Cách diệt bọ xít hại mướp

Trong mùa nắng nóng, nông dân một số vùng chủ động được nguồn nước tưới thường phát triển diện tích trồng rau vì trong điều kiện đầy đủ lượng ánh sáng, rau dễ đạt năng suất cao và ít bệnh hại. Trong đó, mướp hương là một loại rau được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, mùa nắng ít bệnh nhưng mướp hương thường bị nhiều loại côn trùng gây hại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách diệt bọ ăn lá mướp trong bài viết này nhé.

Trồng cây mướp trong những mùa nắng nóng cần có những biện pháp phòng sâu hại phù hợp.   

Những loại côn trùng gây hại đến cây

Bọ rùa 28 chấm có tên khoa học là Epilachna vigintioctopunctana, thuộc họ Bọ rùa. Nông dân thường nhầm lẫn với loài bọ rùa [thiên địch] có lợi, ăn sâu hại chứ không phá cây trồng. Trưởng thành bọ rùa 28 chấm là bọ cánh cứng màu đỏ cam, trên lưng mỗi cánh có 14 chấm màu đen. Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, trời nắng ẩn dưới tán lá. Trưởng thành đẻ trứng thành từng khóm mặt dưới lá.

Trứng màu vàng, hình trụ xếp liền nhau rất đều đặn từ 10-20 trứng. Bọ non màu vàng khi mới nở, trên mình có gai nhỏ mọc thẳng góc với da, đẩy sức dài khoảng 8mm. Sâu non mới nở sống tập trung, sau một thời gian mới phân tán, di chuyển chậm. Bọ trưởng thành và bọ non sống ở mặt dưới lá và cạp lớp biểu bì lá, để lại màng mỏng trắng trên lá, làm giảm quang hợp cho cây. Mật số cao có thể ăn trụi cả lá chỉ còn gân chính, lá khô cong lại, cây sinh trưởng kém, xơ xác.

Bọ rùa 28 chấm làm giảm quá trình quang hợp của cây

Bên cạnh, bọ xít mướp là loài sâu hại rất phổ biến trên mướp hương, nhất là trong mùa nắng. Bọ xít trưởng thành có thân hình tam giác, dài khoảng 17-18mm [khoảng bằng lóng tay út], màu nâu sẫm, mặt lưng phần bụng màu đỏ da cam.

Nông dân rất dễ phát hiện trứng của bọ xít vì trứng to, hình trụ và xếp thành hàng dài. Bọ xít non hình dạng giống như con trưởng thành nhưng có màu nâu đỏ, không có cánh hoặc cánh ngắn. Bọ xít hoạt động ban ngày, bọ xít non khi nở ra tập trung quanh ổ trứng. Cả trưởng thành và bọ xít non chích hút nhựa ở thân, cuống lá, nụ hoa và trái non làm cho lá vàng. T

rên trái mướp khi bị bọ xít gây hại thường có những dấu chích, chảy nhựa vàng, trái bị eo thắt, cong queo, chẻ ra bên trong thịt có màu nâu ngay dưới vết chích, nông dân thường cho là bị ong đút. Gặp kiện thuận lợi bọ xít phát sinh với mật số cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng trái.

Bọ xít mướp gây hại trên các cây họ bầu bí nhưng nhiều nhất là trên cây mướp. Đây là loại côn trùng đa ký chủ và có đời sống rất dài so với các côn trùng khác. Trưởng thành có thể sống đến vài tháng.

Bọ xít mướp là loại phổ biến nhất trên cây mướp hương

Loài côn trùng cũng phát triển mạnh trên mướp hương trong thời tiết nắng nóng như hiện nay là bọ trỉ. Bọ trỉ chích hút nhựa cây làm cho đọt và lá non  bị dủm lại, dây mướp kém phát triển. Mật số bọ trỉ cao làm dây cằn cỗi, chùn đọt, không vươn lóng, lá vàng và khô, hoa rụng, trái ít và nhỏ.

Bọ trỉ có khả năng gây hại từ giai đoạn cây con đến khi ra hoa, trái. Bọ trỉ trưởng thành rất nhỏ dài khoảng 1mm, có màu vàng hơi nâu. Ấu trùng có màu vàng nhạt, hầu như trong suốt khi mới nở và giống như trưởng thành nhưng nhỏ hơn và không có cánh. Bọ trỉ sống tập trung mặt dưới đọt non và lá non với mật số rất cao. Cả trưởng thành và bọ trỉ non đều chích hút nhựa cây. Thời tiết càng nóng khô, môi trường càng thiếu nước bọ trỉ càng phát triển mạnh.

Thời tiết khô nóng là điều kiện thích hợp để bọ trỉ phát triển

Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa, chúng còn là môi giới truyền bệnh khảm cho mướp, đây là bệnh nông dân trồng mướp rất lo ngại vì bệnh do virus gây ra không có thuốc trị. Dây mướp bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng loang lổ, các đốt thân co ngắn, phát triển chậm, trái ít và biến dạng, méo mó. Bệnh khảm không có thuốc trị nhưng trừ côn trùng môi giới là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Biệp pháp quản lý

Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp ngay từ đầu vụ sẽ hạn chế sự phát triển của bọ xít mướp, bọ rùa 28 chấm và bọ trỉ.

– Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng mướp và xung quanh;

– Nhổ bỏ và tiêu huỷ các dây mướp bị bệnh khảm;

– Trưởng thành bọ xít mướp rất thích bả chua ngọt [khóm hoặc cam + Regent 0.3G ] nên có thể làm bả chua ngọt để nhử và tiêu diệt trưởng thành.

– Thăm ruộng mướp thường xuyên khi phát hiện có sự xuất hiện của các loài côn trùng trên, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Mướp là loại rau được thu hoạch hàng ngày, vì thế khi phun thuốc phải thận trọng để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái. Nên chọn những loại thuốc ít độc, có thời gian cách ly ngắn, ưu tiên chọn những loại thuốc sinh học. Phòng trừ bọ xít mướp, bọ rùa 28 chấm, bọ trỉ có thể sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất Abamectin [Abatin 5.4EC, Nouvo 3.6EC,…], nhóm thuốc có hoạt chất Spinosad [Success 25SC], nhóm thuốc trừ sâu vi sinh Bt hoặc chế phẩm nấm xanh. Đối với bọ xít mướp nên phun vào lúc chiều mát sẽ đạt hiệu quả cao.

Sử dụng những loại thuốc phù hợp để phòng trừ giúp giàn mướp tốt hơn

Chú ý: Bọ trỉ có tính kháng thuốc rất cao nên sử dụng thuốc luân phiên. Tuyệt đối khi phun thuốc, phải bảo đảm đúng thời gian cách ly để không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra, mướp là loại cây rất mẫn cảm với hoá chất, vì thế không được phun quá liều qui định sẽ dễ ảnh hưởng đến cây trồng.

Trên đây là một số thông tin về những loại côn trùng gây hại cho cây mướp và biện pháp quản lí. Hy vọng những thông tin agri.vn vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc trồng cây. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Cách diệt bọ xít là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất với những người nông dân. Bọ xít hút máu gây bệnh ở người, bọ xít trên cây phá hoại mùa màng. Đây là loài côn trùng gây hại cho con người. Hãy cùng Agri.vn tìm hiểu các cách diệt bọ xít tốt nhất, hiệu quả tận gốc.

4 loại bọ xít phá hoại mùa màng

Bọ xít xanh là loài côn trùng gây hại, có hình ngũ giác, màu xanh lục sáng. Hai bên góc vai có 2 chấm đen nhỏ, thân có màu xanh lá cây.

Bọ xít xanh thường xuất hiện trên các loại cây ăn quả và lúa. Trái nhỏ khi bị bọ xít hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác. Đối với hạt lúa, khi bị bọ xít phá hoại mùa màng, hạt lúa sẽ bị lép hoặc bạc trắng.

Bọ xít xanh làm hại các loại cây ăn quả và lúa   

Bọ xít muỗi là loài côn trùng đa thực, gây hại mùa màng và làm hỏng trái của nhiều loại cây trồng như ca cao, xoài, mãng cầu, khoai lang, tiêu, điều, bông, chè,… Bọ xít muỗi có một cột sống đặc trưng trên ổ bụng, thường sẽ có màu xanh lá cây hoặc màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi. Trứng bọ xít muỗi có màu trắng, dài, thường xuất hiện trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận khác của cây.

Ấu trùng bọ xít và bọ xít muỗi trưởng thành thường chích hút đọt non, lá non, gây ra các dấu chấm nâu. Đây chính là vết chích của chúng, làm trái quả bị ung, thối, nhiễm nấm và rụng.

Khác với bọ xít muỗi, đây là loại bọ xít phổ biến thường thấy ngay cả ở thành phố. Loại bọ xít này có kim chích dài ở cuối bụng, gai nhọn rìa ngực trước và rìa răng cưa tại hai bên mép.

Trứng của bọ xít đen bao giờ cũng tròn và màu trắng trong, sau đó dần chuyển màu vàng nhạt. Phần đầu trứng có màu đen khi sắp nở.

Loại bọ xít đen này khá phổ biến và bạn có thể thấy chúng ở thành phố

Một con bọ xít đen trong một ngày có thể chích và hút chất dinh dưỡng từ nhiều trái khác nhau.  Loài bọ xít đen tấn công ngay khi trái còn rất nhỏ, để lại vết chích chấm nhỏ có quầng tròn màu nâu. Bằng vòi chích dài, ấu trùng và con trưởng thành hút hết các chất dinh dưỡng trong trái, khiến trái nhỏ bị vàng, thối dần và rụng hỏng.

Đối với trái chín, khi bị bọ xít đen tấn công, các vết chích sẽ khiến vi sinh vật và nấm xâm nhập vào bên trong ruột, khiến trái bị bội nhiễm nấm và thối rữa, ảnh hưởng đến kết quả vụ mùa.

Đây là loài bọ xít thường xuất hiện trên cây nhãn, phá hoại mùa màng. Chúng có màu vàng nâu hoặc màu nâu. Mảnh lưng cứng thường có màu nâu đến nâu đậm. Mặt bụng bọ xít có lớp phấn trắng bao phủ, thường trôi mất sau mùa đông.

Trứng của bọ xít hại nhãn vải có hình cốc kích thuóc gần bằng bằng hạt đậu xanh, thường xếp thành nhiều hàng song song trên lá hoặc cành. Màu sắc của trứng thay đổi từ vàng sáng dần chuyển qua vàng xanh và nâu tím. Khi trứng sắp nở, đầu trứng chuyển thành màu đen.

Bọ xít non và trưởng thành hút các đọt non, cuống chùm hoa và cuống quả tạo thành nhiều vết châm màu nâu đen, gây thối và hỏng trái. Lá khô cháy, hoa quả bị rụng. Khi quả lớn, bọ xít châm làm cho quả thối rụng.

Cách diệt bọ xít hiệu quả

Đất diatomite là đất đá trầm tích tự nhiên, có thành phần gồm silic dioxit, oxit nhôm và sắt. Chúng thường được sử dụng để diệt côn trùng nhờ vào khả năng làm côn trùng mất nước mà chết thông qua việc phá hủy lớp sáp bảo vệ trên bộ xương ngoài.

Đất diatomite thường được sử dụng để tiêu diệt các loại côn trùng

Lưu ý lựa chọn các loại đất diatomite chưa qua xử lý nhiệt, bởi nhiệt lượng làm đất diatomite mất đi hiệu quả diệt côn trùng và bọ xít. Bạn hãy rắc loại đất này lên những vị trí bọ xít thường xuất hiện, hoặc rắc thẳng lên bọ xít cũng có thể diệt được chúng trong tức khắc.

Bạc hà là loài thực vật có khả năng tẩy mùi, có thể sử dụng để xua đuổi bọ xít trên cây rất hiệu quả do bọ xít rất kỵ mùi bạc hà.

Để pha chế dung dịch, bạn hãy hòa 10 giọt dầu bạc hà với 500 ml nước vào bình xịt, hoặc pha 1 thìa cà phê bột lá bạc hà với nước, sau đó xịt dung dịch đều trên các cây trái.

Cần lưu ý là dung dịch chỉ đuổi bọ xít chứ không diệt được chúng, vì vậy hãy sử dụng song song với các biện pháp khác.

Bọ xít rất kỵ mùi bạc hà nên đây có lẽ là sự lựa chọn tuyệt vời

Bọ xít không thích mùi nồng của tỏi và thường tránh xa nơi có mùi tỏi. Cần lưu ý, tương tự bạc hà, tỏi chỉ xua đuổi bọ xít chứ không diệt được chúng.

Hãy pha 500 ml nước với 4 thìa cà phê bột tỏi [có thể tự giã vài nhánh tỏi] vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên lá cây, đọt non và cuống lá.

Bằng cách pha nước với xà phòng, dung dịch xà phòng khi xịt lên bọ xít sẽ khiến loài côn trùng này không thể thở được và bị mất nước, từ đó chết trong tức khắc.

Hãy phun đều nước xà phòng lên cành và lá cây bị bọ xít hoành hành, hoặc những ổ bọ xít non mới sinh bâu vào trên cành lá. Thay vì sử dụng xà phòng diệt khuẩn dễ gây hại cho cây, nước rửa bát là một lựa chọn thay thế phù hợp để diệt trừ bọ xít hiệu quả.

Xà phòng sẽ khiến bọ xít không thở được và sau đó sẽ chết tức khắc

Để diệt được bọ xít trên cây, lựa chọn loại thuốc xịt côn trùng an toàn sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng và có hiệu quả cao.

Trên đây là một số loại bọ xít gây hại cho cây trồng và các biện pháp phòng trị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề