Chương trình chất lượng cao Học viện Ngoại giao

1. Đối tượng tuyển sinh:

– Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển.

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.

2. Phạm vi tuyển sinh:

Tuyển sinh trong cả nước.

Học phí của Học viện Ngoại giao

3. Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

4. Tổ chức tuyển sinh:

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT:

Thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Đã tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

– Có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển [ngưỡng đảm bảo chất lượng] do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 [một] điểm trở xuống.

– Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ hoặc kết quả điểm thi được bảo lưu theo quy định tại quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển.

– Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển được Học viện Ngoại giao xác định và công bố công khai trên trang điện tử của Học viện sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 [trước ngày 22/7/2019].

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

– Mã trường: HQT

– Tên ngành, Mã ngành, Chỉ tiêu, Tổ hợp xét tuyển năm 2019:

Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Tổng chỉ tiêu Ghi chú
Các ngành đào tạo Đại học 450  
Ngành Quan hệ quốc tế 7310206 A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh hoặc D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90 Các môn xét tuyển nhân hệ số 1
Ngành Ngôn ngữ Anh 7220201 D01: Ngữ văn, Toán, TIẾNG ANH 90 Môn Tiếng Anh nhân hệ số 2
Ngành Kinh tế quốc tế 7310106 A00: Toán, Vật lí, Hóa học hoặc A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90 Các môn xét tuyển nhân hệ số 1
Ngành Luật quốc tế 7380108 A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh hoặc

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

90 Các môn xét tuyển nhân hệ số 1
Ngành Truyền thông quốc tế 7320107 A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh hoặc D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh hoặc

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

90 Các môn xét tuyển nhân hệ số 1

Lưu ý:

– Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

– Thí sinh đã trúng tuyển Đợt 1 không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung [nếu có].

– Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh [môn Tiếng Anh nhân hệ số 2], điểm ưu tiên được quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin đăng ký ngành của học viện ngoại giao

– Tiêu chí phụ sử dụng trong xét tuyển: Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Học viện sử dụng tiêu chí phụ xét tuyển là xét ưu tiên theo điểm thi môn Ngoại ngữ đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03 và môn Toán đối với các thí sinh sử dụng tổ hợp môn xét tuyển A00 để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển. Nếu sau khi áp dụng tiêu chí phụ mà vẫn còn vượt chỉ tiêu tuyển sinh thì sẽ ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

– Trong số thí sinh trúng tuyển, Học viện xét 125 sinh viên có nguyện vọng học hệ đào tạo chất lượng cao các ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh. Thông tin chi tiết về đào tạo hệ chất lượng cao xem thêm trên website: www.dav.edu.vn.

– Những thí sinh đăng ký xét tuyển theo Khối A01 và D01 vào ngành Quan hệ quốc tế có thể lựa chọn học ngoại ngữ là Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung Quốc. Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Khối D03 học Tiếng Pháp.

7. Chính sách ưu tiên [xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển]:

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông báo về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học hệ chính quy của Học viện Ngoại giao năm 2019 trên trang điện tử của Học viện.

8. Lệ phí xét tuyển:

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

– Học phí theo quy định hiện nay: 810.000 đồng/sinh viên/tháng [tương đương với 8.100.000 đồng/sinh viên/năm học].

– Dự kiến học phí năm học 2019-2020: 890.000 đồng/sinh viên/tháng [tương đương với 8.900.000 đồng/sinh viên/năm học].

10. Chương trình Liên kết đào tạo:

Chương trình Liên kết đào tạo giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Victoria Wellington [New Zealand] tuyển sinh năm học 2019-2020 các ngành: Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị, Truyền thông. 1,5 năm học ở Học viện Ngoại giao; 1,5 năm học ở New Zealand. Bằng cử nhân do Đại học Victoria Wellington cấp. Điều kiện tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT trong nước/nước ngoài và đạt IELTS Academic từ 5.5 trở lên [hoặc TOEFL/TOEFL IBT tương đương]. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/7/2019 đến 27/9/2019. Thông tin cụ thể liên hệ hotline: 0912.603.333 [Chị Nguyễn Minh Thu].

11. Thông tin liên hệ:

Thí sinh muốn biết thêm thông tin tuyển sinh của Học viện Ngoại giao hoặc thông tin về các ngành đào tạo, đề nghị liên hệ: Học viện Ngoại giao, Số 69, Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội – Tel: [84-24] 3834 4540 [máy lẻ 2202 hoặc 2203]; Hotline: 0943.482.840; Fax: [84-24 ] 3834 3543

Email: ; Website: //www.dav.edu.vn

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số ngành khác tại:

Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viện Quan hệ Quốc tế, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế [tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959]. Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; nghiên cứu, tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước.

Học viên ngoại giao ương mầm tài năng trẻ

Xem thêm: học phí Đại học ngoại thương

Cơ cấu tổ chứ của học viện ngoại giao gồm những đơn vị sau:

      Viện nghiên cứu về chiến lược ngoại giao

      Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngoại giao

      Viện Biển Đông

      Văn Phòng

      Ban Đào Tạo

      Trung Tâm thông tin, Tư liệu

      Phòng Quản lí khoa học

      Khoa Lí luận chính trị

      Khoa Truyền Thông và văn Hóa Đối ngoại

      Khoa Chính Trị Quốc Tế và Ngoại Giao

      Khoa Luật Quốc Tế

      Khoa Kinh tế Quốc Tế

      Khoa Tiếng Anh

      Khoa Tiếng Pháp

      Khoa Tiếng Trung Quốc

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy

– Dự kiến mức học phí chương trình Tiêu chuẩn năm học 2021-2022: 1.900.000 đồng/sinh viên/tháng. – Dự kiến mức học phí chương trình Chất lượng cao năm học 2021-2022: 3.950.000 đồng/sinh viên/tháng [đối với ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế và Truyền thông quốc tế]; 4.150.000 đồng/sinh viên/tháng [đối với ngành Ngôn ngữ Anh].

– Mức tăng học phí hàng năm không quá 10% so với năm học trước.

LỆ PHÍ XÉT TUYỂN

– Phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Các phương thức còn lại: 100.000 đồng/ hồ sơ.

Thí sinh muốn biết thêm thông tin tuyển sinh của Học viện Ngoại giao hoặc thông tin về các ngành đào tạo, đề nghị liên hệ: Phòng Đào tạo đại học, Học viện Ngoại giao, Số 69, Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội. – Hotline: 0943 48 28 40; Email: – Website: //www.dav.edu.vn

– Fanpage: Tư vấn Tuyển sinh Học viện Ngoại giao

Xem thêm: học phí và điểm chuẩn của trường ĐHQG-HCM

Học Viện Ngoại giao có những ngành nào?

Học Viện Ngoại Giao có hệ thống đào tạo gồm các bậc: Hệ Đại Học, Cao Đẳng, Sau đại hoc, Hệ Đào tạo ngắn hạn và có các ngành đào tạo bao gồm:

  1. Quan hệ Quốc Tế
  2. Truyền thông Quốc Tế
  3. Kinh tế Quốc tế
  4. Kinh Doanh Quốc Tế
  5. Luật Quốc Tế
  6. Ngôn ngữ Anh

 Thông tin tuyển sinh 2021 của Học viện ngoại giao

Đối tượng tuyển sinh

  Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định theo từng phương thức xét tuyển của Học viện Ngoại giao.

  Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

Chỉ tiêu tuyển sinh

STT Tên ngành đào tạo Mã ngành đào tạo Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu

[dự kiến]

1 Quan hệ quốc tế 7310206 A00, A01, C00, D01, D03 350
2 Truyền thông quốc tế 7320107 A00, A01, C00, D01, D03 300
3 Kinh tế quốc tế 7310106 A00, A01, D01 200
4 Luật quốc tế 7380108 A00, A01, C00, D01 150
5 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 200

 Phương thức tuyển sinh

  1. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
  2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
  3. Xét tuyển: Dự kiến 04 phương thức:

– Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

– Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Học viện ngoại giao ra làm gì

Xem thêm: Học viện Nông nghiệp Việt nam

Học viện ngoại giao ra làm gì?

Tùy theo ngành nghề cụ thể bạn lựa chọn mà cơ hội việc làm khi học tại Học viện Ngoại giao sẽ khác nhau. Với những ngành hot như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp không khó. Bởi với xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh quốc tế hay doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn.

Ngoài ứng tuyển vào các vị trí việc làm trong Bộ Ngoại giao, tổ chức phi chính phủ thì bạn cũng có thể làm tại các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Nếu có khả năng, điều kiện tài chính và trình độ chuyên môn cao thì bạn cũng có thể tự mở công ty riêng cho mình. Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao nhìn chung tương đối rộng mở.

Chúng tôi có thể giới thiệu tới bạn một số việc làm nổi bật sau khi bạn học Học viện Ngoại giao ra như sau:

Ngành ngôn ngữ Anh:

o Phiên/biên dịch viên.

o MC song ngữ/MC truyền hình.

o Cán bộ ngoại giao, đối ngoại [Bộ ngoại giao hoặc ban ngành Trung ương].

o Thư ký/trợ lý giám đốc.

o Giáo viên tiếng Anh.

Ngành Quan hệ quốc tế:

o Chuyên viên đối ngoại.

o Biên tập bản tin, dẫn chương trình trong công ty truyền thông quốc tế.

o Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có chuyên ngành Quan hệ quốc tế.

Ngành Truyền thông quốc tế:

o Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên,…

o Nhân viên Sale&Marketing.

o Chuyên viên PR, quan hệ công chúng.

o Giảng dạy, đào tạo tại những cơ sở có ngành Truyền thông quốc tế.

o Chuyên viên đối ngoại tại các công ty truyền thông, báo chí.

Ngành Kinh tế quốc tế:

o Chuyên viên marketing quốc tế.

o Giảng dạy tại các trường có ngành Kinh tế quốc tế,…

o Nhân viên xuất nhập khẩu.

o Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế.

o Chuyên gia xúc tiến thương mại.

o Biên, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch,…

Ngành Luật quốc tế:

o Luật sư làm việc trong công ty, doanh nghiệp, công ty luật trong nước và quốc tế.

o Giảng dạy và nghiên cứu, đào tạo tại các trường đại học.

o Biên tập viên, phóng viên liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Cơ hội nghề nghiệp mở rộng nếu tốt nghiệp xuất sắc học viện ngoại giao

Dù bạn học tại Học viện Ngoại giao hay bất cứ trường nào nổi tiếng thì việc mơ ước có công việc ổn định, dễ dàng xin việc như mong muốn hay ứng tuyển vào vị trí lương cao đều cần bạn phải có sự nỗ lực và cố gắng. Thu nhập của bạn cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn học trường nào mà căn cứ vào năng lực thực tế.

Chính vì vậy, trong quá trình học tập tại trường, sinh viên ngoài nắm vững kiến thức chuyên nghành, học tập với thành tích tốt thì cũng nên trau dồi kỹ năng bằng cách tham gia thực tập, các hoạt động ngoại khóa hay đảm nhận những công việc part time.

Hiện nay, ngành ngoại giao đang trở thành xu hướng chọn lựa của giới trẻ. Trong hệ thống ngành nghề, nghề ngoại giao được cho là một nghề thời thượng.Trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng điểm chuẩn của các trường Ngoại giao luôn ở mức cao đến rất cao, chưa kể khối xét tuyển vào đây đa phần là các ngành khối D, chứng tỏ một điều rằng việc làm từ Học viện Ngoại giao là vô cùng hấp dẫn.

Một số ngành thuộc lĩnh vực ngoại thương đang là ngành “hot” như: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh. … Đây đều là những ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong quan hệ quốc tế. Đồng thời những ngành này cũng đem lại mức thu nhập đáng mơ ước đối với mọi người.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ học học viện Ngoại giao từ đó, sẽ rất dễ dàng để bạn chọn công việc phù hợp với bản thân. Chúc Bạn thành công!

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề