Công nghiệp kỹ thuật hóa học co may bang năm 2024

Công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành nghiên cứu nhiều lĩnh vực sản xuất như: Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng [chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy, ...]; công nghiệp cơ khí [luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polymer,...]; công nghiệp hóa chất [hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,...]; công nghiệp vật liệu xây dựng [xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,...]; công nghiệp điện hóa [chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, ...] các ngành công nghiệp nhẹ như: Công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng [cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,...]; nông nghiệp [thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản].

Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học là đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật Hoá học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức lý thuyết vững chắc, có kỹ năng thực hành thuần thục, có năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề liên quan ngành công nghệ kỹ thuật hoá học ; sức khỏe tốt; yêu nghề và có trách nhiệm nghề nghiệp; thích nghi với môi trường làm việc, sau khi ra trường, kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có khả năng:

  • Tính toán, thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị công nghệ hoá học.
  • Hiểu và ứng dụng các vấn đề về công nghệ hóa học vào các lĩnh vực chuyên ngành hẹp như vật liệu polymer & composite; công nghệ trích ly, chiết tách chất; hoá hương liệu mỹ phẩm; kỹ thuật nhuộm in; thuốc kích thích và bảo vệ thực vật; kỹ thuật gốm sứ và vật liệu ceramic; công nghệ điện hoá và chống ăn mòn kim loại; kỹ thuật phân tích hóa học; công nghệ bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật môi trường …
  • Quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty hoạt động liên quan đến vấn đề hóa học và công nghệ kỹ thuật hóa học.
  • Giao tiếp chuyên môn và xã hội, làm việc nhóm, tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức [chuyên môn, ngoại ngữ, tin học ...], trao dồi các kỹ năng phục vụ nghề nghiệp.
  • Tham gia nghiên cứu, giảng dạy [Trường cao đẳng và đại học, viện nghiên cứu...] và làm việc [ở các công ty, nhà máy, phân xưởng,... liên quan đến công nghệ kỹ thuật hóa học, hóa học, môi trường]

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có thể làm việc ở những vị trí như:

  • Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp.
  • Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm.
  • Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm.
  • Các vị trí quản lý công nghiệp và quản lý chất lượng.
  • Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu.
  • Kinh doanh hoá chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ.
  • Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

4. CÁC CHUYÊN NGÀNH VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH

Mã ngành: 7510401

v Các chuyên ngành chuyên sâu

  • Công nghệ hữu cơ – dầu khí;
  • Công nghệ vô cơ;
  • Kỹ thuật và quá trình thiết bị trong công nghệ hóa học – sinh học và thực phẩm.
  • Hóa mỹ phẩm;
  • Kỹ thuật phân tích và đảm bảo chất lượng

v Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học

  • Ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;
  • Khả năng tư duy logic, khả năng tranh luận, phản biện;
  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;
  • Tính trung thực, khách quan và công bằng trong xử lý công việc;
  • Khả năng giao tiếp, thuyết phục, thương lượng;
  • Năng động, sáng tạo, kiên định mục tiêu.

5. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC

Được đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học;

Chủ Đề