Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Tùy vào từng mục đích sử dụng mà hiện nay có nhiều loại xăng thơm. Vậy, thực sự bạn đã hiểu rõ về đặc điểm tính chất, công dụng của chúng hay chưa? Cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng cũng như bảo quản để đạt hiệu quả nhất? Cùng VietChem tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ dưới đây.

Mục lục

Xăng thơm còn có tên gọi khác là xăng Nhật hoặc dầu chuối công nghiệp, có thành phần chính là dung môi Butyl Acetate, tác dụng của nó dựa trên quá trình thủy phân Butanol, Axit axetic (có axit sunfuric làm chất xúc tác).

Công thức hóa học của xăng thơm: C6H12O2, còn công thức cấu tạo là: CH3COOCH2CH2CH2CH3.

Chúng tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, không màu, có hương thơm dễ chịu như dầu chuối, tan chậm trong nước và rất dễ bị thủy phân.

Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Xăng thơm là gì

2. Những ứng dụng nổi bật của xăng thơm

Xăng thơm là hóa chất tinh khiết không còn xa lạ gì với nhiều người, chúng được ứng dụng nhiều trong sản xuất cũng như đời sống. Cụ thể như sau:

2.1 Xăng thơm - Làm dung môi pha chế

Đây là công dụng nổi bật nhất của chúng, được sử dụng nhiều để làm dung môi pha loãng hóa chất như: sơn, keo, mực in… nó đem lại hiệu quả vượt trội hơn so với các loại dung môi khác.

Nếu như bạn sử dụng chất này để pha các loại sơn dầu, sơn nước sẽ có tác dụng tạo ra một lớp màng sơn mịn và sáng bóng, có độ dàn đều và khả năng chống nấm mốc, chống ẩm rất tốt.

2.2 Xăng thơm - Chất tẩy rửa

Ứng dụng hữu ích không thể bỏ qua chính là xăng thơm được dùng để làm chất tẩy rửa. Bởi vì chúng có khả năng tẩy rửa cực mạnh giúp làm sạch các vết bẩn cứng đầu: vết dính của keo 502, vết dầu mỡ, vết băng dính, vết mủ, các mảng bám khó tẩy…

Đó là lý do vì sao mà hóa chất này được sử dụng vô cùng rộng rãi trong vệ sinh công nghiệp cũng như sinh hoạt trong gia đình.

Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Xăng thơm được dùng như một chất tẩy rửa

2.3 Sử dụng trong các loại bật lửa

Chúng được xem là một loại xăng sạch, không tạo khói đen, không chì, không có dung môi công nghiệp, không gây nên bất cứ tổn hại nào đến sức khỏe của con người... chính vì vậy mà chúng được sử dụng nhiều trong các loại bật lửa.

3. Lưu ý để sử dụng xăng thơm hiệu quả nhất

Như những loại hóa chất khác, xăng thơm tiềm ẩn một số nguy hại. Mặc dù chúng không có nồng độ độc hại cao, thế nhưng để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng khẩu trang theo đúng quy định: Nếu hít phải xăng thơm trong một khoảng thời gian nhất định với nồng độ thấp thì gần như không gây ảnh hưởng và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Thế nhưng, hít phải chúng trong một thời gian dài liên tục, nồng độ cao có thể dẫn đến bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…
  • Trang bị trang phục bảo hộ (quần áo, bao tay): Vì nếu như tiếp xúc trực tiếp với da có thể có các triệu chứng dị ứng như khô da, đỏ ửng, mẩn ngứa, tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây đỏ mắt, khô.
  • Nếu có bất cứ một biểu hiện nào không tốt sau khi tiếp xúc hoặc để hóa chất này dính vào da, mắt cần phải rửa ngay bằng nước sạch và đến khám tại các cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra và theo dõi bảo vệ sức khỏe.
  • Tuân thủ nghiêm khắc các nguyên tắc về phòng cháy chữa cháy khi sử dụng hóa chất này.
    Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Lưu ý để sử dụng xăng thơm hiệu quả nhất

4. Những lưu ý khi bảo quản xăng thơm

Do là một chất rất dễ cháy, bắt lửa rất nhanh nên bạn cũng hết sức lưu ý khi bảo quản chúng để an toàn cho những người sử dụng và môi trường xung quanh, cụ thể:

  • Lưu trữ chất này ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và các nguồn lửa, nguồn nhiệt, các nguồn có nguy cơ gây cháy nổ.

Khi lưu trữ xăng thơm trong hầm, hốc, không gian giới hạn...cần hết sức lưu ý vì chúng nặng hơn không khí, tránh để thoát hơi trong thùng chứa ra ngoài và cần có hệ thống kiểm soát, xử lý hơi thích hợp nhất.

Butyl Acetate là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C6H12O2 (CH3COOCH2CH2CH2CH3). Nó còn được gọi dưới một số cái tên khác như Butyl axetat, Butyl Acetic Ester, BAC, BA, Acetic Acid. Butyl Acetate phần lớn được dùng làm dung môi cho ngành sản xuất sơn (sơn gỗ PU, phun sơn ôtô, sơn sắt mạ kẽm), mực in, cao su, chất kết dính,….Gọi là xăng thơm do thành phần chủ yếu là Butyl Acetate, có mùi thơm đặc trưng của dầu chuối, dễ nhận biết khi trực tiếp ngửi mùi.

Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Tính chất vật lý

  • * Butyl Acetate có công thức hóa học là C6 H12O2. Đây là hợp chất hữu cơ có mùi thơm đặc trưng hương chuối chín nên hay được gọi là xăng thơm.
    • Là chất lỏng dễ cháy không màu và có mùi chuối
    • Các đồng phân khác của Butyl Acetate: Iso Butyl Acetate, Tert Butyl Acetate và Sec Butyl Acetate. Khối lượng phân tử: 116.16g/mol
    • Tỉ trọng: 0.88 g/cm3
    • Độ nóng chảy: -74oC (-101OF; 199K)
    • Điểm sôi: 126oC (256OF; 399K)
    • Độ hòa tan trong nước: 0.7 g/100ml (20oC)

Sản xuất

Butyl Acetate (xăng thơm) thường được sản xuất thông qua việc este hóa một đồng phân butanol và axit acetic với chất xúc tác là axit sulfuric dưới điều kiện chạy ngược chiều nhau.

Các loại xăng thơm công nghiệp của Việt Long

Hiện nay, Hóa chất Việt Long cung cấp các loại Xăng Nhật (xăng thơm) như sau:

  • * Butyl Acetate: Sản phẩm thường được nhập khẩu có chất lượng tốt, nồng độ nguyên chất tới 99,6%
    • Butyl quả trám: Nhập khẩu nguyên phuy từ Đài Loan có logo hình quả trám. Sử dụng phổ biến cho phun sơn ôtô
    • Butyl A: Sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn cho sơn gỗ PU và phun sơn ôtô, nồng độ khoảng 70-80%
    • Butyl B: Loại xăng thơm này tiết kiệm hơn dùng sơn gỗ PU tầm trung, nồng độ khoảng 60-70%
    • Xăng C: Sản phẩm thích hợp cho sơn sắt mạ kẽm, sơn Epoxy, nồng độ khoảng 50-60%
    • Xăng C*: Loại xăng thơm có nồng nồng dưới 50%, thường dùng cho sơn lót, tẩy rửa công nghiệp

Công thức hóa học pha xăng và nhớt năm 2024

Ứng dụng của Butyl Acetate trong đời sống sản xuất

  • * Ngành sơn: Độ bay hơi của dung môi Butyl Acetate thuận lợi cho các ứng dụng chống đục sơn và hiệu ứng da cam cho màng sơn và làm khô. Vì thế nó tạo ra màng sơn có độ phủ đều kín và độ bóng tốt.
    • Mực in: Butyl Acetate được chọn để thay thế cho N-Butyl Acetat khi cần sự gắn kết và bay hơi nhanh.
    • Butyl Acetate còn được kết hợp với N-Butanol để làm tằng khả năng chống đục cho các hợp chất khác, tăng khả năng hòa tan trong nhiều trường hợp và giảm độ nhớt của dung dịch.
    • Dược phẩm: Sử dụng trong việc sản xuất Penicillin. Do Butyl Acetat có đặc tính là duy trì khả năng thẩm thấu tốt nên nó trở thành thành phần để hỗ trợ cho sự hấp thụ thuốc.
    • Dung môi cho mốt số phản ứng: như tổng hợp cá
            c chất keo Ethylene N-Diallyl và Trialkylamine Oxit.  
    • Được sử dụng làm chất chiết xuất như Propanol, Acid Acrylic hoặc làm chất chưng cất.
    • Dùng làm thành phần của các chất tẩy rửa bề mặt kim loại nhờ tính chất hấp thụ nước thấp, khả năng chống lại sự thủy phân và khả năng hòa tan tốt.

Butyl Acetate (Xăng thơm) có độc hại không?

Cơ bản xăng thơm cũng không khác nhiều so với các loại xăng thông thường. Các loại xăng này có tính độc như nhau. Nếu không may hít phải một lượng lớn trong thời gian kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây choáng váng, buồn nôn… Chính vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất nói chung và xăng thơm nói riêng, việc sử dụng đồ bảo hộ là hết sức quan trọng để hạn chế hít phải quá nhiều.