Cảm nhân về nhà thờ đá Phát Diệm

Ngày đăng : 2019-06-10

Nhà thờ đá Phát Diệm có tổng diện tích lên đến gần 3.000 mét vuông, nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam. Nó là quần thể kiến trúc độc đáo được xem như là “cố đô công giáo” ở Việt Nam.

Công trình được sáng chế bởi linh mục Trần Lục, tên thật là Trần Thiêm. Ông sinh năm 1825 và mất năm 1899, mọi người còn gọi ông là cụ Sáu. Công trình được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành, như vậy đã phải mất đến 34 năm mới có thể hoàn thành nhà thờ này.

Năm 1862, dựa vào những nghiên cứu và hiểu biết kỹ lưỡng về vị thế của vùng đất, cụ Sáu quyết định chọn Kim Sơn - Ninh Bình là nơi  xây dựng công trình dành riêng cho người công giáo. Đến năm 1875, công trình chính thức được khởi công. 

>>>Bạn nên xem ngay Hội Gióng được tổ chức ở đâu, thời gian khi nào, ý nghĩa là gì?

Toàn cảnh nhà thờ đá Phát Diệm từ thời xa xưa được lưu truyền lại đây

Theo các tài liệu ghi chép thì đây là công trình được xây dựng hoàn toàn bằng thủ công với vật liệu chính là đá và gỗ lim. Đặc biệt quá trình xây dựng diễn ra rất vất vả bởi vì gỗ và đá được đưa về từ những nơi khác, người dân phải vận chuyển chúng hàng trăm cây số bằng đường bộ và đường thủy từ Thanh Hóa, Nghệ An về nơi đây. Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX.

Nhà thờ đá Phát Diệm - Độc đáo trong kiến trúc xây dựng:

Để hoàn thành quần thể nhà thờ đá này, cụ Sáu đã cho xây dựng tuần tự các công trình nhỏ. Trong đó bao gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ bố trí xung quanh, bên ngoài có phương đình, ao nhỏ và ba núi đá nhân tạo. Tất cả những công trình nhỏ này đã làm nên một cụm công trình đặc sắc, vừa mang nét kiến trúc Gothic của phương Tây, vừa mang phong cách Á Đông.

Nhà thờ có tên Phát Diệm nghĩa là phát ra cái đẹp, nhưng đối với công trình này nó không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa sự độc đáo từ những vật liệu cho đến lối kiến trúc xây dựng.

Chất liệu xây dựng là yếu tố làm nên sự khác biệt và đặc sắc giữa nhà thờ đá Phát Diệm với các nhà thờ khác trong cả nước. Bởi vì phần lớn chất liệu xây dựng là đá và gỗ lim. Trong đó đá là các loại đá xanh, đá ngọc thạch hay còn gọi là đá âm dương mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.

>>>Bạn muốn đi du lịch Ninh Bình, phải cần nắm rõ Tham khảo bảng giá vé tham quan Ninh Bình [Update mới nhất 2019]

Nhà thờ Đá Phát Diệm khi được chụp từ trên cao xuống

Nhờ sớm tiếp cận với nền văn hóa công giáo phương Tây, cụ Sáu đã thiết kế nên một công trình tuyệt vời với sự kết hợp hài hòa Á - Âu. Nhìn tổng quan chúng ta sẽ thấy đây là một quần thể nhà thờ công giáo hiện đại nhưng lại mang dáng dấp lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam. 

Điểm nổi bật của nhà thờ còn nằm ở hoa văn chạm trổ tinh tế trên những khối đá lớn. Dưới những bàn tay chạm trổ tài hoa của các nghệ nhân, họ đã tạo nên những hình ảnh Chúa Jesu, cây thánh giá, chùm hoa mân côi hay hình ảnh các vị Chúa … kết hợp với hình ảnh hoa sen, chữ hán, tứ linh Long - Ly - Quy - Phụng hay tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai rất tinh xảo. Ngoài ra nhà thờ Phát Diệm còn độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng có vô số các mái vòm được xây dựng theo hình cong mũi thuyền.

Có một công trình được xem là viên ngọc quý trong quần thể kiến trúc này là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng loại đá xanh lấy từ núi Nhồi ở Thanh Hóa. Bên trong nhà thờ có Bàn thờ Đức Mẹ cũng được làm bằng đá. Ở đây, đá biến hóa thành muôn hình vạn trạng, trở nên mềm mại, uyển chuyển nhờ những nghệ nhân tài hoa. Trên các phiến đá lớn, có thể bắt gặp những hình chim phượng, bông sen thuần Việt được chạm khắc nổi rất sống động.

Nhà thờ đá Phát Diệm ngày nay với kiến túc độc đáo

Ngoài ra còn phải kể đến đó là công trình nhà thờ Dâng kính trái tim chúa với nội thất hoàn toàn bằng gỗ lim mật, với những đường nét chạm trổ rất điêu luyện và sắc sảo.

Trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh nhưng mặt ngoài của quần thể nhà thờ chỉ nhuốm màu thời gian với những mảng rêu bám, còn những cột lớn, bức phù điêu vẫn vững chãi, vẫn giữ nguyên vẹn đường nét tinh xảo.

Hiện nay, nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi các giáo dân đến cầu nguyện mà còn là nơi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Chính có lẽ là nhờ bởi sự phá cách trong lối kiến trúc đã mang đến cho mảnh đất Ninh Bình một quần thể kiến trúc đẹp lạ kỳ. Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988.

>>>Nếu bạn đang cần thuê xe đi du lịch Ninh Bình, hãy xem ngay Bảng báo giá cho thuê xe ô tô du lịch 29 chỗ Hà Nội - Giá mới update 2 giờ trước

Posted from TT. Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.

Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình – ngôi thánh đường cổ kính hơn 100 năm tuổi được xây dựng trong suốt 30 năm. Công trình làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim được mệnh danh là “kinh đô Công giáo Việt Nam”. Hãy cùng VIVU tham quan công trình này các bạn nhé!

Đây là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km.

Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ – một vị quan tài ba. Vị thi sĩ nổi tiếng được triều đình Huế phái ra Bắc với chức danh “Dinh Điền Sứ” khai phá những vùng đất mới. Ông chính là người đã lập ra huyện Tiền Hải [Thái Bình] và huyện Kim Sơn [Ninh Bình]. Hai huyện này hiện nay là 2 huyện trù phú, nhộn nhịp xứng với tên gọi “biển bạc”, “núi vàng”.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm xây dựng tại vùng đất Kim Sơn do linh mục  Phêrô Trần Lục. [Còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899] chủ trì xây dựng. Cụ Sáu trụ là linh mục chính xứ Phát Diệm từ năm 1965. Trong 34 năm là chính xứ Phát Diệm, Cụ Sáu đã lo giáo dục nhân bản. Cũng như đời sống đạo đức cho giáo dân. Đặc biệt với một cái nhìn rất rộng khi cho xây dựng quần thể nhà thờ Phát Diệm.

Công trình được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành.

Có thể kế đên như ao hồ, tượng đài, Phương Đình [tháp chuông], nhà thờ lớn. Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, các hang đá nhân tạo,… Nhà thờ Kim Sơn được xây dựng trong thời gian suốt 24 năm [1975 – 1988] với muôn vàn khó khăn. Những nguyên liệu vận chuyển từ các vùng Thanh Hóa, Nghệ An,… Xa hàng trăm cây số để về Phát Diệm xây dựng. Trong điều kiện phương tiện làm việc thô sơ, hàng ngàn tấn đá. Hàng trăm cột gỗ lim có cây dài tới 12m, đường kính 2,4m nặng trên 7 tấn được chuyển về đây để xây nên công trình này.
Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương. Không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rõ nét: trước là hồ nước, sau là núi. Theo quan niệm người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”. Mong muốn mọi việc diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống.

Xem thêm: Ghé thăm Cố đô Hoa Lư Ninh Bình

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ. Trong đó có một nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá. Phương đình [tháp chuông]; ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.

Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa.

Điểm nhấn quy mô nhất ở quần thể tôn giáo này là Phương Đình. Phương Đình có nghĩa là nhà vuông, hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải. Chiều ngang 21 m, cao 25 m, gồm 3 tầng. Tầng dưới lớn nhất, xây hoàn toàn bằng đá xanh vuông vắn. Chia thành ba lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,2 m, rộng 3,2 m, dày 0,3 m.

Nhà thờ Phát Diệm độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo. Nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền.

Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…. Còn đá được đưa về từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km. Đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60 km.

Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX.

Nhà thờ đá Phát Diệm còn có nhiều chi tiết được chạm trổ rất tinh xảo. Quanh công trình được bài trí vô số hình tượng thân thuộc. Được lấy từ các làng quê Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen…

Những bức phù điêu được tạc từ đá xanh nguyên khối mô phỏng các tích truyện được kể lại theo Kinh Thánh của người Công giáo.

Nằm ở vị trí trung tâm là khu nhà thờ lớn, được xây cất chỉ trong 3 tháng cuối năm 1891. Nhưng công việc chuẩn bị vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả 10 năm trước đó.

Phát Diệm xưa vốn là vùng biển được phù sa bồi đắp, nền đất yếu. Cụ Sáu đã phải cho nhân công đóng xuống hàng triệu cọc tre. Và hàng nghìn khối đất đá mới đặt được nền móng vững chắc cho công trình tầm cỡ này.

Xem thêm: Khám phá Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trong hệ thống 5 nhà thờ nhỏ ở Phát Diệm có một ngôi được làm hoàn toàn bằng đá có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Công trình được cụ Sáu cho xây đầu tiên trong cụm di tích này.

Nhà thờ dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá. Do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá.

Lễ hội giáng sinh là lễ lớn của công giáo, bởi vậy đây là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn tại giáo dân giáo phận Phát Diệm. Đêm noel Nhà thờ được trang hoàng lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, cây thông, đèn phát quang. Tạo nên một không gian độc đáo và tráng lệ khác thường. Lễ giáng sinh được tổ chức tôn nghiêm, linh thiêng tạo nên điểm thu hút cho giáo dân và du khách khi đến nơi đây trong đêm noel.

Trải qua hơn 100 năm tồn tại với những tác động từ thiên tai, chiến tranh nhưng công trình vẫn vững chãi và gìn giữ được nguyên trạng cho đến ngày nay. Quần thể kiến trúc nhà thờ đá Kim Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Tỉnh Ninh Bình và các cơ quan liên quan đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.

Có thể thấy sự tinh tế trong lối kiến trúc nhà thờ phương Tây được giao thoa và kết hợp hài hòa với kiến trúc truyền thống phương Đông tại nên một sự cuốn hút đặc biệt cho công trình. Nhà thờ đá là điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế khi đến với Ninh Bình.

Trải qua hơn cả trăm năm và chịu nhiều tác động từ thiên tai, nhưng nhà thờ vẫn khá vững chãi và giữ vững nguyên trạng, thu hút nhiều đoàn khách du lịch Ninh Bình ghé thăm. Nếu bạn đang có ý định khám phá công trình này, hãy lưu ý một số điểm dưới đây:

Bạn có thể đến nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình vào mọi thời điểm. Thế nhưng theo kinh nghiệm du lịch tự túc của những người đi trước cho biết, tốt nhất bạn đi dịp Giáng sinh. Vì sẽ có rất nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra. Nhà thờ cũng được đầu tư trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ. Sẽ khiến du khách không khỏi bàng hoàng trước vẻ

Nằm cách Hà Nội không xa, du khách có thể chọn di chuyển bằng đường bộ [xe máy, xe khách] hoặc đường sắt [tàu hỏa] để tới Ninh Bình. Tại trung tâm thành phố Ninh Bình, bạn thuê xe máy hoặc đi taxi theo hướng Nam. Đi chừng 28 km nữa sẽ vào địa phận xã Phát Diệm, bạn hỏi người dân đường đến nhà thờ.

 Lưu ý không vẽ bậy lên quầy thể di tích

Một số đặc sản Ninh Bình nổi tiếng mà bạn nên thưởng thức trong chuyến du lịch Ninh Bình của mình như:

Cơm cháy ruốc chính là đặc sản Ninh Bình nổi tiếng nhất. Phần cơm cháy dính ở đấy nồi khi nấu cơm được phơi khô. Sau đó chiên ngập trong chảo dầu và được rắc thêm ruốc phía trên để ăn kèm. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị giòn, thơm của gạo, hòa quyện với vị mặn, dai của ruốc khiến món ăn này càng trở nên hấp dẫn. Cơm cháy ruốc không chỉ là đặc sản nổi tiếng để bạn thưởng thức mà còn là một trong những món ngon để bạn mua về làm quà cho bạn bè, người thân trong chuyến du lịch Ninh Bình của mình.

Vì là đặc sản nên không khó để tìm thấy các cửa hàng bán món đặc sản này trên dọc đường đi. Hay tại gần những điểm tham quan. Ngày nay, đặc sản cơm cháy Ninh Bình đã trở thành một thương hiệu riêng, được bày bán ở khá nhiều nơi. Tuy nhiên, so về chất lượng thì cơm cháy chính gốc Ninh Bình vẫn mang những hương vị đặc trưng riêng để bạn thưởng thức.

Bất kỳ ai khi tới Ninh Bình cũng đều muốn thưởng thức món dê núi nổi tiếng. Thịt dê núi Ninh Bình nổi tiếng săn chắc, thịt ngọt và thơm. Dê núi được chế biến thành nhiều món ăn nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là tái dê.

Thịt dê chế biến món tái được lựa chọn cẩn thận. Trước khi chế biến được làm sạch, khử mùi và chần qua nước sôi. Để thịt dê tái thấm gia vị nên người chế biến thường thái thật mỏng. Sau đó trộn cùng các loại gia vị và rau thơm như lá chanh, sả ớt,…Khi ăn sẽ ăn kèm cùng với chuối xanh, khế chua, lá sung, lá mơ,….Món ăn nổi tiếng Ninh Bình này không chỉ thích hợp làm món nhậu mà bạn có thể ăn kèm với nem cuốn cũng rất ngon miệng.

Khi tham quan đền và các điểm di tích khách bên trong cố đô Hoa Lư. Bạn nên giữ trật tự, không ngồi hay đạp chân lên các bức tượng.

Ở đây cũng có bán hàng lưu niệm, quà đặc sản Kim Sơn. Sau khi tham quan bạn có thể tham khảo và mua vài món đồ về tặng người thân, bạn bè.

Đừng quên đi tham quan và chụp ảnh tại cây cầu ngói Phát Diệm – cây cầu từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam.

Nhà thờ đá Ninh Bình như một đại diện cho phong cách kiến trúc độc đáo. Một kỳ tích mà cha ông ta để lại cho thế hệ sau. Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình tự túc, bạn đừng quên khám phá nhé. Đây sẽ là một điểm đến mang đến cho bạn những kiến thức mới lạ, bổ ích đấy! Bên cạnh đó, ở Ninh Bình còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác đang chờ bạn ghé thăm đó! Hãy kết hợp những địa danh để tham quan nhé!

VIVU Chúc các bạn có một hành trình an toàn và thủ vị!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề