Co bao nhiêu khu kinh tê ven biê n năm 2024

Xin cho tôi hỏi có bao nhiêu loại khu kinh tế? Điều kiện thành lập khu kinh tế là gì? - Đức Phúc (Hà Nội)

Co bao nhiêu khu kinh tê ven biê n năm 2024

Có bao nhiêu loại khu kinh tế? Điều kiện thành lập khu kinh tế (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Có bao nhiêu loại khu kinh tế?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 14 quy định khu kinh tế bao gồm:

- Khu kinh tế ven biển

- Khu kinh tế cửa khẩu

- Khu kinh tế chuyên biệt

2. Điều kiện thành lập khu kinh tế

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 quy định khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Có hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Hồ sơ thành lập khu kinh tế

Theo Điều 15 quy định hồ sơ thành lập khu kinh tế bao gồm:

- Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:

+ Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;

+ Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;

+ Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 (kèm theo các tài liệu có liên quan);

+ Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;

+ Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;

+ Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.

- Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 .

4. Thủ tục thành lập khu kinh tế

Thủ tục thành lập khu kinh tế được quy định tại Điều 16 như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 , Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 , Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 , cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 16 , trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.

Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Co bao nhiêu khu kinh tê ven biê n năm 2024

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế (Ảnh minh họa)

2. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

Căn cứ Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế, chế độ pháp lý được thực hiện như sau:

- Nhà nước Việt Nam được thực hiện các quyền sau đây:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Chế độ pháp lý đối với các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế:

+ Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định đối với thềm lục địa và chế độ pháp lý của thềm lục địa (Điều 17, 18 Luật Biển Việt Nam 2012).

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Khu kinh tế ven biển có bao nhiêu?

Cho đến nay, cả nước có 18 khu kinh tế ven biển đã được thành lập. Tại Quảng Ninh, có 3 khu kinh tế ven biển được thành lập, gồm Vân Đồn, Quảng Yên và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - Hải Hà. Các khu kinh tế này làm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của một tỉnh có thể mạnh về kinh tế biển như Quảng Ninh.21 thg 8, 2023nullKhu kinh tế ven biển: Động lực phát triển bền vững ... - VietNamNetvietnamnet.vn › Kinh doanh › Đầu tưnull

Hiện cả nước có bao nhiêu khu kinh tế?

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 410 khu công nghiêp, khu kinh tế được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 120.000 ha. Hiện đã có 295 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, góp phần quan trọng thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.nullCả nước có hơn 410 khu công nghiệp, khu kinh tế được thành lậptruyenhinhthanhhoa.vn › ca-nuoc-co-hon-410-khu-cong-nghiep-khu-kinh...null

Bắc Trung Bộ có bao nhiêu khu vực kinh tế ven biển?

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển thuộc Bắc Trung Bộ là Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình).nullCăn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế ven ...khoahoc.vietjack.com › question › can-cu-vao-atlat-dia-li-viet-nam-trang-1...null

Có bao nhiêu đặc khu kinh tế ở Việt Nam?

Việt Nam hiện có 18 khu kinh tế. Những đặc khu mới trong dự án này có cơ chế chính sách quản lý riêng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và dự luật này cũng cho phép họ có thể thuê đất trong thời hạn lên tới 99 năm.nullDự án đặc khu kinh tế Việt Nam - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Dự_án_đặc_khu_kinh_tế_Việt_Namnull