Cổ phiếu vinamilk giá bao nhiêu

Trong bối cảnh thị trường liên tục sụt giảm mạnh và có thời điểm xuống dưới mốc 1.000 điểm, cổ phiếu Vinamilk (VNM) vẫn tăng gần 15% trong 1 tháng qua, giá trị vốn hóa tương ứng tăng thêm 21.500 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNM vượt đỉnh 9 tháng, vượt mức 80.000 đồng/cp

Thị trường chứng khoán khởi đầu tháng 11 đầy hưng phấn với sắc xanh bao trùm phủ rộng trên nhiều nhóm ngành. VN-Index tăng ... với động lực lớn từ các Bluechips trong đó nổi bật là VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Cổ phiếu này bứt phá từ đầu phiên qua đó tạm kết phiên sáng với mức tăng 3,6% lên 81.300 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng hơn 9 tháng kể từ giữa tháng 1/2022. Đà tăng mạnh đưa VNM trở thành cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào VN-Index phiên sáng 1/11 với 1,5 điểm, bỏ xa những cái tên xếp sau.

Cổ phiếu vinamilk giá bao nhiêu

Thời gian gần đây, nhà đầu tư cũng đã không còn xa lạ với việc cổ phiếu VNM thường xuyên đóng vai trò dẫn dắt, thậm chí ngược dòng ngoạn mục để “gánh” chỉ số. Trong bối cảnh thị trường liên tục sụt giảm mạnh và có thời điểm xuống dưới mốc 1.000 điểm, VNM vẫn tăng gần 15% trong 1 tháng qua. Giá trị vốn hóa tương ứng tăng thêm 21.500 tỷ đồng kể từ đầu tháng 10, đạt xấp xỉ 170.000 tỷ đồng và nằm trong top các doanh nghiệp giá trị nhất toàn sàn chứng khoán. Ngoài ra, VNM còn là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất thị trường trong tháng 10 với giá trị hơn 880 tỷ đồng.

Cổ phiếu vinamilk giá bao nhiêu

Đà tăng của cổ phiếu được hỗ trợ tích cực bởi kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm. Cụ thể, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu quý 3 đạt 16.094 tỷ đồng, ổn định so với mức cao cùng kỳ. Thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.304 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt 1.117 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 26,1% so với cùng kỳ.

Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.363 tỷ đồng, tăng 10,5% so với quý trước và là mức cao nhất trong 4 quý gần đây. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinamilk hoàn thành 70% kế hoạch năm với tổng doanh thu đạt 44.994 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 6.748 tỷ đồng, tương đương EPS 2.835 đồng .

Kết quả kinh doanh khởi sắc được củng cố nhờ mức tiêu dùng ngành sữa ổn định trở lại và các kênh phân phối đều hoạt động hiệu quả. Đồng thời, Vinamilk cũng đang triển khai nhiều dự án tái định vị, tái cấu trúc mạnh mẽ để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và tối đa hóa các lợi thế sẵn có về thương hiệu, quy mô kinh tế, sức mạnh tài chính trong bối cảnh môi trường cạnh tranh tăng cao.

Tích cực nâng cao năng lực sản xuất

Vinamilk hiện là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm hơn 55% cùng hơn 250 mặt hàng và hệ thống phân phối khắp cả nước. Bên cạnh đó, Vinamilk còn dẫn đầu trên nhiều mặt như vốn hóa lớn nhất, thương hiệu giá trị nhất, hệ thống phân phối lớn nhất, doanh nghiệp đầu tiên có trang trại sữa hữu cơ, sở hữu hai siêu nhà máy sữa.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao trong ngành sữa, Vinamilk đang không ngừng mở rộng quy mô, tăng cường tìm kiếm thêm các động lực tăng trưởng mới. Công ty đang tích cực đẩy mạnh nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa chuỗi nguyên vật liệu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Những dự án lớn như Nhà máy sữa Hưng Yên, Thiên đường sữa Mộc Châu, và các dự án mở rộng các nhà máy hiện hữu sẽ góp phần lớn vào việc cải thiện khả năng sản xuất của Vinamilk.

Theo báo cáo của Brand Finance,Vinamilk được định giá 2,814 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021, trở thành là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”. Đặc biệt, Vinamilk đã vượt qua 2 thương hiệu lớn khác để dành vị trí thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu.

Vinamilk cũng được Forbes Việt Nam dẫn đầu Top 25 thương hiệu thực phẩm và đồ uống năm nay. "Ông lớn ngành sữa” này cũng là doanh nghiệp duy nhất trong danh sách được định giá "tỷ đô”, và chiếm đến 60% tổng giá trị thương hiệu trong Top 25.

Cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hôm nay chốt phiên với mức tăng 2,5%, đứng đầu biên độ điều chỉnh giá trong rổ VN30 và nằm trong nhóm những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index. Đây là phiên tăng thứ 7 trong số 10 phiên giao dịch gần nhất.

Khối lượng khớp lệnh đạt 5,44 triệu cổ phiếu, tương ứng 421 tỷ đồng – cũng là mức cao nhất từ đầu tháng 4 đến nay.

So với đáy ngắn hạn được thiết lập cách đây hai tháng, thị giá VNM đã tăng 24%. Dù vậy, mức giá này vẫn đang thấp hơn khuyến nghị của nhiều công ty chứng khoán. Công ty Chứng khoán SSI giữa tháng này khuyến nghị giá mục tiêu là 80.000 đồng, còn Chứng khoán Bảo Việt kỳ vọng cổ phiếu này lên đến 83.000 đồng. Nhu cầu tiêu dùng hồi phục, xu hướng giá sữa bột giảm cộng thêm chu kỳ giảm lợi nhuận đã chạm đáy vào quý II được các nhóm phân tích dự báo là những yếu tố tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Chuỗi hồi phục gần đây đưa Vinamilk lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán TP HCM với 162.000 tỷ đồng, sau VCB, VHM, VIC, GAS và BID. Trước đó, cổ phiếu này từng ra khỏi nhóm 10 doanh nghiệp dẫn đầu khi vốn hoá chỉ còn 130.000 tỷ đồng vì giá liên tục giảm.

Tại phiên họp thường niên cuối tháng 4, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk – nhận định có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu. Ban lãnh đạo không có ý định mua cổ phiếu quỹ để cứu giá mà chỉ tập trung dẫn dắt công ty phát triển bền vững, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Năm nay Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 64.070 tỷ đồng và lãi trước thuế 12.000 tỷ đồng. Công ty đã thu 28.800 tỷ đồng và lãi hơn 5.340 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tức hoàn thành khoảng 45% kế hoạch.