Công văn trả lời về việc chậm nộp học phí

Đăng ký Đăng nhập

  • Giới thiệu
  • * Công dân
    • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ công nổi bật
    • Tra cứu hồ sơ
    • Câu hỏi thường gặp
  • * Nộp thuế doanh nghiệp
    • Nộp thuế cá nhân/Trước bạ
    • Tra cứu/Thanh toán vi phạm giao thông
    • Thanh toán phí/lệ phí dịch vụ công
  • * Gửi PAKN
    • Tra cứu kết quả trả lời
  • * Tra cứu TTHC
    • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính liên thông
    • Quyết định công bố
    • Cơ quan
  • * Điều khoản sử dụng
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Thông báo

Đăng nhập Đăng ký

Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố danh sách sinh viên các lớp chính khoá 44, 45, 46, 47 đóng học phí. Có rất nhiều sinh viên nợ học phí, người nợ cao nhất hơn 24 triệu đồng, thấp nhất hơn 4 triệu. Rất nhiều sinh viên nợ 15-16 triệu đồng.

Nhà trường khuyến cáo, sinh viên phải đóng học phí học kỳ 1 năm học này và các học kỳ còn nợ tối thiểu trước 2 tuần kể từ môn thi đầu tiên theo kế hoạch chung của trường [không áp dụng đối với lịch thi của môn Tin học, Thể dục] thì mới được dự thi. Sinh viên đóng học phí quá hạn sẽ không có tên trong danh sách dự thi và không được thi các học phần trong học kỳ này.

Trường ĐH Y dược TP.HCM cũng vừa quyết định gia hạn học phí kỳ 1 cho 104 sinh viên các khoa Y, Dược, Răng - Hàm - Mặt, Y tế công cộng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng đến ngày 31/12.

Động thái này nhằm hỗ trợ sinh viên khó khăn khi gia đình chưa chuẩn bị đủ học phí, hộ cận nghèo…Tuy nhiên, nếu quá thời hạn trên sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí sẽ bị khóa tài khoản theo quy định.

Sinh viên phải đóng học phí ngay khi đăng ký môn học thành công và ra thời khóa biểu. Ảnh minh họa

Cuối tháng 10 vừa qua, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng công bố danh sách sinh viên dự kiến không có lịch thi đợt 1 học kỳ 1 vì chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí. Có hơn 18.000 sinh viên rơi vào tình trạng này.

Tương tự, tại Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn [ĐH Đà Nẵng], có hơn 370 sinh viên nợ học phí học kỳ 1. Nhà trường yêu cầu sinh viên phải nộp trong thời gian quy định. Sau thời gian trên, sinh viên chưa nộp học phí sẽ không có tên trong danh sách thi học kỳ.

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã hủy kết quả học tập học kỳ 1 với các sinh viên chậm đóng học phí năm học 2019-2020. Nhà trường thực hiện biện pháp mạnh này do trước đó đã nhiều lần thông báo về việc đăng ký học phần kết hợp nộp học phí. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không tuân thủ quy định của trường.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, cho hay, theo quy định, sinh viên muốn tiếp tục học thì phải trả học phí ngay khi đăng ký môn học thành công và ra thời khóa biểu.

Đa phần lỗi nộp học phí muộn thường xuất phát từ việc các em nghĩ rằng đăng ký môn học xong là xong. Nhiều em có tiền đóng nhưng lại bị "lạm" mất phần học phí do đăng ký quá nhiều môn học, tất nhiên không loại trừ sinh viên khó khăn.

Trước tình trạng hàng ngàn sinh viên nợ học phí cuối năm, ông Sơn đưa ra lời khuyên: "Hiện nay, các trường đại học đều dạy theo tín chỉ. Sinh viên nên cân đối học phí trước khi đăng ký môn học. Nếu kinh phí có hạn thì đăng ký vừa đủ môn, đỡ áp lực học hành và cũng đủ học phí đóng cho nhà trường. Nếu vì lý do khách quan không thể đóng học phí, có thể làm đơn xin gia hạn thêm thời gian.

Thời gian gia hạn phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và được nhà trường cho phép. Nếu gia hạn vượt quá mức quy định mà vẫn chưa đóng học phí, ngay lập tức nhà trường sẽ hủy môn học và sinh viên phải học từ đầu".

Đó là lý giải của đại diện Trường Đại học Hà Nội về quy định phạt tiền do chậm nộp học phí đã và đang áp dụng tại trường mình.

Như Infonet đã thông tin, từ cuối năm 2007, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội đã ban hành “Quy định về thời hạn nộp học phí và hình thức xử lý đối với sinh viên không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp học phí”, theo đó tất cả sinh viên của Trường Đại học Hà Nội phải nộp học phí trong vòng 30 ngày kể từ khi kỳ học bắt đầu. Quá thời hạn trên, sinh viên phải nộp thêm 0,2% học phí cho mỗi ngày nộp học phí muộn.

Trái quy chế của Bộ

Trả lời câu hỏi của phóng viên về căn cứ để Đại học Hà Nội đưa ra quy định phạt tiền đối với hành vi chậm nộp học phí, ông Bùi Kim Cương, Trưởng phòng Tài chính – Kế Toán nói: “Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo không có hình phạt bằng tiền mà chỉ có các hình thức: cảnh cáo, đình chỉ thi, buộc thôi học. Nhưng thực tiễn nhà trường thì bản thân ba hình thức này là “nhờn thuốc” đối với sinh viên chậm nộp học phí, mặc các thầy, cô nói gì thì nói.

Việc miễn giảm tiền phạt do nộp chậm học phí là hết sức tùy hứng

Không những vậy, nếu áp dụng các hình thức kỷ luật này, ít nhất các em bị không cho thi cuối kỳ, các em sẽ “nhỡ một nhịp cầu”. Ngoài ra, sinh viên chính quy tập trung còn bị trừ vào điểm rèn luyện.

Do vậy, phạt tiền đối với hành vi chậm nộp học phí dung hòa được hai cái: vừa đảm bảo kỷ cương, vừa đánh vào những sinh viên cực kỳ thiếu ý thức”.

Cũng theo lý giải của ông Bùi Kim Cương: “Nộp học phí là nghĩa vụ theo luật định. Nó như là nộp thuế mà chậm nộp thì phạt hành chính. Chỉ có là trong quy chế không có cái này [hình thức phạt tiền -PV]. Ngoài ra, tại thời điểm ban hành quy chế, Đại học Hà Nội tự chủ toàn bộ về kinh phí, tức là không được cấp một đồng nào. Nên nếu tất cả mà như thế này [tất cả sinh viên không đóng học phí đúng quy định - PV] thì sẽ phải dừng việc dạy à?”, ông Cương đặt câu hỏi.

Tùy tiện trong việc phạt

Theo quy chế ban hành, số tiền phạt mà Đại học Hà Nội áp dụng là 0,2% học phí cho mỗi ngày chậm nộp; việc miễn, giảm số tiền phạt do Hiệu trưởng xem xét quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phạt và quản lý khoản tiền phạt lại khá tùy tiện.

Các sinh viên thuộc diện bị phạt tiền do chậm nộp học phí chỉ cần có đơn trình bày hoàn cảnh và đề nghị miễn giảm là lãnh đạo phòng Tài chính - Kế toán sẽ “duyệt” với mức giảm 50%, 70%, 85%, 90% … thậm chí miễn tiền phạt mà không cần thông qua Hiệu trưởng.Về vấn đề quản lý và sử dụng tiền phạt do chậm nộp học phí, ông Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch cho biết, tiền thu được từ phạt chậm nộp học phí được đưa vào một tài khoản tạm giữ, để riêng, do phòng Tài chính quản lý.

Số tiền phạt chậm nộp học phí mà Đại học Hà Nội đã thu được từ khi ban hành quy chế đến nay là hơn 200 triệu đồng, được dùng để trợ cấp cho sinh viên nghèo vượt khó, khen thưởng cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. Việc lấy tiền từ quỹ ra chi phải được Hội đồng khen thưởng nhà trường phê duyệt.

Như vậy, có thể khẳng định, quy định phạt tiền đối với các sinh viên chậm nộp học phí của Đại học Hà Nội là trái quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tùy tiện trong việc phạt ... Vậy, số tiền thu trái quy định này được xử lý ra sao?

Chủ Đề