Chữ văn trong hán việt có nghĩa là gì năm 2024

Môn cơ sở ngữ văn Hán Nôm là một môn khoa học có liên quan đến ngôn ngữ và văn tự cổ của cả Hán ngữ và Việt ngữ. Vì vậy, bất kỳ một ngành chuyên môn nào có liên quan đến Việt Nam học đều phải cần đến tri thức Hán Nôm. Không phải chỉ các ngành thuộc khoa học xã hội nhân văn như văn học, sử họ, chính trị, tư tưởng, nghệ thuật, dân tộc học, ngôn ngữ học v.v.. mà ngay cả đến nhiều ngày khoa học tự nhiên như: địa lý, thiên văn, toán học v.v.. cũng cần có trí thức Hán Nôm làm công cụ để tiếp cận với những tài liệu cổ. Nếu không hiểu biết về Hán Nôm thì thật đáng tiếc.

Nghiên cứu văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học Việt Nam cổ trung đại, từ trước tới nay, ai cũng phải thừa nhận rằng: Nếu thiếu hiểu biết về Hán Nôm là thiếu một phương tiện quan trọng và cơ bản.

Toàn bộ kho tàng tri thức xưa của ông cha ta đều được ghi chép bằng văn tự Hán Nôm. Tuy đến nay, một số tác phẩm quan trọng đã được dịch và phiên âm ra chữ quốc ngữ nhưng không phải các bản dịch nhất là thơ ca chữ Hán đều có thể đạt tới trình độ mỹ mãn, đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu. Nhiều trường hợp chỉ cần dịch thiếu chính xác một vài từ thì nội dung ý nghĩa của cả bài thơ thay đổi hoàn toàn. Ở đây tôi đơn cử vài trường hợp bản dịch bài Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư trong Văn thơ Lý-Trần, lâu nay đưa vào giảng ở chương trình văn lớp 10. Ở bài này có các từ dịch thiếu chính xác là: “dã tình” với nghĩa “tình cảm tự nhiên” (vốn sinh ra đã có) dịch thành “tình quê”, “trực thướng” (lên thẳng), dịch thành “xông thẳng”, “trèo lên thẳng”, “trường khiếu” (huýt sáo dài) dịch thành “kêu dài” vì thế nội dung ý nghĩa bài thơ thay đổi hẳn. Từ tâm trạng của một nhà sư đắc đạo vui với đạo trở thành ý nghĩa “khát vọng làm chủ thiên nhiên làm chủ vũ trụ” của con người, làm Không Lộ là một anh hùng trong sử thi không bằng!(1).

Ở đây cũgn chưa đề cập đến những hiểu biết khác thuộc lĩnh vực tri thức Hán Nôm như: am hiểu về điển cố, về những từ “kiêng huý”, rồi những tên người, tên đất thời xưa, rất dễ nhầm lẫn với sai sót, vì tên riêng trong văn bản chữ Hán, chữ Nôm không thể phân biệt rõ ràng cách “viết hoa” như lối văn tự ghi âm.

Những giáo viên làm nhiệm vụ truyền bá tri thức cho học sinh, nếu hiểu sai văn bản, thì sẽ dạy cho bao nhiêu người hiểu sai ý mình? Con số này khó mà thống kê được!

Một trở lực khác đối với giáo viên văn là từ Hán - Việt. Trong tiếng Việt, từ Hán - Việt chiếm tỷ lệ khá cao (60-70%). Không ít thầy cô giáo, ở các cấp học, nhất là lớp giáo viên trẻ thiếu tri thức Hán Nôm, không nắm vững nghĩa từ Hán - Việt, do đó giải thích nghĩa từ sai. Vì vậy việc trau dồi kiến thức Hán Nôm để giáo viên nắm vững tiếng Việt là một nhiệm vụ quan trọng nếu không là số một thì cũng là nhiệm vụ tất yếu của môn Hán Nôm đối với ngành ngữ văn sư phạm.

Nhưng vì sao Hán – Nôm lại có quan hệ mật thiết với ngành ngữ văn như vậy? Đó là vì mối quan hệ lâu đời giữa tiếng Hán và tiếng Việt mà một trong những sản phẩm của mối quan hệ đó là từ Hán - Việt.

Trước hết chỉ nói về mối quan hệ giữa Hán ngữ và Việt ngữ. Đây không phải chỉ là mối quan hệ và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc, hai nước do ở gần nhau, mà mối quan hệ này có nguồn gốc sâu xa từ trong ngữ hệ từ xa của các tộc người Nam Á vốn có chung gốc gác với nhau. Người Việt vốn tách ra từ các tộc Bách Việt (Nam Á) vì vậy tiếng Việt và tiếng Hán cùng một loại “đơn tiết tính”, đều lấy độ cao thấp của âm thanh (tiếng Hán hiện đại có 4 thanh, tiếng Việt có 6 thanh) để phân biệt ý của từ, lấy trật tự của từ và các hư từ làm quy tắc văn phạm, khác hẳn với ngôn ngữ biến đổi hình thái (như tiếng Anh, Pháp, Nga…) và các loại ngôn ngữ khác…

Đây là cơ sở thuận lợi tất yếu làm cho mối quan hệ gần gũi giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt ảnh hưởng qua lại với nhau. Những nét tương đồng về ngữ âm, về cú pháp, về cách cấu tạo từ là điều kiện thuận lợi để người Việt từ thời cổ trung đại tạo ra cách đọc chữ Hán theo một lối riêng duy trì đến tận ngày nay mà ta quen gọi là âm Hán-Việt(2). Để rồi sau đó, chính thông qua hệ thống âm đọc Hán-Việt này, từ Hán và các yếu tố Hán có “nhịp cầu” thuận lợi để du nhập vào tiếng Việt một cách dễ dàng.

Người Việt trong một thời gian dài tiếp xúc với người Hán và các tộc người Bách Việt chịu ảnh hưởng trực tiếp của người Hán và văn hóa Hán, trong đó có chữ Hán và ngôn ngữ Hán. Trước đây, do chưa có chữ viết riêng (hoặc đã có mà bị người phương Bắc phá huỷ trong thời kỳ Bắc thuộc)(3) nên người Việt phải dùng chữ Hán và ngôn ngữ Hán với tư cách là một ngoại ngữ để phục vụ cho nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, trong công việc hành chính. Từ thời Lý Trần(4) về sau cha ông ta mới sáng tạo ra chữ Nôm là thứ chữ riêng để ghi tiếng nói dân tộc. Tuy nhiên trong công việc hành chính Nhà nước, chữ Hán và ngôn ngữ Hán vẫn đóng vai trò chính thống. Vì vậy từ Hán dùng trong giấy tờ hành chính và sách vở trải qua nhiều thế kỷ dần dần chuyển vào trong ngôn ngữ sinh hoạt của toàn dân, hội nhập vào kho từ vựng tiếng Việt ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới tỷ lệ tương đối cao (60-70% theo con số ước tính của nhiều nhà ngôn ngữ học).

Từ Hán - Việt quả là sản phẩm quan trọng của mối quan hệ giữa Việt ngữ và Hán ngữ.

Con số tỷ lệ 60-70% từ Hán - Việt cũng đủ nói lên vị trí vai trò không thể thiếu của Hán - Việt trong tiếng Việt. Từ Hán - Việt góp phần làm hco tiếng Việt phong phú thêm các sắc thái biểu cảm trong phong cách. Bởi lẽ, những yếu tố và từ Hán khi du nhập vào tiếng Việt, không những đã được Việt hóa về âm đọc (âm Hán - Việt, hoặc Hán - Việt Việt hóa - Từ dùng của GS.Nguyễn Tài Cẩn) mà được Việt hóa cả về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm, tạo nên những đặc tính mới mà trong nghĩa gốc của từ Hán không có. Có thể quy thành 4 đặc điểm chính: cố định, đa nghĩa, trừu tượng và trang trọng. Nhờ những đặc điểm này, từ Hán - Việt đã góp phần làm tiếng Việt phong phú thêm, giúp ta diễn đạt được đủ các cung bậc ý nghĩa và mọi sắc thái biểu cảm tinh tế và phong phú của tiếng Việt. Một số ý kiến quan niệm từ Hán - Việt là từ “ngoại lai” không nên dùng, tìm cách thay thế từ thuần Việt vào. Tôi nghĩ rằng đây là những nhận thức còn phiến diện về vai trò và vị trí của từ Hán - Việt.

Trong kho từ vựng tiếng Việt, từ Hán - Việt là một phần “máu thịt” không thể loại bỏ được, thiếu những nguyên liệu Hán - Việt này, tòa lâu đài Việt ngữ không thể trở nên đồ sộ nguy nga được.

Điều quan trọng là phải biết sử dụng những “nguyên liệu” đó đúng nơi, đúng chỗ mới có thể phát huy triệt để giá trị sử dụng của nó.

Song nhìn vào thực tế học tập môn Hán – Nôm của sinh viên Ngữ văn Sư phạm, ta sẽ thấy còn nhiều bất cập. Hán – Nôm là một môn học hoàn toàn mới và xa lạ đối với hầu hết sinh viên ngành ngữ văn, (trừ một số ít học sinh được học qua ngoại ngữ Trung văn, các em biết được khái niệm thế nào là chữ Hán và hình thù chữ Hán). Điều tra một khóa sinh viên khoa Ngữ văn mới vào học năm thứ nhất năm học 1998-1999 (Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên), trong số 140 học sinh, không ai phân biệt được chữ Hán và chữ Nôm khác nhau như thế nào. Chỉ có 10 học sinh nói được ý: chữ Nôm là chữ Việt cổ. Ngay cả những khái niệm sơ đẳng khác như từ Hán - Việt, từ Việt gốc Hán, điển cố, kỵ húy, tên tự… hầu hết học sinh cũng không nắm được. Chưa kể đến dùng từ Hán - Việt sinh viên sai phạm rất nhiều trong bài viết như: bàng quan thành bàng quang, tham quan thành thăm quan, trữ tình thành chữ tình, cổ thành cổ lai hy, môn đăng hộ đối thành môn đăng hậu đối, tuần tự nhi tiến thành tuần tự như tiến, lao động tiên tiến thành lao động tiền tiến… Còn giải thích nghĩa từ Hán - Việt tất nhiên là không thể giải thích được.

Tình hình trình độ học sinh thì như thế, ấy vậy mà trong 180 tiết của chương trình Hán – Nôm, học trong hai học kì, đòi hỏi học sinh phải nắm được một lượng chữ Hán và chữ Nôm tối thiểu khoảng 4000; ngoài ra còn bao nhiêu kiến thức khác thuộc lĩnh vực Hán – Nôm… Yêu cầu này quả là quá sức đối với sinh viên, nhất là sinh viên các dân tộc ít người, nhiều em tiếng Kinh nói còn chưa thạo. Chưa nói đến điều kiện học tập khó khăn như thiếu giáo tình, thiếu sách tham khảo…

Trong điều kiện cụ thể như vậy, chúng tôi cho rằng: yêu cầu chủ yếu và trước mắt mong đạt được đối với sinh viên Ngữ văn là trau dồi cho họ sự hiểu biết về từ Hán - Việt và mở rộng được vốn từ Hán – Việt cơ bản và những từ Nôm cổ. Làm sao để khi tốt nghiệp ra trường, giáo sinh có thể tự giải quyết được những mắc mớ khi gặp một từ cổ khó, nhất là từ Hán - Việt. Ngoài ra những từ Hán - Việt thông thường, họ phải nắm vững ý nghĩa và sử dụng thành thạo.

Đạt được yêu cầu đó đối với sinh viên Ngữ văn đã là đáng quý lắm rồi!

Từ yêu cầu thực tế của sinh viên, đặt ra nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể cho các thầy giáo dạy Hán – Nôm vô cùng nặng nề. Trong một thời gian có thể nói là ít ỏi (180 tiết), truyền đạt một bộ môn vừa mới vừa khó đối với sinh viên ngữ văn, tiếng là dạy chữ nghĩa nhưng đâu phải chỉ có chữ nghĩa. Dạy Hán – Nôm, bắt đầu học từ chữ Hán, chữ Nôm, nhưng mục đích cuối cùng lại là ngôn ngữ, là Hán - Việt, là từ Nôm cổ. Như vậy giảng dạy Hán – Nôm thực chất là dạy ngôn ngữ Việt từ ngọn nguồn thông qua văn tự Hán – Nôm cổ. Chữ Hán và chữ Nôm chỉ là phương tiện để dẫn sinh viên đến với nguồn gốc của từ Hán - Việt và từ Nôm cổ. Mục đích tối thiểu và cơ bản này mà không đạt được, thì coi như học Hán – Nôm trong điều kiện như hiện nay sẽ là vô bổ đối với sinh viên Ngữ văn Sư phạm.

Về lâu dài mà nói, thì công việc này phải là công việc chung của các thầy dạy Ngữ văn chứ không phải của riêng giáo viên dạy Hán – Nôm. Tuy nhiên, hiện nay số thầy giáo chuyên ngành Ngữ văn có học vấn về Hán – Nôm tỷ lệ còn quá thấp. Một số thầy cao tuổi biết Hán – Nôm thì đã nghỉ hưu. Đây cũng là một hạn chết đáng tiếc, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không chóng thì chầy hẳn phải có biện pháp bổ khuyết.

Tóm lại để đào tạo một đội ngũ giáo viên ngữ văn cấp III tốt, có một vốn về Hán – Nôm đủ để hểu tiếng Việt một cách thấu đáo, trước hết phải có một đội ngũ giảng dạy ngành Ngữ văn ở Đại học thật giỏi, trong đó không thể không giỏi về ngữ văn Hán – Nôm. Muốn vậy, để không quá chậm, môn Hán – Nôm cần phải coi là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Ngữ văn trên Đại học: đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ. Không nên để tình trạng như hiện nay tiếp diễn: rất nhiều PTS và TS Ngữ văn không hề biết chữ Hán, chữ Nôm là gì!

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra một chút, ta có thể thấy vấn đề này một cách bao quát hơn. Nếu thực sự muốn giữ gìn và làm cho tiếng Việt phát triển ngày một phong phú và trong sáng hơn, đặng xây dựng một nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc dân tộc thì việc xác định tính bức thiết của ngành Hán Nôm không phải chỉ ở Viện Hán Nôm hoặc ở các khoa Ngữ văn mà phải là nhiệm vụ bức thiết của quốc gia. Cũng chỉ có từ cách nhìn xa trông rộng ở cấp Nhà nước mới có đủ thầm quyền đề ra được những nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch lâu dài để đào tạo một đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Hán – Nôm một cách xứng đáng, bổ khuyết cho những mặt bất cập đang tồn tài hiện nay trong ngành Hán – Nôm nói riêng và ngành Ngữ văn nói chung.

Chú thích:

1. Xem thêm bài: Từ cách dịch đến cách hiểu nội dung bài thơ Ngôn hoài của Thiền sư Không Lộ của tác giả đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1-1995.

2. Xem Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nguyễn Tài Cẩn. Nxb. KHXH – 1979.

3. Xem Chữ viết trong các nền văn hóa. Đặng Đức Siêu. Nxb. Văn hoá – 1982.

4. Xem thêm Chữ Nôm một thành tựu văn hoá của thời đại Lý Trần. Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevich đăng trong tập: Một số vấn đề về chữ Nôm (Nguyễn Tài Cẩn). Nxb THCN-1985.

Văn Hán Việt là gì?

Vấn là từ Hán Việt có nghĩa là “hỏi”. Về sau, vấn nạn có nghĩa là “vấn đề khó khăn lớn có tính chất xã hội, đang phải đương đầu đối phó”.

Văn tiếng Hán viết là gì?

Chữ vân với nghĩa “mây” trong tiếng Hán thuộc bộ vũ (chỉ mưa gió thời tiết nói chung).

Tư văn có nghĩa là gì?

① Văn vẻ, như văn thạch 文石 vân đá (đá hoa). ② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn. ③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字. ④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hoá mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh 文明, văn hoá 文化, v.v.

Chú vẫn có ý nghĩa gì?

Chữ “Văn” còn được sử dụng để chỉ những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, phẩm cách của con người. Đó là những phẩm chất tốt đẹp, chuẩn mực, làm khuôn thước cho đạo đức con người và ứng xử trong xã hội.