn đề đạo đức của mìnhlên trên, tránh những trường hợp vì lợi ích cá nhân, vì danh lọi trước mắtmà làm mất đi niềm tin của bạn đọc với nhũng người làm báo.Trong mỗi trái tim, khối óc của một nhà báo, ngoài lượng kiến thứchọ còn phải luôn có chỗ dành cho sự rung cảm. Điều khiến xã hội sợ hãilà một nhà báo tài năng nhưng lạnh lùng và vô cảm. Biết rung cảm trướcnhững đớn đau của xã hội, đồng cảm với tiếng nói của những người dânnghèo khổ thì nhà báo sẽ nghiêm khắc hơn trước những sai lầm của mìnhvà của đồng nghiệp.Danh tiếng là thứ hào nhoáng nhưng cũng phù phiếm nhất. Với nhàbáo, danh tiếng là điều mà xã hội công nhận cho những cống hiến củaanh ta. Những cống hiến ấy không chỉ tính bằng một vài bài báo hay bằngvài tháng, vài năm mà phải bằng cả cuộc đời phấn đấu lao động khôngmệt mỏi.Vì thế, không phải cái gì nóng cũng khiến báo chí vào cuộc. Trướckhi đặt bút người viết còn phải tự hỏi mình tác dụng của bài báo ra sao?Và người được nêu tên rồi sẽ như thế nào? Đừng gieo mình vào nhữngcon chữ mà sau khi đăng mới nhận ra những điều “lợi bất cập hại” vì viếtbáo phải viết bằng cái tâm.21C : Kết LuậnNhà báo trước hết là một công dân trong mối quan hệ với Nhà nướcvà là một thành viên bình đẳng trong xã hội. Nhà báo không thể “đứngcao, đứng trên” người khác để yêu cầu được “đối xử đặc biệt”. Biết vuivới cái vui của người khác, trăn trở với những bức xúc của cộng đồng,biết chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn chung của mỗi cơ sở, tổ chức,doanh nghiệp, đó vừa là trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, vừa làđạo đức và lương tâm nghề nghiệp của người làm báo.Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội vàđưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làmbáo có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội và con người. Không phảingẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã đề ra bộ quy tắc đạo đức củanhà báo. Vì có đạo đức, nhà báo mới có suy nghĩ, ứng xử và hành độngđúng trong công việc và cuộc sống.Hơn bao giờ hết, mỗi nhà báo phải không ngừng học hỏi nâng caobản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và tích cực trau dồi đạo đức báochí, bởi mỗi tác phẩm của họ không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa mà ở góc độ nào đó là sự tồn vong của một thểchế chính trị. Điều quan trọng là mỗi nhà báo phải có cái tâm trong sáng,cẩm nang đạo đức báo chí .Công chúng thông minh đòi hỏi người làm báo cũng phải thôngminh. Song thông tin không phải ít khiến đôi khi nhà báo quên mất nhữnggiới hạn nghề mà phải dùng cái tâm mới đủ khả năng giúp họ nhìn nhậnđúng bản chất vấn đề để viết.Kiến thức về đạo đức và lương tâm người làm báo cần được bồi đắp,sàng lọc theo tháng ngày trong suốt cuộc đời mỗi người làm báo. Hơnthế, nó phải được chuyển thành ý thức hệ, thành một suy nghĩ tự nhiênbản năng với người làm báo. Mỗi nhà báo phải tự ý thức rằng mình cầnđạo đức như cần không khí để thở.22

Video liên quan

Chủ Đề