Cách báo giảm thai sản

Luật sư tư vấn thủ tục báo giảm lao động trong trường hợp hưởng chế độ thai sản, về tành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.

1. Tư vấn về việc báo giảm lao động .

Khi người lao động nghỉ thì công ty phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động tại cơ quan bảo hiểm xã hội và ngược lại. Đặc biệt vấn đề báo giảm lao động trong trường hợp hưởng chế độ thai sản được pháp luật quy định như thế nào thì không phải ai cũng năm rõ. Nếu bạn gặp vấn đề này hoặc đang có tranh chấp phát sinh nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thủ tục báo giảm lao động ;

+ Thành phần hồ sơ ;

+ Thẩm quyền giải quyết ;

2. Thủ tục báo giảm lao động trong trường hợp hưởng chế độ thai sản.

Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay công ty em có một trường hợp về thai sản như sau mong anh,chị giúp. Công ty em có một trường hợp nghỉ do đình chỉ thai, theo quy định được nghỉ 40 ngày, như giấy ra viện có ghi: lúc vào viện 25/5 ra viện 31/5. Nhưng do thông báo muộn, đến bây giờ em vẫn chưa báo cho bảo hiểm xã hội để giảm lao động trong thời gian công nhân nghỉ.

Đến bây giờ đã là tháng 8. Vậy để giải quyết chế độ cho người lao động thì em phải làm những thủ tục gì, mẫu nào? Thời gian nghỉ thai sản tính từ lúc vào viện hay ra viện? Kính mong anh, chị giúp đỡ cho e câu trả lời sớm để em giải quyết. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Quy định về báo giảm lao động khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHXH được quy định tại Điều 19 Quyết định 111/QĐ-BHXH:

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Đơn vị:

a] Văn bản đề nghị [mẫu D01b-TS].

b] Hai [02] bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT [mẫu D02-TS].

1.2. Người lao động

a] Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

b] Sổ BHXH.

c] Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng [trừ trường hợp chết].

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Do thành phần hồ sơ không yêu cầu giấy xác nhận của cơ sở y tế, do đó dù đã ra viện từ tháng 5 nhưng đến tháng 8 mới ra quyết định nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ được tình từ ngày được ấn định trong quyết định nghỉ.

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Công ty không giải quyết chế độ thai sản người lao động phải làm gì?

Em vào làm việc từ 09/2015 đến nay ,khoảng thời gian đó em mang thai và dự sinh vào giữa tháng 9/2016. Vì lí do ảnh hưởng đến thai [ có giấy chuẩn đoán của bác sĩ ] nên đầu tháng 8/2016 đã xin nghỉ chế độ thai sản để dưỡng thai và đã được giải quyết.Trong thời gian nghỉ thai sản,tháng 11/2016 em đã nộp đầy đủ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản bao gồm [ giấy chứng sanh, giấy khai sanh và giấy ra viện]. Đến đầu tháng 2/2017 em bắt đầu làm lại nhưng vì lý do gia đình nên đã xin cơ quan làm đơn nghĩ việc.Và đã được đồng ý nghỉ việc hợp lệ. Như vậy ,hồ sơ hưởng chế độ thai sản của em vẫn được giải quyết đúng không?? Tính từ ngày nộp hồ sơ Hưởng thai sản, ngày em xin nghỉ việc và đã nghỉ gần 2tháng đến nay đã 5tháng mà em chưa nhận được tiền thai sản, kể cả sổ bảo hiểm. Em liên hệ trên công ty nơi em làm việc thì nói là do công ty BHXH chưa duyệt hồ sơ vì lí do e đã xin nghỉ việc. Khi nào xong sẽ nói em biết. Như vậy, muốn biết công ty BHXH đã nhận và đã giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản của em chưa thì làm cách nào?? Phải làm sao mới nhận được tiền thai sản ?? vì em đã nghỉ việc nên không trực tiếp vào công ty được. > Rất mong nhận được câu trả lời của Anh/Chị. > Em xin chân thành cám ơn

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây: 

>> Công ty không giải quyết chế độ thai sản thì làm thế nào?

Theo thông tin chị cung cấp thì có thể thấy chị đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Khi chị sinh con vẫn còn là người lao động của công ty, do đó công ty có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho chị. Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

"Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản 

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a] Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Như vậy, sau  khi hết thời hạn nêu trên mà chị vẫn chưa được giải quyết chế độ về thai sản, thì chị có thể khiếu nại trực tiếp lên phía công ty về việc không giải quyết chế độ thai sản khi đã quá thời hạn. Nếu chị vẫn chưa nhận được câu trả lời giải quyết thỏa đáng thì có thể gửi đơn kiện lên Tòa Án nhân dân quận/huyện nơi Công ty đặt trụ sở, yêu cầu giải quyết chế độ thai sản.

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản theo quy định mới nhất năm 2022? Thủ tục báo giảm lao động khi nghỉ thai sản năm 2022.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư cho em hỏi 1 vài vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Người lao động của Công ty em nghỉ sinh con. Em làm thủ tục báo giảm và làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động. Nhưng cơ quan Bảo hiểm huyện em chỉ nhận hồ sơ thai sản còn hồ sơ báo giảm lao động thì hẹn 1 tháng sau khi có quyết định duyệt hồ sơ thai sản mới được báo giảm.

[Mùng 5/11/2015 em làm hồ sơ nhưng đến nay bảo hiểm vẫn chưa chuyển tiền thai sản cho Công ty em. Luật sư cho em hỏi như thế có đúng với trình tự và thời gian quy định không ạ?]. Mặc dù người lao động đã nghỉ sinh, công ty em đã báo giảm nhưng bảo hiểm chưa duyệt nên bảo hiểm vẫn tính số tiền bảo hiểm phát sinh của người lao động đã nghỉ sinh.

Trong khi đó công ty em đã tính tiền bảo hiểm để nộp [trừ người lao động nghỉ sinh]. Do đó làm phát sinh số tiền nợ đọng [Số tiền bảo hiểm của những người nghỉ sinh]. Như thế có được coi là số tiền công ty nợ đọng không ạ? Mong luật sư cho em câu trả lời sớm nhất để em căn cứ thực hiện ạ. Em xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn về thời hạn báo giảm thai sản trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thời điểm bên bạn thực hiện “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2022” vẫn có hiệu lực áp dụng, đến nay sang năm 2016 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực áp dụng. Tình huống bên bạn có thể giải quyết như sau:

Theo thông tin bên bạn đưa ra ngày 5/11/2015 bên bạn đã làm hồ sơ cho thủ tục báo giảm và làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2022”, “Bộ luật lao động 2019” lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng, nghỉ trước khi sinh 2 tháng. Nếu người lao động xin nghỉ sinh thì bên bạn sẽ làm hồ sơ báo giảm lao động trước.

“Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

= > Như vậy, khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nên bên đơn vị bạn sẽ làm hồ sơ báo giảm lao động nghỉ hưởng thai sản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thời gian thông báo được hiểu như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:….

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội…”

Mặt khác, quy định về thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản:

Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2022”:

“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.

2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.

 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đường dây nóng tư vấn – giải đáp mọi vấn đề về chế độ bảo hiểm thai sản: 1900.6568

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a] Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

= > Bên bạn có thể áp dụng các quy định nêu trên và yêu cầu giải quyết lên cơ quan bảo hiểm xã hội đang giải quyết. Bạn cũng lưu ý vì đang chuyển sang áp dụng luật mới nên việc giải quyết của các cơ quan có thể bị kéo dài. Vì số tiền lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản bên bạn không phải đóng nên việc truy thu là chưa chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề