Cách kiểm tra linh kiện máy tính chính hãng

Cách kiểm tra linh kiện cũ máy tính - Các nguyên tắc khi mua

Việc mua linh kiện cũ máy tính khá phổ biến đối với nhiều người dùng. Bởi vì tính kinh tế của nó và linh kiện cũ đôi khi vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên, để chọn mua được linh kiện cũ máy tính tốt thật sự là một vấn đề nan giản, và nhiều người không am hiểu đã mua về những linh kiện không sử dụng được. Vì vậy, nếu quyết định chọn giải pháp mua cũ chứ không phải mua mới, trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ các hướng dẫn và cách test linh kiện để tránh "tiền mất tật mang".

Hãy làm theo hướng dẫn của sửa máy tính tại nhà quận tân bình, để có thể chọn cho mình một món linh kiện vừa hiệu dụng vừa kinh tế nhé!

A. NGUYÊN TẮC KHI MUA LINH KIỆN MÁY TÍNH CŨ

– Gắn ngay linh kiện và thường xuyên sử dụng sau khi đã mua.Việc này giúp bạn bảo đảm linh kiện còn dùng tốt, thời gian bảo hành 1 tháng là rất ngắn, hãy cố gắng dùng thật nhiều để chắc chắn linh kiện không bị lỗi dù là nhỏ nhất.

– Hạn chế mua của cá nhân bán số lượng ít một vài món.Nên mua của cửa hàng hoặc những nơi chuyên bán linh kiện cũ như vậy khi hỏng hóc bạn sẽ dễ dàng được đổi trả và có ngay linh kiện tương đương.

– Phải bảo đảm bên bán sẽ bảo hành tối thiểu 1 tháng. Hạn chế mua các linh kiện chỉ “bao test” 3-7 ngày. Vì bản thân linh kiện cũ nên sẽ dễ phát sinh lỗi, có thể sau khi dùng 7 ngày thì ổn định, nhưng ngày thứ 8 linh kiện mới hư thì coi như bạn “tiền mất tật mang”.

– Nên mua linh kiện của những hãng nổi tiếng.Dù là hàng cũ nhưng dù sao thương hiệu cũng khẳng định độ bền của linh kiện tương ứng, hãy cố gắng chọn những linh kiện của những nhà sản xuất có tên tuổi, đừng ham rẻ mà lấy những món có thông số tương đương nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Quan sát thật kỹ bề ngoài, yêu cầu gắn linh kiện để kiểm tra ngay khi mua.Nếu linh kiện đã qua sửa chữa, thì tốt nhất không nên mua, cho dù có được bảo hành thì bạn cũng có nguy cơ phải chạy đi chạy lại rất tốn thời gian. Bên cạnh đó, nên test ngay linh kiện trước khi trả tiền, điều này đảm bảo tránh xảy ra tranh cãi khi mua linh kiện về nhưng không dùng được.

– Nên tham khảo kỹ thông số linh kiện trước khi mua.Bảo đảm linh kiện đó sẽ tương thích với các linh kiện còn lại của bạn. Hạn chế trường hợp cháy nổ, chập mạch dẫn đến linh kiện sẽ không được bảo hành nữa.

– Nên mua bán tại nhà, tại cửa hàng, giữ lại phiếu bán hàng hoặc biên nhận nếu có.Thời điểm hiện tại chỉ cần lên một số website rao vặt, mua bán như 5giay, muaban, chotot… bạn dễ dàng tìm thấy hàng trăm thậm chí hàng ngàn người rao bán linh kiện cũ, tuy nhiên làm sao biết chắc trong số đó đều là những người làm ăn uy tín, cách tốt nhất bạn nên giao dịch tại địa điểm cố định, xin số điện thoại… phòng khi linh kiện trục trặc thì bạn còn tìm được người bán để yêu cầu thay thể, đổi trả…

B. CÁCH MUA TỪNG MÓN LINH KIỆN MÁY TÍNH

1. Chip vi xử lý – CPU:

Kiểm tra mặt tiếp xúc với socket không bị trầy xước, mặt trên còn đầy đủ thông tin là được, CPU là một món linh kiện có độ bền tương đối cao trong một thùng máy, rất ít khi hỏng hóc.

2. RAM

Nên chọn RAM của các hãng như Kingmax, Kingston, Transcend. Hạn chế mua RAM không nhãn hiệu. Sau khi mua về nên gắn ngay và đưa vào sử dụng. Đồng thời dùng một số công cụ – phần mềm để test ngay toàn bộ RAM.

3. Ổ CD/DVD:

– Kiểm tra khay đẩy đĩa ra vào còn trơn tru, không bị kẹt. Dùng một đĩa phim hay đĩa ca nhạc, xem hết đĩa mà không bị vấn đề gì là ổn.

– Đối với ổ ghi [RW-Rewrite] nên ghi thử một số đĩa nếu có thể.

4. Bộ nguồn, thùng máy, chuột, bàn phím:

Những linh kiện này tương đối rẻ ngay cả khi bạn mua mới, do đó khi mua cũ cũng không cần phải quá kỹ càng.

– Chuột: thử di chuyển khắp màn hình, không bị khựng, đơ là ổn

– Bàn phím: Mở trình gõ văn bản, thử sử dụng tất cả các phím, chọn bàn phím còn rõ chữ, gõ không quá cứng tay.

– Nguồn: xem hệ thống dây bảo đảm không đứt, các đầu tiếp xúc không bị rỉ sét

– Thùng máy: bề ngoài không quá trầy xước, các cổng USB, âm thanh ở mặt trước còn tốt, các nút reset, power bấm vào không bị kẹt.

5. Mainboard – Bo mạch chủ:

Quan sát tổng thể mainboard, không mua những main đã có dấu hiệu hàn chì hay sửa chữa. Những main bị cong vênh cũng không nên mua. Nếu có thể hãy yêu cầu người bán đưa cho bạn “miếng Fe” [miếng kim loại che ở các cổng phía sau main] kèm theo của main.

Dùng giấy che bề mặt socket gắn chip CPU, đảm bảo không bị cong hoặc gãy chân socket lúc vận chuyển sau khi mua main.

Tương tự RAM, cũng nên mua của các hãng nổi tiếng như Gigabyte, Asus, Intel… Hạn chế mua các main có nguồn gốc Trung Quốc.

6. Ổ cứng – HDD:

Đối với ổ cứng máy tính, sửa máy tính tại nhà quận 3 khuyên bạn nên tiến hành kiểm tra ngay số Serial trên trang chủ của hãng. Dù không còn bảo hành nhưng nó sẽ giúp cho bạn chắc chắn là hàng chính hãng, không phải hàng đã sửa chữa, thay thế linh kiện, đổi nhãn mác.

Sau đó hãy tiến hành quét bad bằng công cụ HDDRegenerator trong đĩa Hiren Boot. Nên quét ở chế độ kiểm tra chứ không Fix, nếu xuất hiện bad, hãy yêu cầu người bán đổi ngay ổ khác cho mình, vì ổ đã bad thì tuổi thọ còn lại rất ngắn

7. Các loại card [màn hình, âm thanh, mạng…]

Sau khi mua nên tiến hành gắn vào và sử dụng ngay, Đối với card âm thanh nên test tất cả các jack cắm, bảo đảm còn dùng tốt. Card màn hình thì sau khi đã cài đầy đủ driver hãy tải ngay [hoặc xem online] một vài clip, phim ảnh hay video nhạc ở độ phân giải HD 720p, nếu không bị giật hoặc đứng hình thì ổn.Bảo đảm phần chân cắm không trầy xước hoặc rỉ sét

Áp dụng những điều này bạn sẽ có thể dễ dàng chọn mua linh kiện cần thiết cho mình.

TAGs phụ kiện CPU RAM laptop sửa máy tính

Đánh giá:

  • Currently 2.50/5

Kết quả: 2.5/5 - [8 phiếu]

Các loại tin khác:

  • Máy tính bị treo và chuột bàn phím
  • Hiện tượng máy tính bị lỗi win
  • Khắc phục máy tính bị lỗi màn hình xanh
  • Phần mềm sửa lỗi win 10 của microsoft
  • Thủ thuật máy tính

Linh kiện máy tính có xuất xứ như thế nào?

Các mặt hàng trên thị trường nói chung hay linh kiện máy tính nói riêng đều có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Chính vì vậy giá cả cũng chênh nhau đáng kể.

Đã có rất nhiều khách hàng, kể cả tôi khi mua 1 sản phẩm vẫn mã sản phẩm ấy nhưng lại có chỗ bán rẻ, có chỗ bán đắt. Để hiểu rõ được vấn đề này, các bạn cần tìm hiểu xem có những loại hàng hóa như thế nào? Nguồn gốc ra sao? cụ thể ở đây là linh kiện máy tính.

Hàng chính hãng là gì?

Là các sản phẩm hàng hóa, linh kiện có xuất xứ hóa đơn rõ ràng [Khi mua sẽ có VAT ] được nhập khẩu thông qua các nhà phân phối được ủy quyền tại Việt Nam [Độc quyền và Không độc quyền ]

Ví Dụ : Viễn Sơn Sài Gòn được độc quyền phân phối các sản phẩm của Gigabyte ==>Khi bạn mua các sản phẩm của Gigabyte thì chỉ cần kiểm tra có Team của Viễn Sơn là Chính hãng đối với thị trường Sài Gòn

Hoặc tại thị trường Miền Bắc đó là Thủy Linh

Mọi hàng hóa mang thương hiệu Gigabyte có nguồn gốc khác đều là hàng công ty [Đây không phải hàng giả, hàng nhái mà chỉ là do công ty đó tự nhập về như: ADVN :Á Đông Vina ,MQ2 :Minh Quân…

Hàng công ty là gì?

Chúng ta có thể hiểu hàng công ty là hàng mà một công ty A tự nhập về và bán cho các đại lý phân phối. Sau đó tự bảo hành như ADVN, MQ2 mình nói ở trên [một dạng xxx thuế nên sẽ không có VAT ]

Hàng công ty có thể là hàng hóa mới 100% hoặc là hàng cũ Renew lại.

Ví dụ : Máy in Canon 2900 nếu có Team của Lê Bảo Minh là hàng chính hãng còn nếu không có sẽ là hàng công ty.

Hàng xách tay là gì?

Hàng xách tay thì sẽ có 2 dạng:

Dạng 1: Theo đúng nghĩa xách tay, kẹp lách mang về, dạng này thì số lượng cực ít trong ngành linh kiện máy tính.

Dạng 2:Nhập từ Bển về theo hàng Công hoặc Cam.. thường được người Bán đặt cho cái tên là Hàng Nhập Khẩu. Khi bán thì người bán ít khi nói rõ vì nhiều nguyên nhân. Bạn có thể bắt gặp dạng này khi mua hàng cũ và hàng Renew..

Ví dụ:

+ Các sản phẩm Màn hình nhập khẩu hiện đang khá nhiều trên thị trường linh kiện máy tính với mức giá chỉ từ 40-50% so với giá sản phẩm mới.

Hàng nhái, Hàng giả

Là các loại hàng hóa làm giả thương hiệu 100%.Đồ này thì trên thị trường hiện tại không nhiều lắm bởi luật xử lý khá gắt. Chủ yếu thấy từ bên mảng linh kiện điện thoại và một vài thiết bị như: card LAN, sound , main mấy dòng G31,G41…

Hướng dẫn kiểm tra chất lượnglinh kiện khi mua máy tính cũ , máy tính cũ gồm main board , CPU , Ram , ổ cứng , nguồn , VGA rời để mua được chiếc máy tính cũ còn tốt bạn cần kiểm tra xem linh kiện trong máy còn hoạt động tốt không qua các bài test và phần mềm sau

Trang bị một chiếc máy tính cũ trong gia đình không chỉ giúp bạn làm việc hằng ngày mà còn phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí. Để vừa phục vụ tốt những nhu cầu trên, mà vừa tiết kiệm được chi phí, một số người dùng thường chọn mua máy tính cũ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều cửa hàng mua bán máy tính cũ, do đó bạn cần biết cách chọn để đảm bảo chất lượng linh kiện hoạt động của máy tính

Kiểm tra CPU máy tính cũ :

CPU-Z 1.89 là phần mềm miễn phí giúp bạn xem thông tin cơ bản trên hệ thống máy tính như tên bộ vi xử lý và số hiệu, mã, quy trình, loại mainboadrd và chipset, loại bộ nhớ, kích cỡ cùng nhiều thông số SPD khác. Không chỉ cung cấp thông tin về phần cứng máy tính, CPU-Z còn đưa ra số liệu đo lường trong thời gian thực về tần số hoạt động và tần số bộ nhớ của từng nhân.
CPU-Z giúp bạn xem được tên nhà sản xuất, dòng chipset, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, có bao nhiêu core... nhờ đó bạn có thể kiểm tra được các thông tin về chipset của mình và biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không
Ngoài ra bạn có thể lên trang chủ của nhà sản xuất intel hoặc AMD để kiểm tra seri và thông số của cpu máy tính cũ
khi test nên mởthật nhiều ứng dụng cho cpu load full để xem máy có bị sập hay treo đơ cpu không

Kiểm tra main board máy tính cũ :

Với main máy tính cũ đầu tiên ta xem hình thức main còn sáng đẹp hay không , main có han rỉ hay có dấu hiệu sửa chữa kĩ thuật như khò hàn , rộp mạch , các khe cắm ram , cpu , chân socket có còn đẹp hoạt động tốt không , các cổng cắm usb , loa , vga có tốt không

Sau đó tra kiểm tra mã main máy tính cũ xem có đúng với cấu hình bên bán giới thiệu không

Cuối cùng ta nên cho máy chạy nặng liên tọc khoảng 30 phút để xem máy tính có hoạt động ổn định không nhé

Kiểm tra ram máy tính cũ :

Windows Memory Diagnostic là một công cụ được cung cấp miễn phí cho người dùng windows dùng để kiểm tra bộ nhớ Ram trên máy tính, chỉ với một thao tác đơn giản đã cho bạn kết quả về hiện trạng bộ nhớ máy tính của mình .

Có một công cụ có sẵn trên hệ điều hành mà bạn không phải sử dụng đến công cụ của bên thứ 3 đó là Windows Memory Diagnostic - Công cụ kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính. Với công cụ này chỉ có trên những hệ điều hành từ Win 7 trở đi. Các bạn có thể dễ dàng kiểm tra hệ thống Ram trên máy tính còn hoạt động tốt hay không?

ngoài ra ta có thể nhận biết bằng mắt xem thông số ram , buss ram , tem nhà phân phối chính hãng , hình thức ram có sáng đẹp

Cuối cùng thi ta nên bật máy tính full load ram xem máy có bị sập , treo màn xanh chữ trắng hay không

Kiểm tra ổ cứng máy tính cũ :

Sử Dụng Phần Mềm Chuyên Dụng Để Kiểm Tra Tình Trạng Ổ Cứng

Trên mạng internet có rất nhiều phần mền giúp bạn kiểm tra sức khỏe ổ cứng, có thể kể đến như: Active Hard Disk Monitor, Ariolic Disk Scanner, Active SMART, ... Và CrystalDiskInfo là một trong số đó, nó là một phần mềm tiện ích mã nguồn mở đơn giản và tiện lợi khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng CrystalDiskInfo để kiểm tra tình trạng ổ cứng dễ dàng.

Bạn có thể tải phiên bản mới nhất của CrystalDiskInfo tại đây. Sau khi cài đặt phần mềm có giao diện như hình dưới, nó cung cấp những thông tin chi tiết về ổ cứng: Tên ổ cứng, dung lượng, nhiệt độ, ....

Kiểm tra VGa rời máy tính cũ :

Nếu bạn muốn chơi các game đòi hòi có độ phân giải cao hay sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm đồ họa thì bắt buộc bạn phải có card màn hình tốt nhất, CPU luôn ổn định, muốn như vậy, sự có mặt của những phần mềm hỗ trợ phần cứng như FurMark là hết sức cần thiết. FurMark sẽ tiến hành các bài kiểm tra card màn hình để xem card đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, đồng thời giả lập những vấn đề mà card màn hình có thể gặp phải để đưa ra cho bạn các biện pháp xử lý kịp thời nhất.

FurMark là phần mềm kiểm tra sự ổn định của card đồ họa trên máy tính với các công cụ phân tích và kiểm tra hoạt động của card đồ họa trên máy tính, ngoài ra phần mềm còn có thể khắc phục một số vấn đề liên quan đến hiệu suất hoạt động của card màn hình và cpu để có thể nâng cấp máy tính, sử dụng một số chương trình lớn như chơi game, làm video, nghe nhạc…

Nếu bạn là người thường xuyên chơi game gặp phải một số lỗi như màn hình bị giật, lỗi màn hình xanh, màn hình dừng đột ngột thì đó là lỗi gặp phải của card màn hình do VGA của bạn đã quá tải so với các hoạt động trên máy tính, với sự phát triển của phần mềm FurMark bao gồm các thư viện đồ họa tạo điều kiện để kiểm tra card màn hình và nâng cấp card màn hình của máy tính cũ .

ngoài ra ta vẫn cần xem hình thức , tem mác của vga bằng mắt để xem linh kiện còn sáng đẹp hay không , xuất xứ có chính hãng hay nhập khẩu

Kiểm tra nguồn máy tính cũ :

Với nguồn máy tính cũ ta nên chọn dòng nguồn công xuất thực , cầm nặng tay , và chỉ số cao hơn so với đề xuất , hàng cũ còn bảo hành càng tốt

Máy tính 365 địa chỉ bán máy tính cũ uy tín tại hà nội :

Sau khi đã xác định được lý do , mục đích và nhu cầu sử dụng và mua máy tính cũ ưng ý dành cho công việc của mình, điều bạn cần quan tâm nhất chính là bạn phải lựa chọn được địa chỉ, cửa hàng bán hàng máy tính để bàn cũ uy tín, chất lượng.

Nếu quý khách hàng chưa biết được nên tìm đến đâu, thì cửa hàng máy tính 365 chính là 1 địa chỉ dành cho bạn nếu muốn tìm kiếm cho mình một chiếc máy tính cũ. 365 là đơn vị chuyên phân các sản phẩm laptop, máy tính để bàn nhập khẩu trực tiếp 100% từ Mỹ và Canada , Nhật bản


Với kinh nghiệm phát triển nhiều năm, chúng tôi có thể đảm bảo rằng bạn không cần phải lo lắng khi đến và chọn lựa sản phẩm máy tính để bàn cũ giá rẻ tại cửa hàng của chúng tôi. Cửa hàng cam kết bán hàng chính hãng 100%, chất lượng sản phẩm luôn được đội ngũ chuyên viên kĩ thuật kiểm tra theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, cửa hàng còn đảm bảo và bảo hành cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm từ 6-36 tháng của chúng tôi và một đổi một trong 15 ngày đầu sử dụng, nếu lỗi phần cứng

Một ưu điểm không thể bỏ qua đã giúp 365 là địa chỉ mua bán máy tính cũ, laptop cũ giá rẻ uy tín nhất tại TPHN là giá của các sản phẩm rẻ hơn so với thị trường. Vì cửa hàng có nguồn cung cấp hàng hóa lớn và ổn định lâu năm uy tín. Số lượng bán ra nhiều nên chúng tôi luôn nhập với số lượng lớn cho nên giá thành cũng sẽ rẻ hơn. Đặc biệt, giá rẻ nhưng nhiều sản phẩm máy tính để bàn cũ vẫn còn trong thời gian bảo hành từ 3-12 tháng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm của maytinh365.com.vn

Cài đặt và sử dụng phần mềm tiện ích Speccy

Sau khi chạy phần mềm ứng dụng Speccy, bạn hãy chờ một vài giây để Speccy kiểm tra máy vi tính của bạn, sau khi kiểm tra xong nó sẽ hiển thị thông tin về hệ điều hành - Oparating System và các phần cứng trong máy vi tính của bạn như bộ vi xử lý - CPU, bộ nhớ - RAM,bản mạch chủ - Motherboard, thiết bị đồ họa -Graphics, các ổ dĩa cứng - Storage, ổ dĩa quang - Optical Drives, thiết bị âm thanh Audio,...

Ý nghĩa một số thông tin cơ bản của các linh kiện phần cứng máy vi tính

Ý nghĩa một số thông tin cơ bản của các linh kiện phần cứng máy vi tính

Operating Sysstem - Hệ điều hành

Máy vi tính của bạn đang chạyhệ điều hành Windows 8.1 Pro, phiên bản 64-bit

CPU - Bộ vi xử lý

Bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo E8500, tốc độ 3.16GHz, nhiệt độ của CPU đang là 67°C

RAM - Bộ nhớ

Dung lượng bộ nhớ của máy vi tính là 4 GB, đang chạy kênh đôi - Dual Channel, loại bộ nhớ là DDR2, tốc độ Bus là 401MHz [400MHz]

Motherboard - Bản mạch chủ

Bản mạch chủ hiệu Asus, số hiệu Model là P5KPL-AM SE, loại chân cắm CPU là Socket 775, nhiệt độ của Motherboard đang là 43°C.

Graphics - Thiết bị đồ họa

Storage - Thiết bị lưu trữ

Optical Drives - Các ổ dĩa quang

Máy vi tính được trang bị ổ dĩa quang DVD có thể ghi/xóa, chuẩn giao tiếp là ATA.

Audio - Thiết bi âm thanh

Thiết bi âm thanh của máy vi tính hiệu Realtek chất lượng cao HD.

4 CÁCH KIỂM TRA CẤU HÌNH MÁY TÍNH

1. Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 3. Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ dxdiag rồi Enter:

Dùng lệnh dxdiag để kiểm tra cấu hình máy tính

Dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím]:

2. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím laptop bạn nhấn phím cửa sổ + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

Nhập lệnh xem thông tin máy tính:

Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,… Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

3. Dùng Computer Properties để xem cấu hình laptop, máy tính

Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.

Đối với Windows 8 trở lên, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC > Properties:

Xem cấu hình máy tính Windows 8.1 đơn giản

Đối với Windows 7 trở về trước, vào Start > chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties:

Tại đây, chúng ta sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái:

Thông tin, cấu hình cơ bản của máy tính được hiển thị ở đây

Trong System type bạn sẽ biết máy tính đang được cài Windows 32-bit hay Windows 64-bit.

4. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng CPU-Z

Chúng ta có thể cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.

Sau khi cài đặt chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.

1. Tab CPU:

Tab này cho cho chúng ta biết thông tin về tên CPU Intel core i3-5005U, có tốc độ 2.00GHz. Tiếp đến, bên góc phải phía dưới có thông số Cores 4Threads 8biểu thị CPU có 4nhân 8luồng xử lý.

2. Tab Caches:

Phần này sẽ cung cấp thông tin bộ nhớ đệm của CPU.

4. Tab Memory:

Thông tin của RAM laptop ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM là 2GB, loại RAM là DDR3 như hình dưới đây:

5. Tab SPD:

Bạn sẽ biết thông số cụ thể của từng khe cắm RAM trên máy tính.

CPU-Z Tab SPD

Chúng ta có thể kiểm tra số lượng khe cắm RAM trên máy tính và thông số của RAM ở từng khe cắm. Nhấn chọn vào mũi tên xuống tại Slot #1, xuất hiện danh sách gồm Slot #1 và Slot #2. Tùy vào từng máy có lượng khe cắm RAM khác nhau, mà danh sách số lượng này sẽ khác nhau.

Tiếp đến để xem thông số của từng khe cắm, bạn chọn Slot # khe cắm đó. Nếu không có thông tin nghĩa là chưa cắm RAM. Các thanh RAM không cần thiết phải cắm vào khe gần nhau.

Như trong ví dụ thì Slot # 1 được cắm RAM 2GB, còn Slot #2 không được cắm RAM.

6. Tab Graphics:

Tab này sẽ cung cấp thông tin chính xác về Card màn hình của máy tính. Tại giao diện chính của tab, nhấn chọn vào Display Device Selection sẽ xuất hiện danh sách Card màn hình có trên máy tính, gồm Card Onboard và Card rời.

Card Onboard đều có ở các máy tính, có tên Intel[R] HD Graphics. Còn Card rời không nhất thiết phải có trên máy tính. Như hình dưới đây, máy tôi chỉ có Card Onboad Intel[R] HD Graphics 4600 mà thôi.

Tiếp đến, khi chúng ta nhấn chọn vào Card màn hình bất kỳ sẽ xuất hiện thông tin chi tiết về Card màn hình đó. Trong hình, Intel[R] HD Graphics 4600 có dung lượng 2GB.

7. Tab Bench:

Kiểm tra sức khỏe của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.

8. Tab About:

Cuối cùng là thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của phần mềm CPU-Z, hệ điều hành Windows đang sử dụng, DirectX.

Trên đây là 4 phương pháp giúp bạn có thể kiểm tra cấu hình của máy tính. Phần mềm CPU-Z là một trong những công cụ kiểm tra chi tiết máy tính phố biến hiện nay, và được nhiều người dùng chọn lựa sử dụng.

Xem thêm:=>Laptop Cũ tại Hiển Laptop

1. Nguyên tắc khi mua linh kiện máy tính cũ

1.1. Sau khi mua nên gắn ngay linh kiện và sử dụng thường xuyên

Hãy gắn ngay linh kiện vào máy và sử dụng linh kiện thường xuyên sau khi mua, đây là một cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ giúp đảm bảo rằng linh kiện còn hoạt động tốt. Trung bình khi mua các linh kiện máy tính cũ các bạn chỉ được bảo hành trong thời gian rất ngắn, khoảng một đến hai tháng. Do đó, hãy cố gắng dùng linh kiện thật nhiều để chắc chắn linh kiện không xảy ra lỗi gì dù là nhỏ nhất.

1.2. Hạn chế mua linh kiện máy tính của cá nhân bán với số lượng ít

Thay vì mua linh kiện của các cá nhân bán lẻ một vài món với số lượng ít thì các bạn nên tìm đến những cửa hàng hoặc địa chỉ chuyên kinh doanh linh kiện máy tính cũ. Nguyên nhân là bởi một là số lượng sản phẩm lớn, các bạn có thể thoải mái lựa chọn và hai là khi linh kiện xảy ra hỏng hóc việc đổi trả sẽ dễ dàng hơn, đồng thời cũng có ngay linh kiện tương ứng cho bạn đổi.

1.3. Chắc chắn rằng bên bán sẽ bảo hành sản phẩm trong tối thiểu 1 tháng

Khi mua linh kiện máy tính các bạn nên hạn chế mua tại những cơ sở chỉ bao test trong vòng 3 – 7 ngày. Thông thường các linh kiện điện tử cũ thường dễ xảy ra lỗi. Trong 7 ngày đầu linh kiện vẫn còn hoạt động tốt nhưng tới ngày thứ 8 có thể sẽ phát sinh lỗi như vậy bạn sẽ không đem đi đổi trả được, vậy là thành ra “tiền mất tật mang”.

1.4. Nên mua linh kiện của những hãng nổi tiếng

Dù có mua linh kiện máy tính cũ nhưng vẫn nên mua hàng cũ chính hãng vẫn hơn. Dù sao thì các sản phẩm đến từ những hãng công nghệ nổi tiếng vẫn có độ bền cao hơn so với sản phẩm tương ứng không có nguồn gốc rõ ràng. Các bạn hãy cố gắng lựa chọn những linh kiện máy tính của những hãng sản xuất lớn, có tên tuổi, đừng vì ham rẻ mà mua hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ.

1.5. Quan sát bên ngoài và yêu cầu kiểm tra linh kiện

Một cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ đó là hãy quan sát thật kỹ bên ngoài linh kiện. Nếu linh kiện có dấu hiệu đã qua sửa chữa thì tốt nhất các bạn không nên mua bởi linh kiện đã hư hỏng một lần thì rất dễ bị hư hỏng tiếp. Cho nên dù có được bảo hành cũng nên tránh các linh kiện này ra. Bên cạnh đó các bạn cũng nên yêu cầu cửa hàng cho test linh kiện trước khi trả tiền để tránh xảy ra tranh chấp nếu mua sản phẩm về mà lại không dùng được.

1.6. Tham khảo thông số kỹ thuật trước khi mua

Các bạn nên tham khảo kỹ thông số linh kiện trước khi mua để đảm bảo chúng tương thích với các linh kiện còn lại của máy tính. Điều này có thể tránh được các trường hợp như cháy nổ, chập mạch linh kiện.

1.7. Giữ lại phiếu hoặc biên nhận

Ngày nay, có rất nhiều website, fanpage bán linh kiện online qua mạng. Điều này giúp khách hàng dễ tìm mua sản phẩm hơn nhưng đồng thời cũng khó mà kiểm soát được chất lượng hay nguồn gốc linh kiện. Không phải đơn vị bán hàng online nào cũng đều làm ăn uy tín. Do đó, tốt nhất các bạn nên mua linh kiện tại những địa điểm cố định và hãy xin số điện thoại, giữ lại biên lai, biên nhận đề phòng linh kiện bị hư hỏng có thể yêu cầu đổi trả.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề