Cách làm hết trật cổ

Đau cổ do ngủ sai cách hay ngủ sai tư thế bị đau cổ là tình trạng phổ biến với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế đơn giản, hiệu quả để tạm biệt những cơn đau này.

Tư thế ngủ không đúng chẳng những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, ngủ bị trẹo cổ và thậm chí là ngủ dậy bị đau cổ không quay được. Tình trạng này có thể mang đến nhiều phiền toái, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động hàng ngày. Vậy làm thế nào để “tạm biệt” tình trạng đau cổ khi ngủ dậy do ngủ sai cách. Mời bạn xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để “bỏ túi” cho mình một vài cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế hiệu quả.

Ngủ sai tư thế bị đau cổ – Tình trạng ai cũng từng gặp

Khi ngủ sâu, nếu bạn nằm ngủ sai tư thế, chẳng hạn nằm nghiêng đầu sang một bên thì có thể gây áp lực lên các cơ, dẫn đến kích thích cổ. Nếu não không điều khiển cơ thể thay đổi tư thế, bạn sẽ bị căng và đau cổ vào sáng hôm sau. Ngoài ra, nếu khi mơ ngủ, bạn có các cử động đột ngột như ngồi bật dậy hoặc vung tay chân thì cũng có thể gặp phải tình trạng đau cổ khi ngủ dậy.

Ngoài ra, trong khi ngủ, một số tư thế lăn, trở người hoặc cố gắng ngủ cũng có thể tạo ra áp lực nặng nề cho cổ, dẫn đến tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ cũng như gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để tạm biệt nỗi lo đau cổ do ngủ sai cách?

7 cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế đơn giản, hiệu quả

Cách làm hết trật cổ

Ngủ sai tư thế bị đau cổ phải làm sao? Dưới đây là 7 cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế hiệu quả mà bạn có thể thử:

1. Thư giãn cổ

Cổ “gánh” toàn bộ trọng lượng đầu và đó là một nhiệm vụ rất khó khăn. Một mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả là bạn cần thư giãn cổ trong một lúc. Ngoài ra, khi rảnh, bạn hãy nằm xuống và đặt đầu ở tư thế cân bằng, trên một chiếc gối thoải mái. Điều này sẽ giúp giảm đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả.

2. Chườm đá

Khi gặp phải tình trạng ngủ sai tư thế bị đau cổ, một số người chia sẻ rằng việc chườm đá khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và có thể giảm đau nhức. Tuy nhiên, một số khác lại không thích cảm giác lạnh buốt. Nếu đá làm bạn cảm thấy tệ hơn hay cơn đau không thuyên giảm, bạn có thể lựa chọn cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế khác.

3. Chườm ấm

Nếu đá không hiệu quả với bạn, hãy thử chườm ấm để giảm đau cổ khi ngủ dậy. Chườm ấm xung quanh khu vực đau sẽ giúp giảm đau và cứng cổ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận chườm với nhiệt độ phù hợp để tránh bị bỏng.

4. Massage khu vực đau

Massage nhẹ nhàng khu vực vùng cổ có thể giúp giảm căng và đau cơ. Ngoài ra, massage khi gặp phải tình trạng ngủ sai tư thế bị đau cổ cũng giúp bạn thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi.

5. Dùng thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) để khắc phục tình trạng đau cổ do ngủ sai cách. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và theo sát chỉ dẫn thật nghiêm túc.

6. Thực hiện các bài tập nhẹ cho cơ

Xoay cổ theo vòng tròn giúp kéo giãn các cơ. Mặc dù thời gian đầu sẽ gây khó chịu, nhưng động tác này sẽ giúp giảm đau cổ khi ngủ dậy rất hiệu quả. Hãy bắt đầu xoay cổ từ trước ra sau, từ trái sang phải. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy ngừng lại.

7. Thoa dầu hay thuốc mỡ

Dầu giúp làm nóng da, tạo sự thoải mái sau khi massage hay chà nhẹ khu vực đau cũng là cách chữa đau cổ đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thử. Có rất nhiều loại dầu, một số dầu sẽ có ích để chữa trị đau cổ hơn những loại khác. Một số dùng để chữa trị đau, số còn lại dùng để thúc đẩy tuần hoàn. Hãy tham khảo ý kiến dược sĩ khi mua dầu tại tiệm thuốc để tìm đúng loại.

Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hi vọng bạn đã “bỏ túi” cho mình một vài mẹo hữu ích để khắc phục tình trạng đau cổ do ngủ sai cách. Nếu tình trạng đau cứng cổ khi ngủ dậy không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn đã thực hiện hết các cách trên hoặc đi kèm với những triệu chứng bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trật khớp cổ chân là một trong những tình trạng thường gặp trên lâm sàng, thường xảy ra do bị chấn thương cổ chân. Bệnh biểu hiện bằng dấu hiệu đau tại vùng chấn thương nhưng nếu không được xử lý không kịp thời, không đúng phương pháp sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Trật khớp là tình trạng có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các mặt khớp với nhau hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp.

Trong các trường hợp trật khớp, trật khớp cổ chân cũng là một trong những tổn thương thường gặp trên lâm sàng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng ban đầu của bệnh là đau, có thể kèm theo các dấu hiệu viêm khớp sau chấn thương, thường gặp là viêm hoạt mạc khớp dưới sên sau tổn thương dây chằng khớp.

Cổ chân là vùng có tập chung nhiều tĩnh mạch nông lớn nên khi bị chấn thương dễ gây hiện tượng sưng phù, thậm chí là chảy máu. Cảm giác đau thường ít, không kéo dài nhưng triệu chứng sưng cổ chân thì kéo dài hơn và đó thường là lý do để bệnh nhân đi khám. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị trật khớp cổ chân, khớp bị biến dạng, bệnh nhân còn bị giới hạn vận động khớp mà thường là các vận động gấp duỗi, dáng đi khập khiễng. Nếu để lâu có thể gây biến chứng tổn thương thậm chí hỏng khớp.

Cách làm hết trật cổ

Trật khớp cổ chân gây vận động khó khăn cho người bệnh

Tổn thương vùng cổ chân nếu không có kèm gãy xương, đa số là tổn thương bao khớp và dây chằng cổ chân. Đó hay còn gọi là tình trạng bong gân, cần phải cố định cổ chân để các dây chằng có thể lành lại. Trên lâm sàng, cần phải phân biệt rõ giữa trật khớp và bong gân vì đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và cách xử trí cũng khác nhau. Trong trật khớp cổ chân, bệnh nhân gần như không thể cử động cổ chân. Ngược lại, trong bong gân thì cổ chân có thể vận động được 1 phần.

2. Trật khớp cổ chân nên làm gì?

Không chỉ riêng trật khớp cổ chân mà đối với tất cả các bệnh lý khác, việc điều trị và xử lý đều phải có nguyên tắc riêng, phù hợp với từng bệnh lý, từng tình trạng bệnh nhân cụ thể.

Nguyên tắc xử trí ban đầu khi gặp bệnh nhân bị trật khớp cổ chân R - I - C - E:

  • R (rested): Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh khớp cổ chân vì nếu nắn sai cách có thể làm nặng hơn tình trạng trật khớp, gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân để làm co mạch, giảm đau, giảm sưng nề. Tại nhà có thể cho đá vào túi nilon sạch rồi chườm lên chỗ chấn thương.
  • C (compression): Sử dụng băng thun để băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương. Đặc biệt lưu ý không được chườm ấm chườm nóng vì có thể sẽ làm tăng tình trạng phù nề cổ chân.

Cách làm hết trật cổ

Xử trí trật khớp cổ chân

  • E (elevation): Cho bệnh nhân nằm kê chân cao khoảng từ 10 - 20cm để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, không nên kê quá cao sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch di chuyển xuống bàn chân.

Sau khi đã thực hiện xử trí ban đầu, đưa bệnh nhân đi khám và kiểm tra sớm bằng chụp X-quang để chẩn đoán chính xác xem là bệnh nhân bị trật khớp hay gãy xương, đồng thời xác định vị trí tổn thương để có hướng điều trị tiếp theo. Trên thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp bị chấn thương cổ chân gây đau nhưng do chủ quan nên chỉ nghĩ đơn giản là bị bong gân, tự xử trí bằng các phương pháp truyền thống như đắp lá, bó thuốc... Điều này không những không hỗ trợ việc điều trị mà còn có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn cho vùng tổn thương.

Trật khớp là một thương tích nặng, dễ để lại nhiều biến chứng và di chứng nên cần được điều trị đúng hướng bởi những bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị trật khớp tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng nhẹ, vị trí tổn thương để có những phương án điều trị phù hợp. Điều trị trật khớp cổ chân bao gồm:

  • Nắn chỉnh khớp có gây tê tại chỗ, gây tê vùng hay gây mê người bệnh tùy theo mức độ tổn thương để bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị và thực hiện tiến hành điều trị.
  • Bất động khớp sau nắn chỉnh. Có thể bất động bằng cách bó bột hoặc sử dụng dụng cụ trợ đỡ. Thời gian bất động ngắn hay dài còn phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của trật khớp và các tổn thương phần mềm, thần kinh, mạch máu.
  • Phục hồi chức năng vận động khớp sau khi tháo bỏ dụng cụ bất động khớp. Quá trình tập luyện sẽ được bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng đơn giản đến phức tạp, từ cường độ thấp đến cường độ cao theo sức chịu đựng của bệnh nhân.

Cách làm hết trật cổ

Bất động khớp sau nắn chỉnh bằng bó bột

Nói chung, trật khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm cấp bách đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sự vận động đi lại và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Các bài tập phục hồi chức năng cổ chân sau chấn thương
  • Kesera 750mg là thuốc trị bệnh gì?
  • Trẻ ngã chống khuỷu tay, liệu trẻ có bị gãy xương?

Dịch vụ từ Vinmec