Công khai minh bạch trách nhiệm giải trình là gì năm 2024

Chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; bà Ramlay Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam.

Những năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, lĩnh vực tư pháp nói riêng, qua đó góp phần từng bước củng cố niềm tin của người dân vào các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp. Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 đặt ra yêu cầu kết hợp chặt chẽ, hiệu quả cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, trước yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp là cần thiết.

Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã phân tích, so sánh pháp luật về bảo đảm liêm chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp tại một số quốc gia như Thụy Điển, Singapore, New Zealand; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đại biểu tham dự cũng đã có những ý kiến tham luận nhằm làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp tại Việt Nam; qua đó có những đề xuất, khuyến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, liêm chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm soát quyền lực trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và được coi là những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện cho người dân và cả xã hội tham gia giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thông qua việc công khai, minh bạch và giải trình về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân và xã hội chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đòi hỏi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Hội thảo là cơ hội tốt để các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thiết thực giúp cho Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan hữu quan của Việt Nam có thêm thông tin, tài liệu để nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công tác tham mưu, hoạch định chính sách và hướng dẫn thực hiện cụ thể các nội dung liên quan đến công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng một nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân như mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đặt ra.

Tiếp tục quan tâm cho ý kiến về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai cần được sửa đổi để thực hiện có hiệu quả.

ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Theo PGS.TS.Nguyễn Minh Hằng, Phó giám đốc Học viện Tư pháp, việc tăng cường quyền tiếp cận công lý của công dân cũng đã được chỉ đạo cụ thể trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với phương châm: “Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý”. Quyền tiếp cận công lý là quyền cơ bản của công dân, nội dung của quyền con người. Cùng với việc con người được hưởng các quyền có tính tự nhiên, con người phải được ghi nhận các quyền trong luật với tính cách là công dân trong xã hội có nhà nước và pháp luật. Phạm vi và mức độ quyền của công dân được ghi nhận trong luật là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của xã hội và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội đặt trong tổng thể của sự phát triển của xã hội. Quyền tiếp cận công lý là quyền cơ bản và quan trọng của công dân và Nhà nước phải ghi nhận cũng như bảo đảm thực hiện bằng các thiết chế tư pháp hữu hiệu. Hiện nay, từ Hiến pháp cho đến Luật đất đai và hệ thống các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã có rất nhiều quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trách nhiệm trong quản lý đất đai.

Công khai minh bạch trách nhiệm giải trình là gì năm 2024

PGS.TS.Nguyễn Minh Hằng

PGS.TS.Nguyễn Minh Hằng đưa ra ví dụ như, tại Điều 48 Luật Đất đai năm 2013 quy định:“Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công khai quy họach, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở UBND cấp xã….”.

Tuy nhiên, những địa điểm như trụ sở cơ quan UBND cấp huyện, phường, xã, thị trấn hay trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện rất khó tiếp cận với đại đa số người dân. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định tính bắt buộc UBND các cấp có thẩm quyền công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chế tài xử lý trong trường hợp UBND các cấp có thẩm quyền không thực hiện. Trên thực tế, mức độ công khai, minh bạch của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hiện nay rất thấp và nhiều hạn chế, dẫn đến đa phần người dân không được thông tin về quá trình quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước. Trong khi, đây là những nguồn thông tin quan trọng để người dân có thể nhận định, phát hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý đất đai của cán bộ, lãnh đạo có chức vụ, quyền hạn. Dự thảo Luật Đất đai cần tăng cường minh bạch, công khai trong quản lý đất đai.

Theo đó, PGS.TS.Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, sửa đổi Luật Đất đai cần tiếp cận theo hướng: Bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý đất đai như UBND các cấp, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh/ thành phố,… phải công khai đầy đủ và kịp thời các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, về quản lý đất đai, không hạn chế về phạm vi, địa điểm, phương thức và hình thức công bố, người dân thực sự giám sát được việc quản lý và sử dụng đất đai, phát hiện vi phạm hoặc tội phạm vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Ngoài ra, Điều 25 Dự thảo luật quy định về “quyền tiếp cận thông tin đất đai”, tuy nhiên lại bỏ ngỏ quy định về quyền tiếp cận thông tin theo yêu cầu. Quyền này nên được ghi nhận bổ sung để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Để có giải pháp đồng bộ về vấn đề này, đề nghị nghiên cứu giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về đất đai, trong đó có cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu về đất đai với các ngành các lĩnh vực liên quan về xây dựng, đầu tư, nhà ở, đăng ký giao dịch bảo đảm….

Công khai minh bạch trách nhiệm giải trình là gì năm 2024

Cần có cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu về đất đai với các ngành các lĩnh vực liên quan (ảnh minh họa)

Đảm bảo năng lực và công cụ cần thiết để thực hiện vận hành hệ thống quản lý đất đai

Cũng quan tâm về những giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước thống nhất về đất đai, PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chỉ rõ, về phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai cần làm rõ chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai theo không gian sử dụng bao gồm quyền bề mặt quy định tại Điều 267 Bộ luật dân sự đối với mặt đất, mặt nước, thềm lục địa, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo. Pháp luật khác có liên quan có đối tượng điều chỉnh là các công trình, tài nguyên trong phạm vi không gian đã được Luật Đất đai xác định.

Bên cạnh đó, cần rà soát thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương trong công tác quy hoạch, kế hoạch, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất để điều chỉnh cho phù hợp với năng lực thực hiện của đối tượng được phân cấp đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước về đất đai và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận 94 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đối với đất có chế độ sử dụng đất hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất. Xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bất động sản, đăng ký tài sản thế chấp, đăng ký giá giao dịch, đăng ký quyền sử dụng hạn chế như khu vực bãi bồi, khu vực đất ngập nước theo mùa thuộc công trình thủy lợi, thủy điện; hạ tầng công trình ngầm, cáp điện, khu vực hành lang an toàn đi qua đất giao tổ chức, cá nhân; công trình ngầm hoặc trên không của tổ chức, cá nhân trong phạm vi đất công cộng.

Công khai minh bạch trách nhiệm giải trình là gì năm 2024

PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ

PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ cho rằng cần áp dụng quy hoạch sử dụng đất tích hợp theo phương pháp tiếp cận cảnh quan để đảm bảo quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính, phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng được thể hiện thể hiện thông tin theo tọa độ, không gian, và thời gian bằng bản đồ chuyên đề tách lớp cho tất cả các loại qui hoạch theo quy định của luật qui hoạch, bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Việc giao đất, cho thuê đất, sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước, đất nông, lâm trường cần được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. Sớm có giải pháp đáp ứng nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đang không có đất sản xuất. Cần có chính sách thuế, phí, xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp sử dụng đất lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, bỏ hoang, chậm đưa đất vào sử dụng.

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng nhấn mạnh, đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng và có giới hạn. Việc quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai sẽ đem tới những lợi thế cạnh tranh và tạo ra một xã hội ổn định và thịnh vượng. Khoảng 80% quyết định về các lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước đều cần tới những thông tin có yếu tố vị trí địa lý hay thông tin về không gian. Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác những thông tin này phục vụ quá trình ra quyết định là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý về đất đai. Nguyên nhân chính gây ra hạn chế về năng lực thực thi ở các cơ quan quản lý đất đai là do các cơ quan này chưa có đủ năng lực và các công cụ cần thiết để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là năng lực và các công cụ để vận hành hệ thống quản lý đất đai dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Hạ tầng thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới cần được tổ chức theo mô hình quản lý thống nhất từ trung ương tới địa phương, dựa trên ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất theo ba nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai là quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý giá đất, và quản lý quy hoạch sử dụng đất. Ứng dụng công nghệ GPS, cơ sở dữ liệu lớn bản đồ chuyên đề nhiều lớp, công nghệ trí tuệ nhân tạo, đám mây, chuỗi khối để: thiết lập hệ thống đăng ký và số hóa đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất; xây dựng bản đồ tích hợp quy hoạch sử dụng đất với hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh, quốc phòng; sử dụng các công cụ kinh tế, tài chính đất đai để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.