Tổng chi phí trung bình là gì

chi phí trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất. Theo nghĩa này, tổng CPTB [ATC] có thể viết thành:

ATC = TC.Q

Trong đó, Q là sản lượng và TC là tổng chi phí của tất cả các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng. Tổng CPTB bao gồm chi phí cố định trung bình [AFC] và chi phí khả biến trung bình [AVC]:

ATC = AFC + AVC

Trong ngắn hạn, đường tổng CPTB [đường ATC] có dạng chữ U do chi phí cố định trung bình [đường AFC] giảm dần khi sản lượng tăng và vì ban đầu mức giảm của nó lớn hơn mức tăng chi phí khả biến [đường AVC]. Chi phí cố định giảm vì tổng chi phí cố định được phân bổ cho mức sản lượng ngày càng lớn hơn. Chi phí khả biến trung bình tăng do tác động của quy luật lợi tức giảm dần. Khi sản lượng đạt đến một mức nhất định, mức tăng của chi phí khả biến trung bình lớn hơn mức giảm chi phí cố định trung bình và tổng CPTB bắt đầu tăng lên. Trong dài hạn, hình dạng của đường tổng CPTB còn chịu tác động của hiệu quả kinh tế của quy mô sản xuất.

Trong ngắn hạn, với tình trạng công nghệ, giá cả đầu vào và nhà xưởng hiện có, doanh nghiệp có thể lựa chọn đường biểu diễn CPTB tối thiểu để sản xuất ra hàng hoá tại mỗi mức sản lượng cho trước. Trong dài hạn, giả định công nghệ và giá đầu vào là cho trước, doanh nghiệp được tự do lựa chọn quy mô tối ưu về nhà xưởng để lựa chọn đường biểu diễn CPTB tối thiếu sản xuất ra hàng hoá tại một mức sản lượng.

Chi phí bình quân [tiếng Anh: Average Total Cost] là một thước đo chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng.

  • 16-09-2019Chi phí biên [Marginal Cost] là gì? Cách tính chi phí biên
  • 15-09-2019Tổng chi phí [Total cost] là gì? Đặc điểm và đồ thị biểu diễn
  • 15-09-2019Cấu trúc thị trường [Market structure] là gì?
  • 15-09-2019Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù [The Prisoner's Dilemma] trong kinh tế vi mô là gì?
  • 15-09-2019Mô hình đường cầu gãy khúc [Kinked Demand Curve model] là gì?

Hình minh họa [Nguồn: wallstreetmojo]

Chi phí bình quân

Khái niệm

Chi phí bình quân trong tiếng Anh gọi là:Average Total Cost.

Chi phí bình quân biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng:

Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm số của sản lượng. Tùy theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau.

Về mặt toán học, nếu ta đã giả định đườngtổng chi phíđiển hình có hình dạng của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình sẽ có hình dạng một đường cong bậc hai.

Thông thường người ta hay nói, ATC là một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường có hai phần: thoạt đầu, ứng với qui mô sản lượng còn tương đối nhỏ, càng tăng sản lượng q lên thì chi phí bình quân ATC càng giảm xuống.

Nói cách khác, lúc này, ATC có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽ làm cho chi phí bình quân ATC tăng lên. Khi đó, đường ATC sẽ có khuynh hướng đi lên.

Hình 1 cho ta một hình dung về một đường ATC.

Hình 1: Đường chi phí bình quân

Với q < q*, tăng q sẽ làm ATC giảm xuống. Ngược lại, với q > q*, tăng q lại làm ATC tăng lên

Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC.

Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỉ số TC[q]/q hay ATC[q] sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi xuống.

Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi lên.

Quan hệ giữa đường tổng chi phí và đường chi phí bình quân

Hãy xuất phát từ một đường TC như trên hình 2.

Một điểm như điểm A có hoành độ là q1 và tung độ là TC1. Điều đó có nghĩa là tổng chi phí để sản xuất một khối lượng hàng hóa q1 chính là TC1.

Theo định nghĩa, tại mức sản lượng này, chi phí bình quân là TC1/q1. Mức chi phí này có thể đo bằng tgα, với α là góc hợp thành bởi tia OA và trục hoành.

Nó cũng chính là độ dốc của tia OA. Khi sản lượng còn thấp [q  q*], độ dốccủa các tia nói trên tăng dần. Điều này phản ánh chi phí bình quân đang tăng dần và đường ATC có xu hướng đi lên.

Hình 2: Quan hệ giữa tổng chi phí và chi phí bình quân

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội]

Chi phí biên [Marginal Cost] là gì? Cách tính chi phí biên                                          15-09-2019                                        Tổng chi phí [Total cost] là gì? Đặc điểm và đồ thị biểu diễn                                          15-09-2019                                        Cấu trúc thị trường [Market structure] là gì?

Chủ Đề