Cách nấu bún kèn châu đốc

Thưởng thức món bún nước kèn Châu Đốc Bún nước kèn Châu Đốc là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực Châu Đốc rất đặc...

Posted by Lang thang An Giang on Thursday, January 14, 2016

Ở miền Tây, khi nhắc đến món bún nước kèn người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn đặc trưng của 2 địa danh là Rạch Giá và Châu Đốc. Tuy vậy nhiều người lại yêu thích hương vị bún nước kèn ở Châu Đốc hơn nên món ăn này được xem như một đặc sản của An Giang.

Bên cạnh Bánh bò thốt nốt, Bún Kèn An Giang cũng là món ăn lâu đời và có tiếng tại vùng đất Châu Đốc. Món ngon này được chế biến từ những nguyên liệu có sẵn của vùng sông nước miền Tây. Nhờ có bàn tay khéo léo cùng tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, người dân An Giang đã sáng tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo. Bún Kèn An Giang có nước dùng thanh ngọt của xương cá, vị béo ngậy của cốt dừa, cay nồng của ớt hòa quyện với vị bùi bùi của đậu phộng rang. 

Cái tên bún kèn gọi tên theo tiếng của người đồng bào Khmer có nghĩa là nấu với nước cốt dừa. Đó là lý do tại sao mà có nơi gọi là bún nước kèn, bún kèn hoặc cũng có nơi lại gọi là bún kèn dừa.

1.2 Địa chỉ ăn Bún Kèn An Giang

Mang danh là đặc sản An Giang nhưng món bún này không được bán phổ biến ở các nhà hàng, quán ăn. Ngày xưa, Bún Kèn An Giang thường được bán trên con đường nhộn nhịp xe qua lại ở Kênh Đào. Hiện nay, món bún này có mặt tại đường Phan Văn Vàng, bên hông quán cà phê Trúc. 

Cách nấu bún kèn châu đốc

Những bát Bún Kèn An Giang đầy ắp bún, thịt cá và nước lèo, tạo màu vàng ươm, đẹp mắt, thu hút mọi ánh nhìn

Cách nấu bún kèn châu đốc

Nước dùng Bún Kèn An Giang được nấu theo công thức truyền thống, vô cùng đặc biệt, làm hài lòng những người khó tính nhất

Cách nấu bún kèn châu đốc

Cá nấu bún phải chấm cùng nước mắm mới cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món ăn này

Xem thêm: Món ngon từ Côn trùng vùng Bảy Núi mà bạn nhất định phải thử

2Cách làm Bún Kèn An Giang

Theo chia sẻ của người dân địa phương, Bún Kèn An Giang xuất phát từ Nam Vang nhưng được người dân nơi đây chế biến lại tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo. Sự hấp dẫn của món Bún Kèn An Giang đến từ vị ngọt đậm đà của cá, vị béo ngậy của nước cốt dừa. 

Để có một phần Bún Kèn An Giang ngon đòi hỏi cá được chọn nấu bún là loại cá lóc đồng, thịt săn chắc, ít tanh. Sau khi làm sạch cá, người chế biến sẽ cho nó vào nước sôi để luộc chín, để nguội. Cá chín sẽ được lột sạch da, bỏ xương, rỉa thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá. Thịt cá sẽ được nêm nếm gia vị và cho vào phi thơm cùng với hành, tỏi, cà ri, đinh hương, quế, hồi cho thơm. Tiếp theo, người đầu bếp sẽ cho nước luộc cá vào nồi, nêm thêm gia vị cho vừa ăn thì cho nước cốt dừa vào, rải thêm ớt bột để tạo màu. Trong khi chờ nước dùng sôi, người chế biến sẽ đi chuẩn bị rau muống bào, giá, rau thơm, dưa leo để ăn kèm với món Bún Kèn An Giang. 

Bạn cũng có thể tự tay làm món Bún Kèn An Giang tại nhà đấy. Video: Cooky TV

Cách nấu bún kèn châu đốc

Bún Kèn An Giang còn được ăn chung với bánh mì để vừa gia tăng hương vị vừa no lâu hơn

Cách nấu bún kèn châu đốc

Món bún kèn sẽ ngon hơn khi ăn cùng rau quế, chanh, ớt tươi...

Tô Bún Kèn An Giang hấp dẫn với những miếng thịt cá lóc đồng trắng phau kết hợp với nước lèo béo ngậy sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên. Hy vọng qua những thông tin mà cẩm nang du lịch của MIA.vn vừa chia sẻ đã giúp ích cho bạn trong chuyến khám phá An Giang sắp đến. Ngoài ra, khi du lịch An Giang bạn cũng nên dành thời gian thưởng thức thêm nhiều món đặc sản khác như Đu đủ đâm Ri Na nhé. 

Nổi tiếng về món Bún Cá không thể không kể đến Châu Đốc, nơi mà văn hóa Ẩm Thực được xem là đa dạng và độc đáo nhất miền Tây, với văn hóa Ẩm Thực người Hoa, người Champa và của xứ Nam Vang  ở bên kia biên giới. Món Bún Châu Đốc cũng rất đa dạng như: Bún Cá Châu Đốc, Bún Mắm Châu Đốc và đặc biệt là món Bún Kèn.
Theo lời kể của người dân địa phương, Bún Kèn xuất xứ từ Nam Vang nhưng được người dân nơi đây chế biến lại tạo nên hương vị độc đáo và khác biệt.  Sự hấp dẫn của nước kèn được tạo ra bởi vị ngọt đậm đà của cá và vị béo không ngấy của nước cốt dừa. Cá dùng để nấu Bún Kèn phải là loại cá lóc đồng thịt mới săn chắc và ít tanh. Sau khi làm sạch, Cá được cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín rồi vớt ra, để nguội. Sau đó, Cá được lột bỏ da, bỏ xương, rỉa thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá để riêng. Dùng một cái nồi khác để phi hành và tỏi vừa vàng tới cho bột cà ri, đinh hương, bông tai dị, quế, rồi cho thịt cá lóc đã rỉa vào xào, nêm thêm gia vị đảo đều để thịt cá được thấm. Tiếp theo, cho nước luộc cá vào nồi, thêm gia vị nêm lại thấy vừa ăn thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào, rải thêm bột ớt để tăng màu sắc và “một chút nồng nàn” cho những ai thích ăn cay. Ngoài ra, các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá, rau thơm, dưa leo có một vai trò quan trọng làm tăng thêm màu sắc và hương vị cho món bún đặc sản Châu Đốc này.
Theo lời kể của người dân địa phương, Bún Kèn xuất xứ từ Nam Vang nhưng được người dân nơi đây chế biến lại tạo nên hương vị độc đáo và khác biệt.  Sự hấp dẫn của nước kèn được tạo ra bởi vị ngọt đậm đà của cá và vị béo không ngấy của nước cốt dừa. Cá dùng để nấu Bún Kèn phải là loại cá lóc đồng thịt mới săn chắc và ít tanh. Sau khi làm sạch, Cá được cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín rồi vớt ra, để nguội. Sau đó, Cá được lột bỏ da, bỏ xương, rỉa thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá để riêng. Dùng một cái nồi khác để phi hành và tỏi vừa vàng tới cho bột cà ri, đinh hương, bông tai dị, quế, rồi cho thịt cá lóc đã rỉa vào xào, nêm thêm gia vị đảo đều để thịt cá được thấm. Tiếp theo, cho nước luộc cá vào nồi, thêm gia vị nêm lại thấy vừa ăn thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào, rải thêm bột ớt để tăng màu sắc và “một chút nồng nàn” cho những ai thích ăn cay, nêm gia vị (nếu có kroeung, một loại gia vị của người Khmer, bún sẽ ngon hơn). Tiếp đó, cho nước cốt dừa vào, để lửa liu riu.
. Ngoài ra, các loại rau như bắp chuối, rau muống bào, giá, rau thơm, dưa leo có một vai trò quan trọng làm tăng thêm màu sắc và hương vị cho món bún đặc sản Châu Đốc này.
Tuy mang tiếng là đặc sản Châu Đốc, nhưng bún nước kèn không bán phổ biến ở nhiều nhà hàng, quán ăn của vùng biên địa này. Hàng chục năm trước, đây là món hàng rong, kẽo kẹt quang gánh trên vai người bán theo con đường nhộn nhịp xe cộ ở Kênh Đào (cách thị xã Châu Đốc 7 km, trên Quốc lộ 91). Buổi sáng, người ta hay ngồi bệt bên gánh bún rong mà ăn một cách “đã đời”.Ngày nay, bún nước kèn hay có tại đường Phan Văn Vàng, bên hông quán cà phê Trúc, xéo cổng Bồ Đề Đạo Tràng, thị xã Châu Đốc, An Giang

bun ca nuoc kenBún kèndac san mien tayMón Ngon Miền Tâymon nguon Mien tayĐặc Sản Châu Đốc