Tại sao benzen không làm mất màu dung dịch brom

Tại sao benzen td với Brom mà không làm mất màu Brom?
@Tâm Hoàng

benzen tuy cũng có liên kết đôi nhưng các nguyên tử C lại liên kết với nhau theo 1 vòng khép kín do đó liên kết giữa C -C bền hơn so với các liên kết đôi mạch thẳng, không dễ bị đứt ra để liên kết với Br phải nói thêm là khi tác dụng với Br2 khan, liên kết giữa C - H bị đứt ra và Br thế chỗ vào. Còn trong phản ứng làm mất màu dd Br các chất chất bình thường thì 1 liên kết giữa C - C đứt ra để liên kết với Br

Nguồn trên mạng

Reactions: Detulynguyen

Benzen t/d được với Brom khi có xúc tác là FeCl3 [hoặc sử dụng bột sắt, khi đó bôt sắt đóng vai trò là chất tạo chất xúc tác] thì khi đó sẽ xảy ra phản ứng thế Brom vào nhân thơm, chứ không làm phá vỡ hệ liên kết pi bền vững của vòng benzen nên benzen không làm mất màu dd brom được.

Reactions: Detulynguyen

Benzen t/d được với Brom khi có xúc tác là FeCl3 [hoặc sử dụng bột sắt, khi đó bôt sắt đóng vai trò là chất tạo chất xúc tác] thì khi đó sẽ xảy ra phản ứng thế Brom vào nhân thơm, chứ không làm phá vỡ hệ liên kết pi bền vững của vòng benzen nên benzen không làm mất màu dd brom được.

Nếu thế thì giúp mình giải thích cơ chế ankan làm mất màu dd Brom

Mình nhầm, phải là anken mới đúng
Tại sao nó có liên kết bội thì có khả năng làm mất màu dd Brom

Liên kết bội gồm liên kết xích ma và liên kết pi, liên kết pi kém bền nên dễ bị bẻ gãy, khi cho anken t/d với dd Brom thì LK pi trong anken bị phá vỡ, tác nhân brom sẽ cộng vào phân tử anken=> nên các anken làm mất màu dd brom. phản ứng giữa anken và brom xảy ra theo cơ chế cộng electrophin.

- Ở trường hợp của benzen mặc dù cũng có liên kết bội nhưng các liên kết bội trong benzen liên hợp với nhau tạo hệ liên kết bền vững, nên rất khó để phá vỡ lk bội trong phân tử benzen => benzen xảy ra pứ cộng với dd brom => ko làm mất màu brom

Reactions: Detulynguyen

Tại sao benzen td với Brom mà không làm mất màu Brom?
@Tâm Hoàng

Thực tế benzen không tác dụng với Br2/H2O bình thường đâu, nhưng vẫn làm mất màu nó nhé. Lí do là vì H2O là dung môi phân cực, benzen là dung môi không phân cực, brom là chất tan không phân cực. Theo nguyên tắc thì chất tan phân cực sẽ tan tốt trong dung môi phân cực, chất tan không phân cực tan tốt trong dung môi không phân cực. Khi hòa tan brom trong nước thì brom tan tương đối ít trong nước do sự khác nhau về tính phân cực giữa dung môi và chất tan. Tuy nhiên, nếu cho benzen vào dung dịch brom, brom sẽ khuếch tán từ trong nước [vùng tan kém] sang benzen [vùng tan tốt hơn], làm cho phần dung dịch brom giảm nồng độ, dẫn tới nhạt màu, thậm chí có thể mất màu. Ngược lại, lớp phía trên gồm benzen có màu hồng cánh sen do brom tan trong chúng. Nên có thể nói là benzen làm mất màu dung dịch brom trong nước.

Reactions: Detulynguyen

Benzen không làm mất màu dung dịch brom vì. Bài 39.1 Trang 49 Sách bài tập [SBT] Hóa học 9 – Bài 39: Benzen

39.1.   Benzen không làm mất màu dung dịch brom vì

A. benzen là chất lỏng

B. phân tử có cấu tạo vòng,

C. phân tử có 3 liên kết đôi.

Quảng cáo

D. phân tử có cấu tạo vòng, trong đó có 3 liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

Trả lời                       

Đáp án D.

04/07/2019 12,560

A. Nhóm amino [-NH2] rút điện tử làm cho anilin phản ứng thế ái điện tử xảy ra dễ dàng với nước brom [tại các vị trí orto, para] còn benzen thì không phản ứng với nước brom.

B. Benzen không hòa tan được trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào nước brom thì có sự phân lớp, benzen nằm ở lớp trên, không tiếp xúc được với brom nên không có phản ứng, còn anilin thì phản ứng được là do anilin hòa tan dễ dàng trong nước.

C. Anilin có tính bazơ nên tác dụng được với nước brom, còn benzen không phải là bazơ nên không phản ứng được.

D. Do nhóm amino đẩy điện tử vào nhân thơm khiến anilin phản ứng được với dung dịch brom, còn benzen thì không.

Đáp án chính xác

Câu hỏi trong đề:   100 câu trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Protein cơ bản !!

Đáp án D.

Benzen không làm mất màu nước brom, trong khi anilin làm mất màu nước brom nhanh chóng. Nguyên nhân là do nhóm amino đẩy điện tử vào nhân thơm khiến anilin phản ứng được với dung dịch brom, còn benzen thì không.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề