Chiì nguy hiểm với con người như thế nào năm 2024

Các nghiên cứu cho thấy, chì gây độc cho não và hệ thần kinh, dù chỉ với một lượng nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

Khi trẻ bị nhiễm độc chì có thể làm giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, mất thính giác và tổn thương các dây thần kinh.

Chì cản trở quá trình chuyển hóa vitamin D, suy giảm phân bào, cản trở sự phát triển của xương, ức chế mọc răng, thoái hóa sụn xương, gây ra tình trạng mủn xương.

Nhiễm độc chì làm ức chế tạo hemoglobin dẫn đến thiếu máu; giảm sự tiếp nhận oxy của các cơ quan, gây khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp, mệt mỏi, viêm thận mạn tinh, rối loạn sự phát triển tinh hoàn ở trẻ, gây vô sinh, hiếm muộn sau này…

Chiì nguy hiểm với con người như thế nào năm 2024

Chì gây độc cho não và hệ thần kinh, dù chỉ với một lượng nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

2. Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm độc chì

Trẻ nhiễm độc chì thường có các triệu chứng: Run rẩy, yếu cơ, đi không vững, sút cân, uể oải, co giật, ăn không ngon, táo bón, mất ngủ, đau đầu, nôn mửa, thiếu máu, tổn thương thận, gặp rắc rối về thính lực, đau, chuột rút bất thường.

Nếu thấy trẻ có một trong những triệu chứng trên thì có thể trẻ đã bị nhiễm độc chì, nên đưa bé đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

3. Trẻ em tiếp xúc với chì từ đâu?

Trẻ nhỏ thường chạm vào rất nhiều thứ và cho tay vào miệng. Chì có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ từ các nguồn sau: Thuốc, sơn có chì, bụi gia dụng, chén, bát tráng men, đồ chơi, trang sức có màu sắc bắt mắt dành cho trẻ em, nước chảy từ các đường ống, vòi bị mòn hoặc nhiễm chì, đất bị ô nhiễm, khói công nghiệp hoặc các công trình xây dựng…

Chiì nguy hiểm với con người như thế nào năm 2024

Trẻ có thể nhiễm độc chì từ đất xung quanh nhà.

Sơn chì: Trong những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1978, sơn chì có thể ở dưới lớp sơn khác và thường gặp nhất trên bậu cửa sổ, xung quanh cửa ra vào, có thể ở trong đất xung quanh ngôi nhà. Nếu sơn bị bong tróc, trẻ em có thể nuốt phải. Bụi từ lớp sơn cũ có thể rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt khác mà trẻ chạm tay vào và sau đó cho tay vào miệng.

Khí chì: Mặc dù bị cấm vào năm 1996 nhưng việc sử dụng khí chì vẫn được phép sử dụng trong máy bay, thiết bị nông nghiệp, xe đua và động cơ hàng hải...

Nước đi qua ống chì: Chì có thể được tìm thấy trong nước của những ngôi nhà cũ có đường ống bằng chì.

4. Làm gì để bảo vệ trẻ em khỏi chì?

Để bảo vệ trẻ tránh nguy cơ nhiễm độc chì, các bậc cha mẹ nên:

- Cần biết về những khả năng phơi nhiễm chì có thể xảy ra.

- Việc cải tạo nhà cũ thường tạo ra bụi và mảnh vụn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Do đó, nếu có kế hoạch cải tạo nhà, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm tránh nguy cơ phơi nhiễm.

- Nếu có chì trong nhà, bạn không nên tự loại bỏ chì. Việc xử lý an toàn cần phải được thực hiện một cách cẩn thận bởi một chuyên gia về lĩnh vực này.

- Cần kiểm tra đường ống nước trong nhà. Sử dụng bộ lọc nước có thể làm giảm hoặc loại bỏ chì trong nước máy.

- Nếu bạn sống trong một ngôi nhà cũ và ở khu vực đô thị, có thể có chì trong đất, đừng để trẻ chơi trên đất trống, nhắc trẻ cởi giày trước khi vào nhà và rửa tay sau khi ra ngoài.

- Tìm hiểu về chì trong thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc cổ truyền.

- Tìm hiểu về chì trong đồ chơi, đồ trang sức và nhựa.

Ngoài ra, cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa về việc liệu con bạn có nên xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm độc chì hay không.

Học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị:

- Nên đánh giá nguy cơ phơi nhiễm ở trẻ nhỏ trong tất cả các lần khám sức khỏe từ 6 tháng đến 6 tuổi.

- Kiểm tra trẻ nếu có nguy cơ, đặc biệt là lúc 12 và 24 tháng. Trẻ có nguy cơ cao khi sống trong một ngôi nhà cũ, hoặc khu vực có nhiều ngôi nhà cũ.

- Nếu trẻ có khả năng bị phơi nhiễm, hãy đưa trẻ đi xét nghiệm.

5. Điều trị nhiễm độc chì thế nào?

Nếu nghi ngờ trẻ có chì trong máu, cần ngay lập tức cho trẻ kiểm tra mức độ phơi nhiễm chì, đồng thời phải tìm cách loại bỏ chì. Khi không tiếp xúc với chì nữa, mức độ chì sẽ giảm xuống, mặc dù rất chậm.

Thiếu sắt khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc chì. Nếu con bạn bị thiếu sắt thì nên điều trị, nhưng thường không dùng thuốc trừ khi mức độ chì rất cao. Trong những trường hợp đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng các loại thuốc đặc biệt giúp loại bỏ chì ra khỏi máu.

Gần đây, chúng ta không khó gặp các bài báo, các phóng sự công bố các kết quả điều tra về nguồn nước máy bẩn, nhiễm độc vượt nhiều lần so với mức cho phép. Do nhu cầu sử dụng nước của người dân thì ngày một nhiều lên, trong khi đó công nghệ sản xuất của các nhà máy nước sạch thì có hạn, đường ống vận chuyển nước sạch cũng không được đảm bảo điều kiện tốt nhất. Nguồn nước ngầm thì ngày càng bị ô nhiễm đó là lý do vì sao nhiều người không tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống nước máy.

Trong rất nhiều loại chất có thể bị nhiễm vào nước thì không thể kể đến tác nhân Chì. Một khi chì đã xâm nhập vào cơ thể, sẽ hủy hoại bạn như thế nào?

Y học đã chứng minh bất kể một lượng nhỏ của chì nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể.

Chì là một kim loại mang rất nhiều tính chất ưu việt, vì vậy, nó đã từng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của con người. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây, chúng ta đã nhận ra mặt trái của kim loại này, nó gây ra rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, từ lâu chì đã bị cấm sử dụng trong nhiều sản phẩm từ nhiên liệu, sơn cho đến đồ gia dụng và mỹ phẩm.

Tuy nhiên, sự thật là ở nhiều quốc gia, chì vẫn có mặt xung quanh đời sống con người, từ các thiết bị điện tử, đồ chơi, cho đến son môi hay nước uống. Vậy nếu chẳng may bị nhiễm chì, điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể?

Chì gây hại như thế nào ở cấp độ phân tử

Để trả lời câu hỏi chì “hoành hành” như thế nào trong cơ thể chúng ta, bạn cần biết rằng trong cơ thể con người tồn tại một số lượng rất nhỏ các nguyên tố kim loại như kẽm, magie, natri…

Chúng được gọi là nguyên tố vi lượng mà rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.

Thông thường, các kim loại hoạt động cùng với enzyme của cơ thể trong vài trò xúc tác, làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa. Cơ thể chúng ta không thể hoạt động mà không cần enzyme mà nhiều enzyme thì trở nên bất lực khi không có mặt các kim loại.

Vì vậy, mỗi ngày bạn cần bổ sung vài trăm miligam canxi, magiê, natri. Vài miligam sắt và Iốt, hay thậm chí là vài trăm microgam selen và asen. Chỉ khi các kim loại này được bổ sung một lượng quá mức, chúng gây độc.

Câu chuyện là hoàn toàn khác biệt với Chì. Bởi không đóng bất kể một vai trò sinh lý và tham gia phản ứng sinh hóa nào trong cơ thể, ngưỡng an toàn dành cho chì là không hề có. Bất kể một lượng nhỏ của chì nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể.

Tính độc của chì cũng được gây ra từ đây, khi nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác. Ví dụ, bạn có thể thấy trong ảnh X-quang của một bệnh nhân nhiễm độc chì, nó đã chiếm chỗ của canxi trong xương.

Chì cũng chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein. Không có sự có mặt của hai nguyên tố này các protein không thể hoạt động.

Ví dụ, một protein gắn liền với kẽm đang làm nhiệm vụ duy trì huyết áp cơ thể và sự phát triển bình thường ở trẻ em. Khi chì được hấp thụ vào cơ thể, nó thế vào chỗ của kẽm gây chứng chậm lớn ở trẻ và huyết áp cao ở người trưởng thành.

Khi chì thế chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện trong não, nó gây ra chứng mất trí, giảm khả năng suy nghĩ.

Chì ức chế quá trình tổng hợp heme, thường có sự tham gia của sắt, gây ra chứng thiếu máu. Nó cũng “đuổi” kẽm ra khỏi một protein tham gia vào việc sản sinh tinh trùng, gây vô sinh ở những người đàn ông có mức tiếp xúc chì cao trong công việc.

Kết quả cuối cùng

Như vậy, nhìn vào cấp độ phân tử, bạn có thể thấy chì độc, phần lớn đến từ việc nó chiếm chỗ của các kim loại vi lượng khác, gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể.

Vậy, kết quả cuối cùng biểu hiện ra bên ngoài của việc nhiễm chì là gì?

Tất cả mọi người sẽ đều chịu ảnh hưởng của việc nhiễm chì, nhưng trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Trẻ em sẽ hấp thụ khoảng 40-50% lượng chì theo đường tiêu hóa vào cơ thể. Trong khi đó, người lớn chỉ hấp thụ khoảng 3-10%.

Bên cạnh đó, khi đi vào cơ thể, chì lưu trữ chính ở máu, mô mềm và xương. Nó sẽ tồn tại trong máu qua một vài tuần, một vài tháng ở các mô mềm và hàng năm ở xương.

Chì trong xương, răng, tóc và móng tay được ràng buộc chặt chẽ và ít gây hại.

Đối với người lớn, 94% lượng chì hấp thụ được lắng đọng trong xương và răng. Tuy nhiên, đối với trẻ em chỉ khoảng 70%.

Các nguyên nhân đã chỉ ra tại sao trẻ em nhiễm chì có nguy cơ hại đến sức khỏe cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

Trẻ em nhiễm chì có thể phải hứng chịu các thiệt hại ở hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động…

Hậu quả được dự đoán theo mức độ chì trong máu. Trẻ thông thường có nồng độ chì dưới 0.05 mg/L máu. Mức độ chì từ 0.1 đến 0.25 mg/L đã có thể liên quan đến suy giảm chức năng thần kinh. Mức độ trên 0.25 mg/L sẽ gây ra đau đầu, khó chịu và các vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn.

Điều trị được chỉ định bắt đầu ở mức 0.45 mg/L. Mức độ 0.5-0.7 mg/L được tính là nhiễm độc vừa phải. Trên 0.7 mg/L được tính là nhiễm độc nặng và có thể gây co giật, tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai, chì tích tụ trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong xương. Nó có thể vượt qua hàng rào nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé. Hậu quả xảy ra là thai nhi giảm tăng trưởng và bà mẹ có nguy cơ sinh non.

Ở người trưởng thành, tiếp xúc với chì cũng được ghi nhận tác dụng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp. Nó cũng gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến sinh sản.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị nhiễm chì có thể không để lại di chứng ở người trưởng thành. Ngược lại, đối với trẻ em, nhiễm chì ở nồng độ thấp cũng có thể để lại di chứng về suy giảm nhận thức trong suốt phần đời còn lại.

Kết luận

Như vậy, bạn đã có thể biết rằng tác hại của chì đến từ việc nó không đóng bất cứ vai trò sinh lý nào đối với cơ thể. Chì thay thế vị trí của các nguyên tố kim loại vi lượng trong cơ thể làm đình trệ nhiều phản ứng sinh hóa, từ đó gây ra rất nhiều tác hại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, chúng ta cần rất cảnh giác với các nguồn có thể nhiễm chì cho cơ thể, từ sơn, mỹ phẩm, đồ điện tử cho đến nước uống.

Làm sao để biết mình bị nhiễm chì?

Một số các triệu chứng nghi ngờ còn bạn bị nhiễm độc chì có thể xảy ra bao gồm:.

Mệt mỏi hoặc tăng động..

Cáu gắt..

Hành vi hung hăng..

Giảm khoảng chú ý.

Chậm phát triển..

Khó ngủ.

Thiếu máu..

Đau bụng..

Tại sao ngộ độc chì gây thiếu máu?

- Chì gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ. Độc tính trên thận: - Gây tổn thương thận, làm giảm thải trừ a xít uric qua nước tiểu nên gây tăng a xít uric và bệnh gout.nullNgộ độc chì: Thông tin dành cho cộng đồngwww.chongdoc.org.vn › ngo-doc-chi-thong-tin-danh-cho-cong-dong-87791null

Chì có tác hại gì với có thể?

Khi nhiễm chì, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Chì gây tổn thương tế bào, làm chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương, chì ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu, vì vậy gây ra thiếu máu, làm giảm thải trừ axit uric qua nước tiểu, gây tăng axit uric và bệnh gout, chì gây tăng huyết ...nullNhiễm độc chì gây ảnh hưởng gì đến cơ thể và sắc mặt? - Vinmecwww.vinmec.com › nhiem-doc-chi-gay-anh-huong-gi-den-co-va-sac-matnull

Tại sao bị nhiễm chì?

Con người có thể tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau như: đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt; bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, dùng xăng có chì, nước từ đất ô nhiễm, ...nullLỡ nhiễm chì, giải độc bằng cách nào? - Báo Tuổi Trẻtuoitre.vn › lo-nhiem-chi-giai-doc-bang-cach-nao-1298466null