Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Đường hô hấp trên ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi; làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên

Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang

Nhu mô phổi trao đổi không khí cho cơ thể: O2 được đưa vào cơ thể và CO2 được đào thải ra ngoài

III. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh hô hấp

1. Triệu chứng toàn thân:

  1. Sốt: là dấu hiệu cho thấy đã có bệnh lý viêm nhiễm nào đó xảy ra trong cơ thể
  1. Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, chán ăn

2. Triệu chứng gợi ý tổn thương bộ máy hô hấp

  1. Tổn thương đường hô hấp trên:
  • Triệu chứng mũi: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Triệu chứng xoang: nhức đầu, nhức trán, chảy nước mũi mủ, đau răng
  • Triệu chứng hầu họng: đau họng, rát họng, ngứa họng, ho khan
  1. Tổn thương đường hô hấp dưới:
  • Triệu chứng thanh quản: khàn giọng, khó nói
  • Triệu chứng phế quản: ho khan, hay ho đàm, nặng tức ngực
  • Triệu chứng tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít
  1. Tổn thương nhu mô phổi:

Khó thở, đau ngực khi hít sâu vào, ho khạc đàm, ho ra máu

Các bệnh lý hô hấp thường gặp sẽ lần lượt được trình bày trong chuyên mục Các bệnh lý hô hấp thường gặp bao gồm:

  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Viêm phổi
  • Viêm mũi dị ứng
  • Trào ngược dạ dày thanh quản
  • Viêm phế quản cấp
  • Giãn phế quản
  • Tràn dịch màng phổi
  • Xơ phổi
  • Ung thư phế quản
  • Tâm phế mạn
  • Lao
  • Lao sơ nhiễm
  • Lao hạch
  • Lao vú
  • Lao kháng thuốc
  • Cúm
  • Nghiện thuốc lá
  • Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
  • Hội chứng chân không yên
  • Chứng ngủ ngày quá mức

IV. Các biện pháp điều trị bệnh lý hô hấp thông thường

Các biện pháp điều trị bệnh hô hấp thông thường sẽ lần lượt được trình bày lồng ghép trong các bài viết trên chuyên mục Các bệnh lý hô hấp thường gặp của trang web này

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.

Cơ quan hô hấp[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024
Hệ hô hấp

Cơ quan hô hấp được sử dụng bởi hầu hết, hoặc tất cả các loài Động vật để chuyển đổi loại khí cần thiết cho cuộc sống (được gọi là sự hô hấp). Những cơ quan đó tồn tại dưới nhiều hình thức như:

Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản là nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ

Hai lá phổi

Lá phổi phải có 3 thùy

Lá phổi trái có 2 thùy

- Bao ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch

- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc

Việc hiểu về chức năng và cấu tạo của hệ hô hấp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của từng bộ phận, cùng cách nhận biết các bệnh thường gặp thuộc đường hô hấp. Từ đó có cách phòng, chữa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.

Cấu tạo của hệ hô hấp

Hệ thống hô hấp của con người là cơ quan đảm nhiệm chức năng lưu thông và trao đổi không khí, bao gồm toàn bộ đường hô hấp và 2 lá phổi, được tính từ mũi đến tận các phế nang. Trong đó đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (lấy lắp thanh quản làm ranh giới), có cấu tạo và đảm nhiệm những chức năng khác nhau.

  • Hô hấp trên (trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.

Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

  • Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…

Nhiệm vụ: Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

(Theo Wikipedia)

Do đó, mỗi bộ phận của hệ hô hấp đều có những chức năng nhất định.

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Giải phẫu hệ hô hấp

Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp

Mũi

Là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào phổi. Ba phần hợp nên mũi là mũi ngoài, ổ mũi và các xoang cạnh mũi:

  • Mũi ngoài là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt, mũi ngoài gồm 1 khung xương-sụn được phủ bằng ở mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong.
  • Ổ mũi được vách mũi chia dọc thành 2 ngăn, mỗi ngăn mở thông ra mặt tại lỗ mũi trước, liên tiếp với tỵ hầu qua lỗ mũi sau và có 4 thành. Phần trước của mỗi ngăn ổ mũi là tiền đình mũi, da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến nhầy để cản bụi.
  • Các xoang cạnh mũi: là các hốc ở trong các xương xung quanh ổ mũi bao gồm xoang hàm trên, xoang trán, xoang bướm và các tiểu xoang sàng. Chúng mở vào ổ mũi, được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.

Chức năng của mũi: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác. Ngoài ra, mũi cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong cơ chế phát âm.

Những bệnh thường gặp: Viêm xoang , viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, lệch vách ngăn mũi,…

Hầu – họng

Vị trí, cấu tạo của hầu - họng

Hầu là một ống cơ - sợi được phủ bởi niêm mạc, dài chừng 12-14cm, đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản. Hầu nằm trước cột sống cổ, nó mở thông ở phía trước vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản, được phân chia thành 3 phần ứng với các ổ này: phần mũi, phần miệng và phần thanh quản.

  • Phần mũi (tỵ hầu): là phần cao nhất, liên tiếp với lỗ mũi sau, trên nóc có amidan vòm, hai thành bên có loa vòi Eustachi thông lên hòm nhĩ và hố Rosenmuler.
  • Phần miệng (khẩu hầu): phía trên thông với họng mũi, phía dưới thông với họng thanh quản, phía trước mở thông với khoang miệng. Thành sau của khẩu hầu liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng
  • Phần thanh quản (thanh hầu): giới hạn từ ngang tầm xương móng đến miệng thực quản, có hình như cái phễu với miệng mở to, thông với khẩu hầu, đáy phễu là miệng thực quản.

Ngoài ra, quanh hầu còn có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer.

Họng là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính - nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh.

Chức năng của hầu - họng

  • Chức năng nuốt: sau khi thức ăn được nhai và nhào trộn ở khoang miệng, sẽ được đẩy vào họng hầu để thực hiện quá trình nuốt, đưa thức ăn xuống miệng thực quản.
  • Chức năng bảo vệ cơ thể: vòng bạch huyết Waldeyer quanh hầu là một cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể.
  • Ngoài ra, hầu còn có vai trò trong quá trình thở, phát âm và cảm nhận vị giác của cơ thể.

Những bệnh thường gặp: Viêm họng

Hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Thông thường bệnh viêm họng sẽ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính.

Trong đó, viêm họng cấp còn được chia làm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Còn với viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng thể teo, viêm họng quá phát và viêm họng hạt.

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Giải phẫu hầu – họng

Thanh quản

Vị trí của thanh quản

Là phần đường dẫn khí nằm giữa hầu và khí quản, nằm lộ ở phần trước cổ, đối diện với các đốt sống cổ III, IV, V và VI. Thanh quản được cấu tạo bởi những sụn nối với nhau bằng các dây chằng và các màng; khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.

Khung sụn:

  • Sụn thượng thiệt hay còn gọi là sụn nắp thanh quản, nằm cao phía trước lỗ trên của thanh quản, là sụn đơn, hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa 2 mảnh sụn giáp, khi hạ xuống sẽ đậy thanh quản lại.
  • Sụn giáp: là sụn đơn gần giống quyển sách mở ra sau, phía trên có sụn nắp thanh quản.
  • Sụn nhẫn: là 1 sụn đơn, hình nhẫn, nằm dưới sụn giáp.
  • Sụn phễu: bao gồm 2 sụn, nằm ở bờ trên mảnh sụn nhẫn. Ngoài ra còn có sụn sừng là đôi sụn nhỏ nằm ở đỉnh 2 sụn phễu.

Các cơ thanh quản: bao gồm 3 nhóm cơ chính:

  • Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ phễu nắp thanh hầu, cơ phễu ngang và chéo, cơ giáp phễu, cơ nhẫn phễu bên.
  • Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ giáp nắp thanh hầu, cơ nhẫn phễu sau.
  • Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ thanh âm, cơ nhẫn giáp.

Chức năng

Thanh quản có tác dụng chính là phát âm. Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh. Ngoài ra, thanh quản và các sụn, cơ nội tại của nó còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế ho và nấc. Ngoài ra, thanh quản và các sụn, cơ nội tại của nó còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế ho và nấc.

Nguyên nhân của ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn đóng bất thì lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi.

Nấc là phản xạ hít vào trong đó 1 lượng gắn âm kiểu hít vào được phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.

Những bệnh thường gặp

Viêm thanh quản, sơ dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Giải phẫu thanh quản

Các màng và dây chằng

Màng giáp móng nối sụn giáp với xương móng; màng giáp nhẫn nối sụn giáp với sụn nhẫn; dây chằng nhẫn-phễu nối sụn nhẫn với sụn phễu.

Cấu trúc trong của thanh quản được lát bằng các tế bào biểu mô trụ, đi từ bờ tự do dây thanh là tế bào malpighi

Khí quản

Vị trí của khí quản

Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

Chức năng của khí quản

Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

Những bệnh thường gặp ở khí quản

Bao gồm Chít hẹp khí quản, chèn ép khí quản do khối u khí quản,…

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024
Giải phẫu khí quản

Phế quản

Vị trí của Phế quản

Được chia làm 2 bên:

- Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.

- Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.

Chức năng của phế quản

Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.

Những bệnh thường gặp

Viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản u phế quản,…

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Giải phẫu phế quản và phổi

Phổi

Vị trí của Phổi

Phổi nằm trong lồng ngực cả ở bên phải và bên trái. Nhìn từ phía trước, phổi kéo dài từ phía trên xương đòn (xương quai xanh) ở phía trên ngực cho đến phía dưới của xương sườn số 6. Từ phía sau, phổi kết thúc ở khoảng xương sườn số 10. Màng phổi (lớp màng bao phủ cả hai lá phổi) có thể kéo dài xuống đến xương sườn số 12. Từ trước ra sau, hai lá phổi lấp đầy khoang ngực nhưng được chia tách ra bởi quả tim nằm ở giữa hai lá phổi.

Không khí đi vào qua ngã mũi, qua đường hầu họng (cổ họng) và thanh quản và sau đó xuống khí quản. Khí quản sau đó lại phân ra hai phần gọi là phế quản chính (bronchi). Phế quản chính phải cung cấp không khí đến lá phổi phải. Còn phế quản chính trái cung cấp khí đến lá phổi trái. Các phế quản chính này lại tiếp tục phân chia thành các nhánh nhỏ hơn. Cuối cùng, phế quản phân chia thành các tiểu phế quản (là các ống dẫn khí nhỏ nhất trong phổi). Có thể tưởng tượng hệ thống ống dẫn khí này giống như hình ảnh một cái cây lật ngược lại vậy. Trong đó khí quản là thân cây, còn các cuống phổi, tiểu phế quản là các cành, nhánh.

Ở phần tận cùng của các tiểu phế quản là các phế nang. Phế nang là những túi khí nhỏ xíu được lót bởi một lớp tế bào rất mỏng. Tuy nhiên chúng lại được cung cấp lượng máu rất nhiều. Và nơi đây, tại những phế nang nhỏ này là nơi mà khí oxy được hấp thụ vào máu còn khí carbonic (CO2) được thải ra ngoài khỏi máu.

Phổi được phân ra thành nhiều phần khác nhau thông qua các rãnh liên thùy. Các rãnh liên thùy này là ranh giới phân chia nhu mô phổi thành các thùy phổi. Lá phổi phải có ba thùy, được gọi là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Lá phổi trái chỉ có hai thùy, là thùy trên và thùy dưới.

Cơ quan hô hấp gồm bao nhiêu bộ phận năm 2024

Cấu tạo - Chức năng phổi

Chức năng

Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng. Phổi cũng giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Những vai trò khác được đảm nhiệm bởi phổi có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh độ pH máu (khi máu nhiễm toan hoặc kiềm) bằng cách gia tăng hoặc làm giảm lượng CO2
  • Lọc các cục máu đông nhỏ được hình thành trong tĩnh mạch
  • Lọc các bóng khí có thể xuất hiện trong máu
  • Chuyển hóa một loại chất hóa học trong máu với tên gọi angiotensin I thành angiotensin II, vốn rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Nguyên lý hoạt động của phổi và động tác hít thở

Hít thở hay còn được gọi là quá trình hô hấp. Đó là quá trình để không khí có thể đi vào trong phổi dựa trên sự chênh lệch về áp suất không khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Không khí về bản chất gồm nhiều các hạt phân tử nhỏ, bao gồm cả oxy.

Giả dụ nếu các hạt phân tử này được tập trung vào hết trong một chiếc bình, chúng sẽ tạo một lực đẩy lên thành bình. “Lực đẩy” này chính là thứ mà chúng ta gọi là “áp suất”. Nếu như kích thước của bình và khối lượng khí không thay đổi, áp suất trong bình sẽ không thay đổi. Áp suất trong bình có thể thay đổi nếu kích thước của bình phình to ra trong khi khối lượng không khí không thay đổi, lúc này áp suất sẽ giảm. Lý do là bởi số hạt phân tử bên trong bình ít hơn ở bên ngoài. Khi mở nắp bình, không khí sẽ tràn vào, làm cho áp suất trong bình cân bằng với bên ngoài.

Quá trình trao đổi không khí sạch vào phổi cũng diễn ra với nguyên lý tương tự. Để có thể hít khí vào, phổi phải lớn hơn. Điều này làm giảm áp suất trong phổi so với môi trường bên ngoài. Không khí sẽ tràn vào phổi để làm cho áp suất cân bằng- đó là chính là hít vào.

Kích thước của phổi thay đổi tùy thuộc vào cách mà bạn huy động nó. Cơ thể chúng ta có một nhóm các cơ đặc biệt để giúp cho phổi gia tăng kích thước. Một trong những cơ ảnh hưởng chính đến quá trình hô hấp đó là cơ hoành. Cơ hoành được tìm thấy ở ngay phía dưới phổi và có hình dạng giống mái vòm. Khi cơ này co lại (bó chặt hơn), nó phẳng hơn và làm cho phổi gia tăng kích thước. Trong quá trình vận động, cơ hoành phẳng hơn so với khi nghỉ ngơi. Điều này giúp cho phổi nở lớn hơn và nhiều không khí đi vào hơn.

Quá trình thở ra về cơ bản là ngược lại với quá trình hít vào, ngoại trừ việc đây thường là quá trình thụ động. Có nghĩa là không cần đến sự co thắt của các cơ. Quá trình thở ra cũng phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp này, áp suất ở trong phổi lớn hơn ở bên ngoài, làm cho không khí bị đẩy ra.

Phổi tiếp nhận máu đã bị khử oxy (thiếu oxy) từ tim thông qua các mạch máu gọi là động mạch phổi. Máu bị khử oxy đươc đưa đến các phế nang. Tại đây, oxy trong không khí đã được dẫn vào thông qua các phế quản và tiểu phế quản sẽ đi qua lớp màng tế bào mỏng trong phế nang. Một chất hóa học trong máu với tên gọi là haemoglobin, có ái lực cao với oxy, haemoglobin liên kết chặt chẽ với oxy trong tế bào hồng cầu, cho phép vận chuyển oxy đi theo mạch máu. Cùng lúc oxy được vận chuyển đi, thì CO2 bị thải ra ngoài máu để vào phế nang, và được thở ra ngoài.

Khi máu đi qua phổi và được cung cấp oxy, nó được là gọi là máu giàu oxy (máu đỏ). Máu này sẽ quay trở lại tim thông qua các tĩnh mạch phổi. Tại đây, máu giàu oxy sẽ được bơm đi khắp cơ thể. Oxy được vận chuyển nhờ các tế bào hồng cầu sẽ được các tế bào trong cơ thể sử dụng.

Nhịp thở cơ bản được điều khiển bởi bộ não. Chính xác là một phần của não bộ, gọi là thân não (brain stem). Tại đây có một vùng đặc biệt, dành riêng để duy trì nhịp thở. Các tế bào thần kinh tại khu vực này tạo ra các xung điện. Những xung điện đó điều khiển quá trình co thắt của cơ hoành và các nhóm cơ khác liên quan đến hô hấp. Tất cả những việc này đều được thực hiện không tự ý. Tuy nhiên, những phần khác của não bộ có thể tạm quyền của thân não một cách tạm thời. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể sử dụng ý thức để giữ hơi thở (ngừng hít thở) hoặc thay đổi nhịp thở.

Trong khi bộ não điều khiển nhịp thở cơ bản, nó cũng tiếp nhận các thông tin từ cảm thụ quan trên khắp cơ thể. Các cảm thụ quan này chính là các tế bào thần kinh, cung cấp thông tin ảnh hưởng tần số và độ sâu của hơi thở. Những cảm thụ quan chính sẽ theo dõi nồng độ CO2 trong máu. Khi nồng độ này tăng lên, cảm thụ quan sẽ gửi xung điện đến não bộ. Xung điện này sẽ khiến não bộ gửi thêm nhiều tín hiệu điện đến các nhóm cơ liên quan đến hít thở. Hơi thở sẽ sâu và nhanh hơn, giúp thải ra nhiều CO2 hơn. Khi đó nồng độ CO2 trong máu giảm xuống, các cảm thụ quan sẽ ngừng gửi tín hiệu về não bộ.

Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.