Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là gì

Quỹ dự trữ tài chính được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên khoa luật ĐH Đà Lạt. Hiện em đang học môn luật ngân sách nhà nước, có một vài thắc mắc chưa được rõ ở trên lớp cũng như qua việc nghiên cứu tài liệu. Em mong được các anh chị giải đáp giúp. Các anh chị cho em hỏi: Quỹ dự trữ tài chính được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

  • Theo quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì quỹ dự trữ tài chính được quy định như sau:

    1. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.

    2. Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:

    a] Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;

    b] Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

    c] Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;

    d] Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;

    đ] Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    3. Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.

    4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:

    a] Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;

    b] Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.

    5. Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính:

    a] Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

    b] Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

    6. Quỹ dự trữ tài chính của trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản. Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản.

    7. Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện theo phương thức chuyển từ quỹ dự trữ tài chính vào thu ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi đã được quyết định.

    8. Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

    9. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh và phải hoàn trả tạm ứng ngay trong năm ngân sách.

    Quỹ dự trữ tài chính được quy định được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

    Trân trọng!

Hỏi:

Theo quy định của Luật NSNN: Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: - Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; - Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; - Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; - Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; - Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng; Đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật thêm phần được sử dụng chi cho dự phòng, thiên tai, dịch bệnh.

29/11/2021

Điều 10, Luật NSNN quy định về dự phòng: “Điều 10. Dự phòng ngân sách nhà nước        

          1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.

          2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:    

          a] Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;

          b] Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;

          c] Chi hỗ trợ các địa phương khác ....”

          Như vậy, trường hợp phát sinh nhiệm vụ chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh thì sử dụng nguồn dự phòng ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.

          Kết thúc năm ngân sách có nguồn tăng thu so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao thì số tăng thu được sử dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 59, Luật NSNN: “Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

          a] Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;

          b] Bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

          c] Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

          d] Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;

          đ] Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng”

          Số tăng thu sau khi sử dụng theo thứ tự ưu tiên nêu trên thì có nội dung chi đầu tư một số dự án công trình quan trọng [có bao gồm cả các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai]. Vì vậy, đề nghị thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Chủ Đề