Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tuần 24 trang 23

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1, tập 2


Giải sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 - Tiết 2 hướng dẫn các em học sinh Giải bài tập 1, 2, 3 trang 25, 26 Tiết 2 Tuần 24 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 2, giúp các em luyện tập, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 - Tiết 2

Đề bài:

Câu 1. Câu nào sử dụng sai dấu phẩy? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu đó.

a] Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật, là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

b] Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

Câu 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

a] Xoài thanh ca xoài tượng xoài cát… đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp quả lại to.

[Đoàn Giỏi]

b] Thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào lê mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bóng hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

[Nguyễn Phan Hách]

Câu 3. Viết một đoạn văn kể một người hoạt động nghệ thuật mà em biết.

Gợi ý:

- Người đó tên là gì? Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nào?

- Em biết được những điều gì về người ấy?

Vui học

Đúng nhất

Con: Bố ơi! Hôm nay thầy bảo con đứng nhất lớp.

Bố: Giỏi! Thầy bảo con học giỏi nhất hả?

Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.

Bố: Sao cơ???

[Sưu tầm]

* Kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện trên.

* Hãy giải thích vì sao câu chuyện trên lại gây cười.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Câu sử dụng sai dấu phẩy:

Người tạo nên các tác phẩm nghệ thuật, là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

Câu 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát… đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.

[Đoàn Giỏi]

Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy, nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

[Nguyễn Phan Hách]

Câu 3. Viết một đoạn văn kể về một người hoạt động nghệ thuật mà em biết.

Trong số những người hoạt động nghệ thuật, em thích nhất là chú Tự Long. Với khả năng tấu hài tự nhiên, linh hoạt, chú đã mang lại cho em những giây phút giải trí thú vị. Năm nào em cũng mong chờ được xem chương trình Táo quân có chú đóng. Em phát hiện ra một điều: ngoài đóng phim và diễn hài hay, chú Tự Long còn có một giọng hát rất tuyệt. Chú có thể hát được cả ca trù, cải lương, chèo và tuồng nữa. Mỗi khi nhìn chú xuất hiện trên sân khấu, cả gia đình em đều có những trận cười giòn giã. Chú thật đáng khen vì đã mang lại những giờ phút thư giãn ý nghĩa tới cho khản giả. Em mong ước sẽ có một ngày được gặp gỡ và chụp ảnh cùng với chú.

Vui học

Câu chuyện gây cười ở chỗ: Người bố sau khi biết con đứng nhất lớp đã rất vui mừng. Bố nghĩ rằng cậu bé học giỏi nhất lớp, rất đáng khen ngợi và tự hào.Tuy nhiên, cậu bé chỉ có “thành tích” là: hay ngủ gật nhất và hay bị điểm kém nhất mà thôi.

Trên đây là bài Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 - Tiết 2. Ngoài ra, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt hơn môn Toán và Tiếng Việt lớp 3.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài 1 [trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ngoài đường phố

En-ri-cô yêu quý!

Chiều nay, bố đã nhìn thấy con va phải một cụ già khi con ở nhà thầy giáo về. Con hãy cẩn thận hơn khi ra ngoài đường phố, vì đó là nơi đi lại của tất cả mọi người.

Con hãy nhớ: Mỗi khi con gặp một cụ già, một người đàn bà bế con, một người chống nạng, một kẻ khổ, một người đang gồng lưng gánh nặng, một gia đình tang tóc, còn đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng tuổi già, chia sẻ với người khuyết tật, với nỗi khổ, sự vất vả và cái chết.

Thấy một người sắp bị xe húc phải, con hãy hét lên cho người ấy biết mà tránh. Thấy một đứa bé đứng khóc, con hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó. Thấy một cụ già đánh rơi gậy, con hãy nhặt lên và lễ phép đưa cụ.

Thấy hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can chúng. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa, để khỏi phải chứng kiến cảnh thô bạo, làm cho lòng con thành sắt đá. Gặp người bị cảnh sát còng tay, con đừng vào hùa với đám đông để chế nhạo họ vì đó có thể là người vô tội. Con hãy ngừng cười nói khi có một cái cáng người bệnh hay một đám tang đi qua. Đó là những chuyện buồn mà mỗi người cần chia sẻ.

Con hãy lễ độ khi thấy trẻ em ở các viện từ thiện đi qua. Đó là những trẻ em bị mù, câm, điếc, mồ côi. Thấy hị, con hãy nghĩ rằng đấy là những nỗi bất hạnh và lòng từ thiện của con người đang đi qua.

Mai đây, nếu đi xa, con sẽ luôn cảm thấy ấm áp mỗi khi nghĩ về thành phố quê hương – Tổ quốc thời thơ ấu của con. Con hãy yêu phố phường và người dân thành phố. Nếu nghe ai đặt điều nói xấu thành phố của mình, con phải bênh vực ngay.

Bố của con.

   [Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi]

a] Viết cách ứng xử mà người cha dạy En-ri-cô khi gặp mỗi tình huống:

Hướng dẫn giải:

Tình huốngCách ứng xử
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặngNhường bước cung kính
Thấy một người sắp bị xe húcHét lên cho người ấy biết mà tránh
Gặp đứa bé đang đứng khócHỏi tại sao nó khóc và an ủi nó
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhauCan chúng
Gặp người cảnh sát còng tayĐừng hùa vào với đám đông chế nhạo họ
Gặp người bệnh, đám tangNgừng cười
Gặp trẻ em ở viện từ thiệnLễ độ
Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phốPhải bênh vực ngay

b] Suy nghĩ và viết 1-2 câu tự đánh giá cách ứng xử của em ngoài đường phố.

Hướng dẫn giải:

- Khi đi ngoài đường con đã biết chấp hành luật lệ giao thông, tuy nhiên con còn thờ ơ với những gì xung quanh mình. Bài viết đã giúp con có thêm bài học quý giá về cách ứng xử với những người xung quanh mình khi ở nơi công cộng. Sau này con sẽ không để những sự việc như trên tái phạm nữa.

Bài 2 [trang 25 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

a] Lũ trẻ ..... [im lặng, trật tự, an lành] hơn khi nghe cô giáo kể chuyển.

b] Khu phố nhà tôi ..... [an toàn, bình yên, an ninh] rất tốt.

c] Sân bay là nơi ..... [an ninh, an tâm, an bình] được bảo vệ rất tốt.

Hướng dẫn giải:

a. Trật tự

b. An ninh

c. An ninh.

Bài 3 [trang 25 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống:

a] Nó ...... về đến nhà, bạn nó ...... gọi đi ngay.

b] Gió ...... to, con thuyền ...... lướt nhanh trên mặt biển.

c] Tôi đi ...... nó cũng theo đi ......

d] Tôi nói ...... nó cũng nói ......

Hướng dẫn giải:

a. Nó vừa về đến nhà, bạn nó đã gọi đi ngay.

b. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

c. Tôi đi đâu nó cũng đi theo đấy.

d. Tôi nói sao nó cũng nói vậy.

Bài 4 [trang 25 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Gạch dưới những cặp từ hô ứng có trong mỗi câu sau:

a] Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.

b] Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

c] Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.

d] Chị nói sao thì em biết vậy.

e] Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.

Hướng dẫn giải:

a. Trời vừa tối là lũ gà con đã kêu nháo nhác tìm gà mẹ.

b. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

c. Hồng vừa học giỏi vừa hát hay.

d. Chị nói sao thì em biết vậy.

e. Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.

Bài 5 [trang 25 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những câu sau thành câu ghép:

a] Trời chưa sáng rõ .....

b] Cô giáo giảng bài đến đâu .....

c] Trời càng mưa to .....

Hướng dẫn giải:

a. Trời chưa sáng rõ anh ấy đã bắt xe xuống thành phố rồi.

b. Cô giáo giảng bài đến đâu chúng em hiểu ngay đến đó.

c. Trời càng mưa to đường càng lầy lội.

Bài 6 [trang 25 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Viết đoạn văn [4-6 câu] tả một đồ vật thân thuộc của em.

Hướng dẫn giải:

Chiếc cặp sách đi học là người bạn thân thiết của em mỗi ngày đến trường. Đó là món quà bố tặng em nhân ngày sinh nhật lần thứ 9. Nó có hình chữ nhật nằm ngang với chiều dài 40 cm, chiều rộng 30 cm. Chiếc cặp màu hồng được làm bằng da nên rất bền. Em mở cặp thấy hiện ra ba ngăn: Một ngăn đựng sách, một ngăn đựng vở và một ngăn nhỏ đựng bút. Ở phía đằng sau cặp có hai quai đeo được làm bằng vải dù rất khỏe và chắc chắn. Mỗi lần đeo cặp ngắm nhìn mình qua gương em lại thêm phần tự tin và tự hứa sẽ học tập thật chăm chỉ để không phụ sự kì vọng của cha mẹ.

Vui học [trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]:

   Hay thế còn gì?

Bi đang cầm quyển “Thơ ca” trên tay, Bi nhăn nhó với Tài.

Bi nói: Tại sao bài thơ tớ gửi không được đăng nhỉ?

Tài: Chắc tại dở quá chứ gì?

Bi: Không, hay lắm cơ. Tớ chép nguyên bài thơ của Trần Đăng Khoa mà.

Tài: !!!

   [Truyện cười học sinh]

*Chia sẻ câu chuyện với bạn bè, người thân.

*Nếu là tài, em sẽ nói gì với bạn Bi?

Hướng dẫn giải:

- Nếu em là Tài em sẽ nói với Bi là:

Bi này, thơ của Trần Đăng Khoa thì rất hay nhưng nếu không phải thơ của chính cậu thì sẽ không được đăng đâu. Cậu hãy cố gắng thử sáng tác một bài thơ mới rồi gửi lại xem sao, thơ hay nhất định sẽ có cơ hội được đăng.

Các bài Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề