Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm trên chuột

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảthí nghiệm :- Lấy mẫu vật liệu không đúng;- Vận chuyển, bảo quản mẫu không đúng;- Rút gọn mẫu không đúng ( mẫu đem thínghiệm khơng đại diện cho tổ mẫu);- Phương pháp thí nghiệm khơng phùhợp; - Thiết bị thí nghiệm khơng phù hợp;- Trình tự thí nghiệm khơng đúng;- Thao tác thí nghiệm khơng chínhxác;- Ghi chép kết quả sai;- Tính toán & xử lý kết quả nhầmlẫn;- Các yếu tố khác . . . 5. Những lưu ý :- Công tác lấy mẫu vật liệu phải đại diện.- Công tác bảo quản, vận chuyển & bàn giao mẫu phảichặt chẽ, khoa học.- Kiểm tra kỹ phòng thí nghiệm & các TN viên.- Chọn phương pháp thí nghiệm cho phù hợp.- Thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo độ chính xác.- Rút gọn mẫu đến cỡ mẫu thí nghiệm đúng quy trình.- Các trình tự thí nghiệm phải thực hiện đúng.- Các thao tác thí nghiệm & ghi chép kết quả phải đảmbảo độ tin cậy.- Tính tốn, xử lý số liệu phải đúng theo tiêu chuẩn thínghiệm u cầu. Chương 2THÍ NGHIỆM ĐẤT Các nội dung thí nghiệm đất:- Thí nghiệm độ ẩm, độ hút ẩm- Xác định khối lượng riêng- Phân tích thành phần hạt- Thí nghiệm giới hạn chảy, giới hạn dẻo,chỉ số dẻo- Xác định độ ẩm tốt nhất & khối lượngthể tích khơ lớn nhất - Xác định độ chặt K- Xác định mô đun đàn hồi- Xác định chỉ số CBR- Xác định sức chống cắt- Xác định hệ số nén lún 2.1. Các phép thử tính chất cơ lýcủa đất :1. Thí nghiệm độ ẩm :a. Khái niệm & các phương pháp thínghiệm :a1. Khái niệm : độ ẩm của đất là %lượng nước chứa trong đất so vớikhối lượng đất khô; độ hút ẩm củađất là % lượng nước chứa trong đất ởtrạng thái khơ gió so với khối lượngđất khơ. a2. Các phương pháp thí nghiệm &phạm vi áp dụng :- Trong phòng thí nghiệm :Phương pháp4196:1995)dùngtủsấy(TCVN- Tại hiện trường :. Đốt cồn ( không áp dụng cho đất chứanhiều tạp chất hữu cơ ).. Phao Cô-va-li-ép ( đất lấy được bằngdao vòng, khơng chứa nhiều hạt sét ).. Bình thử ẩm ( đất khơng chứa nhiều hạtsét, Wmax =20% ).

Từ một loài được cho là "phá hoại", điều gì khiến chuột trở thành vật thí nghiệm ưa thích của các nhà khoa học?

Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đến nỗi ngày nay các giống chuột thí nghiệm được nhân giống và nuôi trong các "lò" cung cấp chuyên nghiệp, được bày bán online và cam kết... giao hàng trong ngày hôm sau, tạo sự tiện lợi chưa từng có cho các nhà khoa học.

Trong cộng đồng khoa học, bộ gặm nhấm là đối tượng thí nghiệm phổ biến nhất. Có đến 95% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện trên loài gặm nhấm. Còn ở châu Âu, loài gặm nhấm chiếm 79% các thí nghiệm lên động vật trong các nghiên cứu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm trên chuột

Ảnh minh họa.

Điều thú vị là chúng ta không thể nói chắc chắn có bao nhiêu con chuột đã được dùng trong các nghiên cứu và thí nghiệm. Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ theo dõi nhiều loài động vật dùng để thí nghiệm – như chim, chó, mèo, thỏ và thậm chí cả chuột lang – không một ai tại Mỹ có danh sách tổng quát tất cả các loài chuột dùng trong nghiên cứu.

Kể từ năm 1965, số các trích dẫn khoa học liên quan đến chuột đã tăng gấp bốn lần, trong khi hầu hết các đối tượng khác như chó, mèo, chuột lang, thỏ dùng trong nghiên cứu không hề tăng.

Nếu như ở thế kỷ 19, các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học sử dụng đa dạng các loài động vật khác nhau làm vật chủ - từ cừu, gấu mèo, bồ câu cho đến ếch nhái, chim, ngựa - thì giai đoạn đầu của thế kỷ 20 chứng kiến sự sàng lọc các loài vật thí nghiệm để tinh giản thành một vài loài mang tính đại diện và chuẩn hóa hơn: những loài vật dễ nuôi, dễ sinh sản, và có bộ gen dễ can thiệp và chỉnh sửa để phục vụ mục đích riêng của từng nghiên cứu trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế?

Có một vài lý do khá thực dụng: chúng nhỏ, chúng dễ sinh sản và chúng rẻ. Khi bạn thí nghiệm nhiều đối tượng – và nghiên cứu có thể sẽ tin cậy hơn khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều thế hệ đối tượng, chứ không chỉ một thế hệ đối tượng – thật khó có đối tượng thí nghiệm nào thắng được chuột. Sau nữa, chuột là động vật có vú, vì thế dù sao chúng cũng là những thành viên trong một gia đình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm trên chuột

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, có một điều là đừng quên rằng chuột không phải là loài động vật linh trưởng. Trong khi các loài linh trưởng có sự gắn kết rất chặt chẽ với con người về khía cạnh di truyền học (có thể nói giống nhau đến 99%), việc sử dụng loài linh trưởng trong nghiên cứu vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Ngoài ra, cũng cần nói rằng gene của chuột rất dễ biến đổi.

Điều đó có nghĩa là các nhà khoa học có thể thao tác trên con chuột để các gene nhất định được làm bất hoạt hoặc khóa hoạt động. Họ gọi những con chuột bị điều khiển này là “chuột bị đo ván” (knockout mice), và chúng có lợi cho các nhà nghiên cứu, những người đang chú ý tìm hiểu xem một gien nào đó có thể gây ra bệnh gì.

Khóa một gene ở một số con chuột và giữ nó ở những con khác, và họ có thể tìm ra cách gene đó góp phần gây bệnh ở con người.

Một loại khác của loài gặm nhấm biến đổi là chuột chuyển gene. Nó được nuôi cấy chèn thêm DNA ngoại lai. Đây là một cách rất hiệu quả để mô hình hóa những bệnh cụ thể ảnh hưởng đến con người và nghiên cứu các chức năng di truyền.

Và hãy xem xét điều này: khoa học cũng là ngành được xây dựng và phát triển dựa trên những công trình quá khứ. Như chúng ta đã nói, việc dùng chuột trong phòng thí nghiệm vô cùng phổ biến và tăng theo hàm mũ; sự tăng trưởng này có thể là nguyên nhân cho sự nổi tiếng của chuột trong thí nghiệm.

Nếu một nhà khoa học lựa chọn dùng một loài động vật nhất định nào đó trong thí nghiệm, thường loài động vật đó cũng sẽ được lựa chọn khi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu tương tự hoặc liên quan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm trên chuột

Ảnh minh họa.

Xét trên phương diện tiến hóa, chuột còn có họ hàng xa với con người: tổ tiên chung cuối cùng giữa chuột và người tồn tại cách đây 80 triệu năm, và chuột sở hữu bộ gen giống người đến 95%. Chuột cũng không thuộc diện được bảo vệ bởi luật pháp về quyền động vật một cách nghiêm ngặt như một số động vật to lớn hơn như khỉ, chó, hay mèo, giúp tránh các phiền phức về mặt pháp lý trong nghiên cứu.

Các nhà khoa học đã tạo ra được chuột trong suốt

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm được cách tạo ra chuột trong suốt, nhưng chúng sẽ không chạy loạn trong phòng bếp dân thường với bộ dạng kỳ dị này.

Thay vào đó, chuột trong suốt là phiên bản chết chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu trong ngành giải phẫu học. Chúng được cho là sẽ hữu dụng trong các cuộc nghiên cứu nhằm lập bản đồ chi tiết của hệ thần kinh trung ương hoặc cơ chế lây lan ung thư trong cơ thể.

Chuột là động vật khá thông minh. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung. Chuột có thể nhảy được lên cao 50cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.

Trong thần thoại Hy Lạp, thánh Apollo đôi khi được gọi là Apollo Smintheus, nghĩa là thánh Apollo chuột. Trong đền thờ ông còn có một con chuột bạch dưới bàn thờ.

Chuột đã được thuần dưỡng hàng trăm năm nay. Ở Anh, câu lạc bộ chuột quốc gia (National Mouse Club of Britain) được thành lập từ năm 1895.

BP (sưu tầm)

Thí nghiệm trên động vật đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống hàng triệu người trên thế giới, những loài động vật này được coi như “anh hùng” khi là một phần trong nghiên cứu khoa học và phát triển phương thuốc điều trị.

Có 5 điểm bất lợi của thí nghiệm trên động vật bao gồm:

1. Không đạt chuẩn đạo đức

Dưới góc nhìn về đạo đức, thí nghiệm trên động vật bị coi là tàn nhẫn và vô nhân đạo. Theo Humane Society International, động vật được sử dụng trong các thí nghiệm thường bị ép ăn, sống trong điều kiện thiếu thức ăn và nước, bị gây tổn thương để nghiên cứu quá trình chữa bệnh.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã báo cáo vào năm 2016 rằng có đến 71.370 động vật bị tổn thương nhưng không được dùng giảm đau, bao gồm 1.272 động vật linh trưởng, 5.771 con thỏ, 24.566 chuột lang và 33.280 chuột hamster.

2. Không đảm bảo an toàn tuyệt đối

Thuốc vượt qua các thử nghiệm trên động vật không có nghĩa rằng sẽ an toàn. Thuốc ngủ thalidomide vào những năm 1950, khiến 10.000 trẻ sơ sinh bị dị tật nghiêm trọng, dù đã được thử nghiệm trên động vật trước khi phát hành rộng rãi. Các xét nghiệm sau đó trên chuột, mèo… cũng không cho thấy kết quả dị tật bẩm sinh trừ khi thuốc được dùng với liều cực cao.

Tương tự, thí nghiệm trên động vật về thuốc viêm khớp Vioxx cho thấy có tác dụng bảo vệ tim ở chuột, tuy nhiên loại thuốc này đã gây ra hơn 27.000 cơn đau tim và tử vong do tim đột ngột ở người trước khi bị rút khỏi thị trường.

3. Đưa đến quyết định sai lệch

Thử nghiệm trên động vật có thể khiến các nhà nghiên cứu bỏ qua các phương pháp chữa trị tiềm năng. Một số hóa chất không có hiệu quả hoặc có hại cho động vật, lại mang đến giá trị chữa trị trên con người. Ví dụ, aspirin có thể gây nguy hiểm cho một số loài động vật hay vitamin C tiêm tĩnh mạch đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng huyết ở người, nhưng không tạo ra sự khác biệt khi sử dụng chuột.

4. Hao tốn ngân sách thực hiện

Thí nghiệm trên động vật thường đắt hơn các phương pháp thay thế khác và gây lãng phí tiền của chính phủ. Humane Society International đã so sánh một loạt các thử nghiệm trên động vật với thử nghiệm in vitro (trong ống nghiệm), cho thấy các thử nghiệm trên động vật đắt tiền hơn.

Công ty công nghệ sinh học Empiriko đã phát minh ra loại gan tổng hợp có thể dự đoán các phản ứng trao đổi chất của gan với thuốc trong quy trình nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn so với thử nghiệm trên động vật. Trong một thử nghiệm, phương pháp này có thể cung cấp thông tin một mức độ cụ thể mà trước đây phải cần đến 1.000 con chuột và 100 con chó.

5. Động vật có thể bị ngược đãi

Khoảng 95% động vật được sử dụng trong các thí nghiệm không được bảo vệ bởi Quyền Phúc Lợi Động Vật (Animal Welfare Act – AWA). AWA không bảo vệ các loài chuột, cá và chim, chiếm khoảng 95% động vật được sử dụng trong nghiên cứu. Do đó, những động vật này đặc biệt dễ bị ngược đãi và lạm dụng trong quá trình nghiên cứu.

Thí nghiệm trên động vật mang đến lợi ích nghiên cứu khoa học, tuy nhiên cần có sự kiểm soát và sử dụng có mục đích. Bản thân động vật cũng có cảm xúc và có quyền được lựa chọn sống theo cách tạo hoá ban tặng. Do đó, việc sử dụng động vật cho mục đích nghiên cứu cần được kiểm tra, cân nhắc và xin phép trước khi thực hiện.

Các phương pháp thử nghiệm thay thế cho thí nghiệm trên động vật vẫn còn khá nhiều giới hạn, do đó thí nghiệm trên động vật vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu ứng dụng. Điều quan trọng là cần có sự kiểm soát của cơ quan thẩm quyền trước khi thực hiện.

Thí nghiệm trên động vật đều mang đến những lợi ích và bất lợi nhất định, tuy nhiên lịch sử y tế đã chứng minh tầm quan trọng của các thí nghiệm này. Vì vậy mà những cuộc tranh cãi “nên hay không nên” thí nghiệm trên động vật cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.