Con đường trở thành một kiểm toán viên năm 2024

Kiểm toán viên là một ngành nghề quan trọng và đầy thách thức, đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính của các tổ chức và doanh nghiệp.

Lựa chọn trở thành một kiểm toán viên sẽ mang đến cho bạn những cơ hội thăng tiến không ngừng trong sự nghiệp của mình nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thách thức.

Buổi workshop với chủ đề “Con đường nghề nghiệp của kiểm toán viên” do

\> Mr. Lê Quốc Hiếu – Sáng lập viên kiêm Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Việt Úc

chia sẻ là một cơ hội thú vị để các bạn sinh viên chuyên ngành Kiểm toán có cơ hội khám phá và lắng nghe những chia sẻ thực tế về sự phát triển và thành công trong lĩnh vực này.

Trong buổi nói chuyện này, chúng ta sẽ được nghe chia sẻ về những bước đầu trên con đường nghề nghiệp của kiểm toán viên, những khó khăn họ đã trải qua và cách họ đã vượt qua chúng. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về các xu hướng mới trong lĩnh vực kiểm toán, các kỹ năng cần thiết để thành công, và cách để phát triển sự nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi.

Đến với Workshop “Con đường nghề nghiệp của kiểm toán viên” bạn cũng có cơ hội giao lưu, đặt câu hỏi và nhận những phần quà hấp dẫn từ các mini game của chương trình.

Không thể phủ nhận lộ trình thăng tiến cụ thể trong công việc luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn ứng tuyển vào các vị trí việc làm của mỗi người. Một lộ trình rõ ràng sẽ giúp mỗi cá nhân đề ra mục tiêu và có động lực phấn đấu, cũng như gắn bó lâu dài với công việc. Tuy nhiên, không phải bất kì ngành nghề nào cũng có thể đưa ra lộ trình cụ thể như vậy. Song nếu bạn theo đuổi sự nghiệp Kiểm toán viên độc lập thì bạn đang sở hữu một lộ trình thăng tiến rõ ràng mà ai ai cũng hằng ao ước.

Trong bài viết này, từng nấc thang dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về cơ hội việc làm cũng như lộ trình thăng tiến Kiểm toán viên độc lập

1. Thực tập sinh [Intern]

Đây là vị trí đầu tiên trong con đường theo đuổi sự nghiệp Kiểm toán độc lập của bạn. Sau khi trải qua quy trình tuyển dụng khắt khe, các ứng viên tốt nhất sẽ được chọn vào làm thực tập sinh.

Thực tập sinh [Intern] sẽ được giao kiểm tra và so sánh những tài khoản đơn giản trên báo cáo tài chính và thường sẽ không đưa ra bất kì nhận xét hoặc ý kiến nào [analytical procedures]. Những tài khoản này thường phi rủi ro hoặc có rủi ro rất thấp và có thể kiểm toán bằng những thủ tục đơn giản. Chúng bao gồm, tài khoản tiền, thủ tục kiểm kê tài sản.

2. Trợ Lý Kiểm Toán [Junior/Assistant]

Sau khi vượt qua được đợt tuyển dụng Fresh hoặc hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình, các bạn chính thức nhận được offer cho vị trí Trợ lý Kiểm toán. Junior/Associate là người phụ trách hướng dẫn thực tập sinh hoàn thành công việc và chịu trách nhiệm trước Senior về kết quả của những phần hành được phân công trực tiếp hoặc hướng dẫn cho thực tập sinh.

3. Trưởng Nhóm Kiểm Toán [Senior]

Sau 2 - 3 năm, nếu bạn có năng lực và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Trưởng nhóm Kiểm toán [Senior].

Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Bên cạnh việc dẫn dắt team, trưởng nhóm còn phải hỗ trợ cho Chủ nhiệm Kiểm toán.

4. Chủ Nhiệm Kiểm Toán [Manager]

Sau 6 – 7 năm, nếu bạn vẫn còn gắn bó với Công ty và được đánh giá tốt, bạn sẽ trở thành Chủ nhiệm Kiểm toán. Manager có trách nhiệm điều hành cả một cuộc kiểm toán lớn và giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình.

Ở vị trí này, bạn cần phối hợp công việc với các trưởng nhóm. Đồng thời, làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

5. Giám Đốc Kiểm Toán [Director]

Nếu thời gian theo nghề đủ lâu, 8 - 10 năm, đồng thời được đánh giá cao về cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, bạn sẽ trở thành Giám đốc Kiểm toán. Director có trách nhiệm giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới.

Ở vị trí này, bạn cần có khả năng quản lý ngân sách để đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận và liên tục đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường.

6. Chủ Phần Hùn Kiểm Toán [Partner]

Cuối cùng và quyền lực nhất chính là vị trí Chủ phần hùn Kiểm toán [Partner]. Đây là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán.

Công việc chính của Partner là phát triển và duy trì khách hàng. Về pháp lý, Partner có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.

Qua những thông tin BISC vừa chia sẻ, hy vọng các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp của Kiểm toán viên độc lập. Chúc các bạn sớm ngày thành công chinh phục từng đỉnh cao trong sự nghiệp của mình!

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Khi đó, kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

2. Tiêu chuẩn kiểm toán viên

Để trở thành một kiểm toán viên, cá nhân phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn được quy định như trên thì được công nhận là kiểm toán viên.

3. Đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập 2011, người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:

- Là kiểm toán viên;

- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên;

- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

Trong trường hợp, người có đủ các điều kiện quy định trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Các trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Cụ thể tại Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011, những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

- Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

- Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

5. Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề

5.1. Quyền của kiểm toán viên hành nghề

Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền được quy định tại Điều 17 Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:

- Hành nghề kiểm toán theo quy định Luật Kiểm toán độc lập 2011;

- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán;

- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

- Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề

Theo Điều 18 Luật Kiểm toán độc lập 2011, khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

- Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;

- Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;

- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;

- Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;

- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tuân thủ quy định Luật Kiểm toán độc lập 2011 và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;

- Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề