Chế độ đa nguyên chính trị là gì năm 2024

Trước hết, bản chất của đa nguyên, đa đảng là sự phân chia quyền lực của các đảng phái, do đó tất yếu dẫn đến tình cảnh xáo trộn, hỗn loạn, lòng dân phân ly. Bởi lực lượng nào cũng muốn lôi kéo phát triển thế lực của riêng mình, và xu thế cát cứ là không thể tránh khỏi, nó sẽ phá vỡ khối đoàn kết toàn dân mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp. Trong lịch sử Việt Nam đã có bài học xương máu khi đất nước cát cứ, loạn lạc sẽ là thời cơ cho ngoại bang xâm lấn, Nhân dân sẽ chịu vô vàn khổ cực, đau thương (loạn 12 sứ quân, Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh). Đó là bài học nhãn tiền, chúng ta phải tránh vết xe đổ đó.

Chế độ đa nguyên chính trị là gì năm 2024

Nguồn ảnh: Internet

Khi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đất nước sẽ rơi vào cảnh chia năm xẻ bảy, các phe phái sẽ dùng mọi cách chèn ép nhau để tranh giành ảnh hưởng, địa bàn, lòng dân và sẽ dẫn đến cần ngoại viện, liên minh với các thế lực bên ngoài… các thế lực ngoại bang sẽ có cớ để can thiệp vào nội bộ. Nhân dân ta đã nếm trải trăm nghìn cay đắng dưới ách thống trị ngót một thế kỷ của thực dân, đế quốc, đã biết rõ cái gọi là tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng sẽ không bao giờ mang lại tự do, hạnh phúc, mà chỉ thấy đau thương, mất mát, nội chiến đẫm máu mà thôi. Nguyện vọng lớn lao nhất của dân tộc ta, Nhân dân ta là được sống trong hòa bình, độc lập, thống nhất, được chung tay, góp sức xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp, người dân có cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Và đất nước ta đang tiến gần đến mục tiêu đó. Vậy hà cớ gì ta phải nghe theo “dụ dỗ”, “khuyên bảo” của các thế lực thù địch, đa nguyên, đa đảng để làm gì để mà nảy sinh trăm ngàn bất cập, tổn hại và nguy cơ “tan đàn xẻ nghé”. Không, nhất định không, chúng ta sẽ không lựa chọn con đường đó.

Chúng ta đã có bài học sâu sắc về sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô, Đông Âu, nó cũng bắt nguồn từ việc đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thế rồi bao thành quả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân Liên Xô, Đông Âu giành được đã đổ sông đổ bể toàn bộ. Thực hiện đa nguyên, đa đảng đã dẫn tới sự hỗn loạn chính trị, xã hội, thêm vào đó là một số sai lầm phạm phải trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước đã cộng hưởng, nhân lên sự bất mãn trong xã hội, lòng dân ly tán và Đảng Cộng sản đã mất vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội chủ nghĩa - thành trì của cách mạng thế giới đã cứ như vậy mà sụp đổ không thể cứu vãn được. Bài học xương máu của Liên Xô, Đông Âu còn đó, Việt Nam chúng ta nhất quyết phải tránh đi vào vết xe đổ này, hãy cứ kiên định, trung thành với con đường đúng đắn mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta đã lựa chọn, đó là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là kinh nghiệm là bài học lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong mọi thời kỳ.

Hiện nay những ai đang lớn tiếng đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, mục đích của chúng là gì?

Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội một lượt, chúng ta cũng có thể nhận thức ngay vấn đề, và những ai, lực lượng nào đang “to tiếng kêu gào” đòi ta thực hiện đa nguyên, đa đảng. Khởi nguồn từ chiến thắng lịch sử 30/4/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối. Trong ngày hội lớn của dân tộc, đã có những kẻ đã lựa chọn ra đi mà trong lòng ôm mối thù hằn dân tộc, chứ không lựa chọn ở lại cùng toàn dân xây dựng cuộc sống mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, hàn gắn, hòa hợp, hòa giải dân tộc. Bởi họ không thể chấp nhận được việc những quyền lợi giai cấp đã mất, không còn được thống trị xã hội, cai trị Nhân dân, họ đã bị nhồi sọ những tư tưởng tư sản cực đoan, phản động. Do đó, dù trên thế giới có hàng triệu kiều bào Việt Nam đang lao động sản xuất, tích lũy tiền của chân chính và có nhiều đóng góp cho quê hương, thì vẫn có thiểu số những người đã “ra đi” vẫn đem lòng thù hận dân tộc. Họ bản thân không có đóng góp gì trong hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước mà ngược lại còn ra sức chống phá nhiều mặt, nào là kêu gọi đòi tự do dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng, rồi cứu dân, cứu nước .v.v. Vậy bộ phận này họ gồm những ai? Có thể là binh lính, công nhân viên chức của chế độ cũ, có thể là địa chủ, tư sản… bị mất quyền lợi trong cải cách ruộng đất, cài cách công thương nghiệp tư bản… Bộ phận này chống đối đất nước cơ bản vì lợi ích cá nhân là phần nhiều, hơn là về ý thức chính trị.

Một bộ phận nữa có thể kể đến là những trí thức có trình độ, có tài, song do tự cao tự đại, hoặc vì một lý do nào đó không được thỏa mãn về danh vọng, tiền bạc mà bất mãn, “trở cờ”, tự chuyển hóa, suy thoái, quay sang chống Đảng, chống chế độ. Một số những kẻ chống đối chế độ, chống Đảng vì lợi ích cá nhân “bán nước cầu vinh”. Chúng có thể là những kẻ côn đồ, vô công dồi nghề, kẻ lừa đảo, a dua, một số nông dân ít học, những kẻ mộ đạo thái quá… Số người này chống phá phần lớn vì tiền, vì lợi chứ không vì lý tưởng hay mục đích nào đó xa vời. Do đó, chúng rất dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc. Một bộ phận nữa có thể kể đến là những kẻ cơ hội chính trị, lươn lẹo. Tuy có trình độ chuyên môn, song lập trường tư tưởng không vững vàng, dễ ngả nghiêng, thỏa hiệp và dễ phản bội khi cách mạng gặp khó khăn…

Như vậy, tuy có thể thuộc nhiều giai tầng, đối tượng khác nhau, xuất phát điểm, động cơ có khác nhau, song chúng đều thống nhất ở điểm là chống đối chế độ, chống Đảng, tích cực tuyên truyền đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó chúng là kẻ thù của dân tộc, là những kẻ đáng khinh, bất hảo nhất.

Cụ thể như: Năm 2013, khi toàn dân ta góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, các thế lực thù địch liền chớp cơ hội ra sức tuyên truyền, kích động, đòi chúng ta xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng. Chúng còn nêu vấn đề sẵn sàng tài trợ Việt Nam để đi các nước học hỏi về xây dựng Hiến pháp mới của các nước tiến bộ… Số này cho dù là ai, đang sống trong nước hay ở nước ngoài, thì họ không thể đại diện cho gần 100 triệu dân Việt Nam. Quá trình đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không thể thay thế được thực tế lịch sử hơn 90 năm qua.

Những năm qua, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước và xã hội giành những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, vị thế của dân tộc ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Và vì vậy, chúng ta luôn là một “cái gai” trong mắt các thế lực thù địch, phản động. Chúng ta càng thành công, chúng càng cay cú và điên cuồng chống phá bằng mọi cách. Đòi đa nguyên đa đảng là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch mà chúng ta phải đối mặt, là một nội dung trọng yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng trong thời kỳ mới. Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá chế độ ta, trước hết là trên mặt trận tư tưởng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam với bản lĩnh chính trị vững vàng, được trang bị vũ khí chính trị sắc bén nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng luôn cầu thị, lắng nghe, chỉnh đốn để tiến bộ. Do đó, Đảng sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc, Nhân dân giao phó, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, giữ vững thành quả cách mạng. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cách mạng thành công, thay đổi vận mệnh, được làm chủ cuộc sống của mình, được hưởng những giá trị của tự do, dân chủ, trình độ dân trí ngày càng cao nên đủ sáng suốt, tỉnh táo để để lựa chọn lãnh tụ của mình, con đường đi đúng đắn của mình. Đó cũng là sự khẳng định chắc chắn một lần nữa rằng ở Việt Nam không cần và không chấp nhận đa nguyên, đa đảng vì thực sự nó không mang lại hạnh phúc cho Nhân dân./.

Chế độ nhật nguyên chính trị là gì?

Ở nước ta, tính nhất nguyên chính trị được hiểu như sau: Không có chính đảng đối lập: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.

Đa nguyên có nghĩa là gì?

Đa nguyên theo nghĩa tổng quát triết học là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng. Khái niệm này thường được dùng theo nhiều cách khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau.

Tổ chức chính trị đối lập là gì?

Trong chính trị, sự đối lập bao gồm một hoặc nhiều đảng phái chính trị hoặc các nhóm tổ chức khác mà chống đối lại chính phủ (chính quyền), đảng hoặc nhóm tổ chức quản lý thành phố, khu vực, bang hoặc quốc gia. Nó là đảng này chống lại đảng kia.

Đa dạng có nghĩa là gì?

Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng phái chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau.