Cách làm trà gừng đường phèn

Người ta bảo con gái giao mùa thật khó chịu, sáng nắng chiều mưa buổi trưa giông bão. Ấy thế mà làm sao khó chịu bằng cái anh thời tiết lúc chuyển mùa, đang nắng gắt lại đổ vài trận mưa rào, thậm chí là những cơn mưa kéo dài khiến chúng ta luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Vào những lúc thế này thì chỉ cần một ly trà gừng có thể giải quyết được tất cả. Với tính ấm, hàm lượng vitamin C cao cùng các axit amin, photpho, kẽm, canxi,…có tác dụng giải cảm, trị ho,  tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng não, ngoài ra còn giúp giảm cân hiệu quả, trị ho …

Cách làm trà gừng như thế nào vừa bổ, vừa ngon như ở quán cafe và có phải ai cũng uống được hay không? Cùng Smoothie Days tìm hiểu dưới đây nhé!

– 1 gói trà túi lọc

– 10gr gừng tươi

– 15ml mật ong [ bạn có thể tăng lượng mật ong nếu muốn uống ngọt hơn nhé]

– 200ml nước lọc

– Đầu tiên bạn sơ chế gừng, gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.

– Tiếp theo bạn cho gừng vào một nồi nhỏ cùng 200ml nước, đun khoảng 10 phút trên lửa nhỏ đề gừng chiết ra tinh chất.

– Bạn tiếp tục cho trà túi lọc vào nồi nước gừng, đun thêm 5 phút, sau đó bạn lọc qua rây để bỏ bã.

Lưu ý: Trong quá trình đun, bạn chỉ nên để nước sôi lăn tăn cứ không nên để sôi to nhé.

– Cuối cùng bạn chỉ cần cho trà gừng ra ly, cho thêm mật ong vào khuấy đều cho tan rồi thêm 1-2 lát gừng tươi là có thể thưởng thức ngay rồi.

Đây là 1 cách làm vẫn ngon ngọt mà không cần mật ong đấy

– 1 gói trà túi lọc

– 1 củ gừng nhỏ

– 30gr đường phèn [ bạn có thể cân chỉnh lượng đường tùy theo khẩu vị nhé]

– Đầu tiên bạn gọt vỏ rồi rửa thật sạch gừng, sau đó cắt thành từng lát thật nhỏ.

– Tiếp theo bạn đun nước sôi rồi cho gừng vào đun khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, cho túi trà vào đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp, lọc bã qua rây.

– Cuối cùng bạn cho đường phèn vào khuấy đều và nhẹ tay đến khi đường tan thì rót ra ly và hoàn thành.

– 1 gói trà túi lọc

– 1 củ gừng tươi

– Một ít lá bạc hà

– Đầu tiên là phần sơ chế nguyên liệu, gừng bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ, đối với lá bạc hà thì bạn tách thành các nhánh nhỏ, nhặt bỏ những lá hỏng, héo, rửa sạch rồi để ráo nước.

– Tiếp theo bạn cho gừng, lá bạc hà và trà túi lọc vào một bình thủy tinh, sau đó rót nước sôi vào bình rồi ủ trong khoảng 25-30 phút để trà và các tinh chất ra hết.

– Cuối cùng bạn rót trà ra ly, trang trí thêm nhánh bạc hà là chúng ta đã có ly trà gừng tốt cho sức khỏe rồi nhé.

– 1 gói trà túi lọc

– 1 củ gừng tươi

– 30gr đường phèn [ nếu không có đường phèn bạn có thể thay thế bằng đường cát trắng đều được nhé]

– Táo tàu, cam thảo, kỉ tử, nho hoặc vải khô,…

– Như các cách trên, đầu tiên bạn cũng cần sơ chế gừng, bạn gọt vỏ, rửa sạch, thái thành khúc và đập dập.

– Tiếp theo bạn cho nước vào nồi, đun sôi, sau đó cho các loại thảo mộc vào, hạ nhỏ lửa và đun trong trong 10 phút thì cho gừng và trà túi lọc vào đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

– Cuối cùng bạn vớt bã trà ra, rót trà ra ly là có thể thưởng thức ngay nhé.

– Với 5 hướng dẫn cách pha trà gừng mà Smoothie Days hướng dẫn trên đây thì thay đổi thời tiết không còn là nỗi lo nữa đúng không nào! Bên cạnh đó, cách làm trà cam quế mật ong cũng được nhiều người tìm kiếm trong thời tiết giao mùa này đấy.

Trà gừng được biết là chứa hàm lượng vitamin C cao, các axit amin cũng như canxi, kẽm, phốt pho…

Uống trà gừng được xem là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mời bạn xem tiếp những lợi ích của trà gừng và cách pha trà gừng.

Chống ung thư: Gừng được xem là có chất chống viêm nhiễm mạnh mẽ có thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư. Gừng rất hữu ích trong việc chống lại ung thư tuyến tụy, trực tràng, tuyến tiền liệt, bàng quang, gan và ung thư vú. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của trà gừng.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Gừng chứa gingerol và shogoal, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Nó cũng giúp loại trừ một số vấn đề tiêu hóa, do đó trà gừng được coi là thực phẩm tốt nhất cho tiêu hóa.

Tăng cường tuần hoàn máu: Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu do đó chống lại các bệnh tim mạch như huyết áp và cholesterol cao. Gừng cũng giúp loại bỏ các mảng bám trong động mạch và ngăn chặn đau tim, đột quỵ.

Làm tăng sức mạnh cho não: Thường xuyên uống trà gừng sẽ cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ. Do đó, có thể giảm được hiện tượng oxy hóa, viêm sưng trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp phụ nữ trung niên giảm bớt chứng đờ đẫn [hay còn gọi là sương mù trong não].

Chống viêm sưng: Gừng có khả năng chống viêm sưng mạnh mẽ, chống lại các cơn đau ở khớp, cơ bắp do viêm sưng. Đây cũng là một trong những lợi ích hàng đầu của việc uống trà gừng hàng ngày.

Tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên tiêu thụ gừng sẽ thúc đẩy hệ thống miễn dịch hiệu quả. Nó cũng ngăn chặn bất kỳ sự viêm nhiễm nào trong cơ thể.

Cách làm trà gừng:

Pha trà gừng rất đơn giản, đun một cốc nước sôi, thêm 4-6 lát gừng mỏng và tiếp tục đun sôi trong 10 phút. Cuối cùng đổ ra chén, thêm chút mật ong và thưởng thức.

Cách dùng: Bạn nên thưởng thức trà gừng khi còn nóng, uống chậm và thư thái vào mỗi buổi sáng hoặc vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Mách nhỏ: Muốn có trà gừng uống vào mỗi buổi sáng mà không mất quá nhiều thời gian thì bạn nên nấu nhiều nước gừng mật ong rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản bằng tủ lạnh. Khi cần dùng là chỉ việc lôi chúng ra pha cùng trà túi là sẽ có tách trà gừng thơm ngon mỗi ngày mà không tốn nhiều thời gian.

Tác dụng: Uống loại trà gừng này thường xuyên mỗi ngày giúp cơ thể bạn lưu thông máu tốt và tăng cường hệ miễn dịch.

Công thức 2: Trà gừng đường trắng

Nguyên liệu chuẩn bị:Gừng tươi, nước lọc và đường trắng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn lấy gừng cạo vỏ và rửa sạch với nước rồi nạo chúng thành những sợi nhỏ.

Bước 2: Bạn lấy một cái nồi nhỏ cho một lượng nước vừa phải vào và đun sôi. Tiếp đến bạn cho gừng vừa nạo nhỏ vào một cái cốc. Đợi nước sôi bạn đổ vào cốc gừng nạo đã chuẩn bị và chờ khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi để gừng ngâm một lúc trong nước sôi bạn cho tiếp đường trắng vào và khuấy đều vị của đường và gừng hòa quyện vào nhau.

Cách dùng: Bạn để cho nước trà nguội đi một chút và uống. Đối với những người uống loại trà gừng này lần đầu sẽ có cảm giác hơi khó uống, vì thế nên uống từ từ để cảm nhận hương vị tuyệt vời mà chúng mang lại.

Mách nhỏ: Bạn không nên cho gừng và đường quá nhiều. Bởi nhiều gừng thì rất cay không thể uống được, còn nhiều đường thì vị ngọt gắt của nó sẽ làm mất đi mùi hương dễ chịu vốn có của trà gừng.

Tác dụng: Loại trà gừng này rất có tác dụng trị cảm cúm, tụt huyết áp và giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ.

Công thức 3: Trà gừng, chanh, mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:Gừng tươi, nước lọc, chanh, mật ong.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn làm sạch gừng và cắt chúng thành các lát mỏng.

Bước 2: Cho lượng nước lọc đủ dùng vào một nồi nhỏ, thả các lát gừng vừa cắt được vào cùng sau đó bật bếp đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau 10 phút, bạn tắt bếp và rót nước gừng ra môt chiếc cốc. Tiếp đến vắt ½ quả canh[ lọc vứt hạt] và 1-2 thìa mật ong[tùy vị của bạn] vào cốc nước gừng đang nóng khuấy đều.

Cách dùng: Hãy uống trà gừng này khi còn nóng, uống từ từ để cảm nhận mùi thơm của những lát gừng quyện với hương vị của chanh và mật ong.

Mách nhỏ: Với công thức này bạn có thể áp dụng chúng hàng ngày để giảm cân đấy!

Tác dụng: Cách pha chế trà gừng này rất thích hợp cho những ai đang mắc bệnh về cảm lạnh hay viêm họng.

Những lưu ý khi sử dụng trà gừng:

Trà gừng được sử dụng thích hợp nhất vào mùa đông, thời tiết lạnh vì chúng có khả năng cung cấp nhiệt cho cơ thể rất tốt.

Không nên uống trà gừng quá nhiều lần trong một ngày. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống một cốc trà gừng, nếu nhiều hơn, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ợ nóng, giảm huyết áp, chảy máu trong cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng trà gừng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Không nên sử dụng trà gừng khi đang uống thuốc điều trị bênh vì chúng dễ gây phản ứng ngược nguy hại đến sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề