Mục đích của bảo đảm ưu đãi và hỗ trợ đầu tư là gì

Quy định về bảo đảm đầu tư

  • 1. Cam kết nhà nước về đầu tư
  • 2. Biện pháp bảo đảm đầu tư
  • 3. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư
  • 4. Hồ sơ
  • 5. Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

1. Cam kết nhà nước về đầu tư

Những cam kết của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nhằm tạo sự an toàn về mặt pháp lí đối với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư khi họ tyến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm:

1. Bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản và vốn đầu tư: Nhà nước không quốc hữu hóa, không tịch thu bằng biện pháp hành chính vốn và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Trong trường hợp cấp thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được bồi thường theo thời giá thị trường và nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp;

2. Bảo đảm giải quyết thỏa đáng quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của họ;

3.Bảo đảm quyền tự do sử dụng lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sau khi hoàn tất các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài lợi nhuận, vốn đầu tư và các khoản thanh toán khác;

Bảo đảm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư.

2. Biện pháp bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm:

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản:

- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bảo đảm về chuyển lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài

Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam, thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài những tài sản như vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh, tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư

Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về điều kiện kinh doanh; ngành, nghề và điều kiện tiếp cận trị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm đầu tư kinh doanh; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư; hoạt động đầu tư ra nước ngoài; xúc tiến đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.

Trong đó, về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, Nghị định nêu rõ, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.

Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định nêu trên gồm:

+ Ưu đãi được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật [*].

+ Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp [*] nêu trên.

Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư [nếu có].

Văn bản đề nghị gồm các nội dung: Tên và địa chỉ của nhà đầu tư; ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi [nếu có]; nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định nêu trên; đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định.

Về bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư, Nghị định quy định: căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư theo quy định nêu trên được xem xét áp dụng theo các hình thức: Hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ; các hình thức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh: như không buộc nhà đầu tư phải ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xuất nhập khẩu hàng hóa với tỷ lệ nhất định hay đặt trụ sở tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước…

Ngoài ra, đối với những dự án quan trọng: Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư.

3. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

- Bước 1: Nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật đầu tư tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.

- Bước 2: Ban quản lý quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư và chuyển kết quả cho Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Bước 3: Ban Quản lý chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;

- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định.

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

4. Hồ sơ

Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm các nội dung sau: + Tên và địa chỉ của nhà đầu tư; + Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi [nếu có]; + Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư; + Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.

Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư [nếu có một trong các loại giấy tờ đó].

5. Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại [hoặc địa chỉ thư tín] của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề