Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

Thông số kỹ thuật cơ bản:

- Unifi AP là thiết bị phát sóng wifi chuyên dụng lắp đặt trong nhà.

- Cấu hình tập trung bằng phần mềm Unifi Controller cài trên máy tính hoặc Cloud.

- Hỗ trợ quản lý Guest Portal/Hotspot Support

- Hỗ trợ roaming trơn chu.

- Hỗ trợ băng tần 2,4 Ghz

- Chuẩn 802.11 b/g/n tốc độ 300Mbps

- Chế độ hoạt động: Access Point

- Cổng kết nối: 01 LAN x 10/100Mbps

- Anten tích hợp sẵn: MIMO 2x2 (2,4GHz)

- Bảo mật: WEP, WPA-PSK, WPA-TKIP, WPA2 AES, 802.11i

- Hỗ trợ: VLAN theo chuẩn 802.11Q, WMM, giới hạn tốc độ truy cập AP cho từng người dùng

- Vùng phủ sóng: bán kính phát sóng tối đa 120m trong môi trường không có vật chắn

- Hỗ trợ kết nối đồng thời tối đa: 60 người

- Phụ kiện đi kèm: Nguồn PoE 24V, 0.5A và đế gắn tường.

ỨNG DỤNG:
Với kiểu dáng trang nhã và thanh lịch, Ubiquiti UniFi AP phù hợp với những nơi sang trọng như khách sạn, nhà hàng, cao ốc,...

Ngoài ra, với khả năng tạo 04 VLAN (mạng LAN ảo) thuận tiện trong việc phân nhóm người dùng để nâng cao tính bảo mật cho toàn hệ thống, đo đó, Ubiquiti UniFi AP cũng thích hợp cho các doanh nghiệp yêu cầu cao trong bảo mật. Thêm vào đó, mạng WLAN dùng Ubiquiti UniFi AP có thể mở rộng đến hàng ngàn thiết bị Ubiquiti Unifi mà vẫn duy trì được một hệ thống mạng hợp nhất nhờ phần mềm quản lý Ubiquiti Unifi Controller nên cũng thích hợp cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng hoặc nhà xưởng

MINH HỌA:
Mở rộng vùng phủ sóng tại nhiều địa điểm trên cả nước: Với phần mềm Ubiquiti UniFi Controller cài đặt tại máy chủ doanh nghiệp hoặc cài đặt trên đám mây, các quản trị viên mạng có thể mở rộng và quản lý tập trung tất cả các Ubiquiti UniFi AP đang phủ sóng trong nhà và ngoài trời trong toàn doanh nghiệp trên cả nước.

Kết nối không dây giữa các Ubiquiti UniFi AP: Mỗi Ubiquiti UniFi AP có kết nối với mạng có dây có thể kết nối không dây đến 4 thiết bị Ubiquiti UniFi AP khác.

Hỗ trợ các chức năng cho WiFi Công Cộng (Hotspot): có thể tùy chỉnh các trang đăng nhập mạng, tùy chọn kiểu thanh toán với khách vãng lai ( hoặc bằng thẻ tín dụng hoặc qua PayPal ™ hoặc bằng phiếu thanh toán trả trước (voucher)) và quản lý truy cập của khách vãng lai bằng công cụ Hotspot Manager.

KHẢ NĂNG MỞ RỘNG VÀ QUẢN LÝ HỢP NHẤT HỆ THỐNG WIFI TRONG TOÀN DOANH NGHIỆP:
Ubiquiti UniFi Controller và Ubiquiti UniFi AP được nhà sản xuất thiết kế ra nhằm hướng đến doanh nghiệp dễ dàng triển khai, mở rộng và quản lý mạng WLAN trong toàn doanh nghiệp. Các model trong nhà có kiểu dáng đẹp và có thể dễ dàng gắn trên trần hoặc trên tường bằng cách sử dụng các phụ kiện sẵn có đi kèm. Các model ngoài trời có hình dáng và chất liệu để dùng bền bỉ ngoài trời. Cùng với phần cứng Ubiquiti UniFi AP, phần mềm UniFi Controller đi kèm miễn phí có thể cài đặt trên bất kỳ máy tính PC hoặc máy Mac nào và có thể dễ dàng truy cập UniFi Controller từ xa thông qua bất kỳ trình duyệt Web tiêu chuẩn. Sử dụng UniFi Controller, hệ thống mạng WLAN của toàn doanh nghiệp có thể được nhanh chóng cấu hình và quản lý mà không đòi hỏi bất kỳ huấn luyện đặc biệt nào cho quản trị viên mạng. UbiQuiti UniFi Controller cho phép giám sát trạng thái các Ubiquiti UniFi AP theo thời gian thực, tự động phát hiện các Ubiquiti UniFi AP, thiết lập bản đồ thể hiện vị trí lắp đặt các Ubiquiti UniFi AP tại doanh nghiệp, và tùy chọn kiểu bảo mật.

TÍNH NĂNG VƯỢT TRỘI:
Tiết kiệm tiền và tiết kiệm thời gian thời gian: Không giống như hệ thống WLAN truyền thống có sử dụng các bộ kiểm soát thiết bị AP, Ubiquiti UniFi AP sử dụng các ứng dụng server/ client ảo quản lý hệ thống nhờ đó doanh nghiệp không tốn thêm chi phí phần cứng nào.

Phần cứng của Ubiquiti UniFi AP rất mạnh: Sử dụng công nghệ WiFi 802.11n với tốc độ truyền dẫn thông tin hữu ích (throughput) đột phá và phạm vi phủ sóng rộng.

Phần mềm UbiQuiti UniFi Controller trực quan:  Việc cài đặt, cấu hình, và quản lý tất cả các thiết bị Ubiquiti UniFi AP được thực hiện dễ dàng thông qua giao diện người dùng trực quan của UbiQuiti UniFi Controller (không cần đào tạo đặc biệt cho quản trị viên mạng).

Khả năng mở rộng mạng WLAN không giới hạn: Xây dựng mạng WLAN ban đầu rất nhỏ (vài Ubiquiti UniFi AP) cho đến khi mở rông rất lớn (vài ngàn Ubiquiti UniFi AP) thực hiện dể dàng nhờ vào phần mềm UbiQuiti UniFi Controller.

Power over Ethernet (PoE): Các phần cứng Ubiquiti UniFi AP cho phép cả nguồn và dữ liệu được cung cấp thông qua một cáp Ethernet duy nhất.

I.      Những điều cần biết về thiết bị trước khi cấu hình

Ø IP Lan default:                   192.168.1.20

Ø Username:                           ubnt    

Ø Password:                           ubnt

·       Mô hình hoạt động:

Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

         II.      Đấu nối thiết bị:

·       Nếu thiết bị là loại gắn antenna rời bên ngoài thì gắn antenna vào thiết bị trước.

·       Gắn dây mạng từ cổng Lan của thiết bị vào cổng PoE trên Adaptor.

·       Gắn dây mạng từ cổng Lan của máy tính vào cổng Lan của Adaptor.

     III.      Đặt IP tĩnh cho máy tính:

·       Do mặc định thiết bị có IP là 192.168.1.20 và không có khả năng cấp IP động cho máy tính. Vậy phải đặt IP tĩnh cho máy tính cùng lớp mạng với thiết bị:

Ø Ip address: 192.168.1.222

Ø Subnest Mask: 255.255.255.0

·       Nếu bạn không biết cách đặt IP tĩnh, bạn có thể Search Google để được hướng dẩn từng bước.

     IV.      Truy cập vào thiết bị:

·       Sau khi đả chuẩn bị xong các bước trên, bạn mở IE (IE 8.0 trở lên hoặc firefox 5.0 trở lên) để truy cập vào trang quản lý của thiết bị.

·       Lần đầu tiên truy cập vào bạn cần khai báo quốc gia, ngôn ngữ, và đồng ý với chính sách của thiết bị.

Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

·       Nhập vào username: ubntpassword: ubnt

·       1 Chọn Country: chọn Việt Nam, (khuyến cáo nên chọn Mỹ để có công suất phát tối đa)

·       Check và mục I agree….

·       Chọn Login để đăng nhập vào hệ thống.

         V.       Cấu hình chế độ AP: chế độ phát sóng wifi cho client sữ dụng.

·       Vào tab Wireless cấu hình các mục sau:

Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

Ø Wireless Mode: Mặc định sẽ là Station ta sẽ chuyễn sang AccessPoint.

Ø SSID : đặt tên phát sóng cho thiết bị.

Ø Channel Width : Mặc định thiết bị sẽ đặt là 40 Mhz. Nếu trong hệ thống các laptop,PC đều dùng chuẩn 802.11N thì nên đặt là 40Mhz, nếu trong hệ thống các laptop và PC vừa có chuẩn 802.11N vừa có chuẩn 802.11G thì ta sẽ phải chọn là 20Mhz.

Ø Frequency : chọn kênh phát cho thiết bị, nếu bạn không hiểu nhiều về cách chọn kênh bạn có thể đặt là Auto. Theo lý thuyết các kênh có thể dùng mà không bị trùng lặp sóng là 2412,2437,2462.

Ø Frequency List : dùng cho việc chọn cố định các kênh phát nếu dùng chế tộ tự động dò kênh(chọn Auto trên Frequency). Bạn nên chọn 3 hoặc 2 kênh trong số các kênh này : 2412,2437,2462.

Ø Output Power : nếu trên giao diện đang đặt là 27 dBm, và khu vực phủ sóng đả có đủ sóng theo yêu cầu thì không cần đưa lên 28 dBm. Việc này sẽ giúp cho thiết bị hoạt động « mát mẽ » hơn. Trong một số trường hợp bạn có thể chọn 20,23,… để thiết bị có mức phủ sóng phù hợp với khu vực phủ sóng. Cần biết 1 điều là chưa chắc phát sóng với công suất cao là 1 giải pháp tối ưu.

Ø Security :

None : Không bảo mật

Wep : Bảo mật Wep, tính năng bảo mật kém.

WPA : Bảo mật cao, nên dùng với AES(WPA-AES).

WPA2 : Bảo mật cao, nên dùng AES(WPA-AES). Khuyến cáo dùng trong doanh nghiệp vì đây là cơ chế bảo mật tốt nhất hiện nay.

Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

·       Sau khi cấu hình xong các bước trên bạn click vào nút Change, sau đó phía trên giao diện cấu hình sẽ hiện ra nút Apply. Khi nhấn Apply thiết bị sẽ reboot lại. Nhưng khuyến cáo không nên apply vội vì ta còn các cấu hình tiếp theo cần reboot thiết bị mới hoạt động được. bạn nên thực hiện tiếp các bước dưới đây rồi hãy Apply.

·       Tab biểu tượng ubnt :

Cách add địa chỉ mac vào router nanostation m2

Ø Sau khi hoàn tất các bước trong tab Wireless bạn qua tab biểu tượng như hình sẽ thấy mục airMAX mặc định dấu check sẽ được bật, bạn phải bỏ dấu check này đi. Sau đó Change và Apply.

·       Sau khi thực hiện các bước trên, bạn có thể gắn thiết bi vào hệ thống mạng để hoạt động. Lưu ý rằng trước khi gắn bạn nên để ý địa chỉ IP mặc định của thiết bị là 192.168.1.20, xem IP này có bị đụng với IP nào có sẳn trong hệ thống của bạn không.

Lưu ý: Cách Gắn-Tháo Nguồn

Gắn nguồn: Cắm dây cấp nguồn AC sau khi dây Lan và PoE  đả gắn vào Adaptor đầy đủ

Tháo nguồn: Tháo dây cấp nguồn AC trước khi tháo 2 dây Lan và Poe