Cồn nguyên chất bao nhiêu độ

CDC khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng và nước bất cứ khi nào có thể để làm giảm tất cả các loại vi khuẩn cũng như chất bẩn trên bàn tay. Nhưng nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn với ít nhất 60% cồn để tránh mắc bệnh hoặc lây truyền mầm bệnh cho người khác.

  • Nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn tay có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay một cách nhanh chóng, nhưng không thể loại bỏ được tất cả các mầm bệnh.

Chính vì vậy mà xà phòng và nước được xem là hiệu quả hơn tất cả các dung dịch rửa tay sát khuẩn để tiêu diệt một số loại virus, như Cryptosporidium, norovirus và Clostridium difficile. Mặc dù dung dịch sát khuẩn y tế chứa cồn có thể vô hiệu hóa nhiều loại vi khuẩn khi được sử dụng đúng, nhưng hầu hết mọi người đã dùng không đủ hoặc vô tình lau sạch trước khi chúng khô hoàn toàn.

  • Dung dịch rửa tay sát khuẩn cũng sẽ không hiệu quả nếu như tay bị bẩn hoặc dính dầu nhờn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất khử trùng tay hoạt động tốt trong môi trường lâm sàng như bệnh viện - nơi tay tiếp xúc với vi trùng nhưng không dính nhiều dầu nhờn. Một số dữ liệu cũng cho thấy chất khử trùng tay có thể phát huy hiệu quả cao đối với một vài mầm bệnh nếu tay không quá bẩn. Tuy nhiên, bàn tay của bạn rất dễ bị đổ dầu nhờn hoặc dính bẩn khi sinh hoạt trong cộng đồng, chẳng hạn sau khi tiếp xúc với thực phẩm, chơi thể thao, làm vườn hoặc đi cắm trại, câu cá. Khi tay bị dính nhiều dầu nhờn và chất bẩn hữu cơ, dung dịch sát khuẩn tay sẽ không hoạt động tốt. Vì thế nên ưu tiên rửa tay bằng xà phòng và nước trong những trường hợp này.

  • Dung dịch rửa tay sát khuẩn có thể không loại bỏ được các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.

Một vài nghiên cứu cho thấy nước rửa tay khô dường như không thể làm bất hoạt nhiều loại hóa chất gây hại. Thậm chí có trường hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn tay lại làm tăng mức độ nhiễm hóa chất độc hại trong cơ thể. Do đó nếu đã chạm tay vào hoá chất độc gây hại, hãy rửa tay cẩn thận lại với xà phòng và nước sạch.

Cồn y tế 70 độ được dùng để sát trùng da, sát trùng một số dụng cụ y tế được dùng phổ biến. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng cồn để rửa vết thương hở, vết bỏng nặng.

Cồn y tế hay còn được gọi là cồn ethanol, có công thức hóa học là C2H6O hoặc C2H5OH. Cồn 70 độ được bào chế ở dạng dung dịch, được đóng chai với các thể tích khác nhau, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, chai có hàm lượng: 30ml, 50ml, 60ml, 100ml, 500ml,.

Cồn y tế có thể được pha với các nồng độ khác nhau từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì dạng nồng độ cồn 70% là có khả năng sát khuẩn tốt nhất.

Tỉ lệ 7:3 của cồn y tế 70 độ đã được nghiên cứu cho thấy tối ưu khả năng sát khuẩn, khi hàm lượng này đủ để giữ cồn ở lại da lâu để sát khuẩn. Cồn 90 độ do có tỷ lệ nước thấp, nên bay hơi nhanh. Tuy có nồng độ cồn cao hơn nhưng cồn 90 độ sát khuẩn không tốt bằng cồn 70% và lại dễ gây kích ứng da, nóng rát.

Cơ chế hoạt động của cồn sát khuẩn là gây biến tính protein của vi sinh vật và diệt khuẩn, nấm và siêu vi nhưng nó không có tác dụng trên bào tử. Cồn nồng độ cao hơn tuy rằng cũng làm biến tính protein vi khuẩn nhưng nó lại vô tình tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Mặt khác, nồng độ cồn cao hơn sẽ dễ bay hơi hơn nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát khuẩn.

Theo các bác sĩ, đa số các loại nước rửa tay nhanh trên thị trường hiện nay đều sử dụng cồn có nồng độ từ 70% - 75%. Đối với người trưởng thành có thể sử dụng cồn y tế 70 độ để sát khuẩn tay nhanh khi cần đều được. Riêng trẻ em dưới 2 tháng tuổi không nên sử dụng các loại cồn rửa tay có chứa Chlorhexidine.

Chỉ định và cách sử dụng của cồn 70 độ gồm có:

  • Vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ y tế.
  • Sát trùng vết thương: Tẩm cồn vào bông sau đó bôi lên vùng cần sát trùng.
  • Sát trùng dụng cụ y tế: Tẩm cồn vào bông sau đó xoa lên dụng cụ y tế hoặc ngâm dụng cụ y tế trong dung dịch cồn 70 độ.
  • Đốt tạo nhiệt: Đổ cồn ra dụng cụ kim loại sau đó mới châm lửa, không đổ cồn trực tiếp vào ngọn lửa đang cháy để tránh bị bỏng và hỏa hoạn.

Một số lưu ý khi sử dụng cồn 70 độ rửa tay:

  • Chỉ sử dụng cồn 70 độ để sát trùng ngoài da.
  • Không để cồn tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.
  • Không được pha cồn y tế để uống.
  • Khi phải tiếp xúc với hơi cồn y tế cần phải đeo khẩu trang y tế.
  • Khi cồn y tế dính vào mắt phải rửa mắt ngay lập tức bằng nước sạch.
  • Khi nuốt phải cồn y tế không được gây nôn mà cần phải uống ngay nước lọc và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Cần thận trọng khi sử dụng cồn y tế 70 độ để sát khuẩn vết thương, không nên dùng cồn 70 độ bôi vào vết thương hở hay vết bỏng nặng. Bởi đối với da nguyên vẹn, da lành, thì cồn 70 độ là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn nên nó được sử dụng để làm sạch ở vị trí da sẽ thực hiện thủ thuật (như tiêm, chích, rạch...), hoặc vùng da trước khi phẫu thuật.

Đối với vết thương chảy máu hay còn được gọi là vết thương hở như là những vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc vết xây xát nhẹ trên da nếu sử dụng cồn 70 độ để vệ sinh thì ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thì nó cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là cả các mô mới lành làm cho vết thương lâu lành hơn.

Vì vậy, nếu bạn bị một vết thương hở, như đứt tay hay bị ngã gây trầy xước da nặng thì tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương rồi sau đó băng lại. Trước khi băng bó bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh chứa bacitracin hay neomycin để bôi lên bề mặt vết thương giúp khi gỡ băng ra sẽ không gây đau.