Đại học Kinh tế Đà Nẵng chương trình chất lượng cao

Khen thưởng sinh viên thủ khoa đầu vào năm học 2021-2022

Báo cáo tại lễ tổng kết, PGS.TS. Đào Hữu Hòa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, cho biết, trong bối cảnh khó khăn về điều kiện tuyển sinh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, Trung tâm Đào tạo quốc tế - Trường Đại học Kinh tế vẫn kiên định với mục tiêu đem đến cho người học cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo đại học đẳng cấp quốc tế, qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Mùa tuyển sinh năm học 2021 – 2022, Trung tâm Đào tạo Quốc tế đã nhận được trên 150 hồ sơ xét tuyển, trong đó có 87 sinh viên trúng tuyển và nhập học mới, đạt tỷ lệ trúng tuyển trên 58%, tăng trên 19% so với năm học 2020 – 2021.

Theo Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, chất lượng sinh viên trúng tuyển, nhập học khóa mới năm nay có sự cải thiện rất lớn. Trong tổng số 87 sinh viên trúng tuyển khóa 2021, có 43 sinh viên có điểm trung bình học bạ 3 năm cấp 3 từ loại giỏi trở lên, chiếm gần 50% số sinh viên trúng tuyển; có 8 sinh viên đạt giải thưởng tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, chiếm tỷ lệ 9,2%. Đặc biệt, sinh viên có kết quả tốt nhất đầu vào của chương trình tiếng Anh có điểm trung bình học bạ gần 9,0 điểm và đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; sinh viên có kết quả tốt nhất đầu vào chương trình BTEC có điểm trung bình học bạ đạt trên 9,0 và đạt giải Nhất môn Tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.

Năm học 2021 – 2022, Trung tâm Đào Tạo Quốc tế tiếp tục triển khai chương trình đào tạo năm cuối đại học [Top Up year] với Đại học Coventry [xếp hạng thứ 15 trong các trường đại học tại Vương quốc Anh] ngành Kinh doanh quốc tế, với 21 hồ sơ trúng tuyển, trong đó 20 sinh viên đã hoàn thành chương trình BTEC - HND tại Trung tâm và một sinh viên hệ chính quy, là sinh viên năm thứ tư ngành Kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Kinh tế theo học diện song bằng.

“Điều này chính thức mở ra cơ hội cho các sinh viên chính quy đang theo học tại Trường Đại học Kinh tế tiếp cận với chương trình đào tạo cử nhân của Đại học Coventry theo hình thức 3+1, với 3 năm đào tạo chương trình chính quy của Trường Đại học Kinh tế, một năm đào tạo chương trình của Đại học Coventry tại trung tâm để nhận bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Coventry, Vương quốc Anh”, PGS.TS. Đào Hữu Hòa thông tin.

Khen thưởng sinh viên có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học năm học 2020-2021

Cùng với việc nâng cao chất lượng đầu vào, công tác dạy và học Trung tâm Đào tạo quốc tế cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trung tâm đã cùng với đối tác nước ngoài thường xuyên làm mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại và có tính thích ứng cao; công tác tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, quản lý người không ngừng được hoàn thiện và đổi mới theo đúng chuẩn “Quản trị đại học” của các trường đại học hàng đầu thế giới.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, PGS.TS. Đào Hữu Hòa cho biết, thời gian đến, Trung tâm sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sớm mở thêm chuyên ngành “Quản trị Du lịch Quốc tế” liên kết với trường Đại học Coventry tại Trường Đại học Kinh tế, nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch được sự báo sẽ “bùng nổ” sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, đồng thời mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người học. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp lớn, có môi trường làm việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, giúp sinh viên được trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập, được tham gia các chương trình thực tập sinh nghề nghiệp và qua đó mở ra các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

NGÔ HUYỀN

Song song với hoạt động đào tạo, công tác định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm được lãnh đạo Nhà trường quan tâm thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu cơ...

BCH Hội Khuyến học và Công đoàn Nhà trường tổ chức Lễ trao học bổng hỗ trợ sinh viên,...

Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức “Lễ bế giảng, trao bằng tốt nghiệp và Tư vấn giới...

Lễ công bố Quyết định, trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cho 2 chương trình...

Đoàn cán bộ, giảng viên Nhà trường lên đường làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT...

Chi bộ khoa Kế toán tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới

Skip to content

Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trong những trường đào tạo lĩnh vực kinh tế hàng đầu khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cho các tỉnh, thành phố. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà.

  • Giáo viên Việt Nam
  • Máy lạnh
  • Máy chiếu
  • Wifi
  • Thư viện

Mô tả

Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng không còn là cái tên xa lạ đối với phụ huynh và học sinh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá, chuyên đào tạo sinh viên có định hướng theo khối ngành Kinh tế. Trong đó, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, trực thuộc Đại học Đà Nẵng được xem là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất và đi đầu tự chủ đại học của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Thông tin chung

  • Tên trường: Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng [tên viết tắt: DUE – Danang University of Economics]
  • Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
  • Website: //due.udn.vn/vi-vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/FaceDue
  • Mã tuyển sinh: DDQ
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: [0236] 352 2345 – [0236] 383 6169

Giới thiệu trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Lịch sử phát triển

Đại học Kinh tế Đà Nẵng có bề dày lịch sử lâu năm, ra đời trong giai đoạn đất nước vừa mới thống nhất với tiền thân là khoa Kinh tế của Đại học Đà Nẵng. Tháng 10/1975, khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Bách Khoa chính thức được thành lập và chiêu sinh khóa đầu tiên. Tháng 10/1995, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 32C4 của Chính phủ. Đến 9/3/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 1178/QĐ đổi tên thành trường Đại học Kinh tế, trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Mục tiêu phát triển

Phấn đấu xây dựng trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất của khu vực miền Trung và của cả nước; một địa chỉ đáng tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đội ngũ cán bộ

Trường có đội ngũ cán bộ là 465 người. Trong đó:

  • 4 Giáo sư và 25 Phó Giáo sư
  • 105 Tiến sĩ
  • 220 Thạc sĩ
  • 3 Giảng viên cao cấp, 3 Nhà giáo Ưu tú
  • 65 Giảng viên chính và trên 50 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao học ở nước ngoài

Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, trường có 6 khu giảng đường với hơn 100 phòng học, có khả năng tiếp nhận 4500 sinh viên. Thư viện trường có khoảng 20.000 đầu sách, 3 phòng đọc với sức chứa 1000 chỗ ngồi, 8 phòng máy với gần 400 máy tính cùng rất nhiều máy chiếu hiện đại.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Đại học Kinh tế Đà Nẵng dự kiến nhận bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển từ ngày 15/4/2021.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh của DUE bao gồm thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong cả nước. Cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế bậc THPT  và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ giáo dục.
  • Nhóm 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2021 đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam.
  • Nhóm 3: Thí sinh đạt giải khuyến khích kỳ thi HSG cấp quốc gia; giải nhất, nhì, ba kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
  • Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm và có tổng điểm xét tuyển từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn.
  • Nhóm 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có kết quả xếp loại học lực cả năm đạt loại Giỏi các năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12.
  • Nhóm 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT với tổng điểm xét tuyển dựa trên học bạ THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên.
  • Nhóm 7: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2021 và tham gia kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc Gia TP.HCM
  • Nhóm 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2021 và sử dụng kết quả kỳ thi THPTQG để dự tuyển

Xin lưu ý rằng, các nhóm thí sinh thuộc nhóm đối tượng 1, 3 và 8 chỉ được xét tuyển vào một số ngành liên quan đến môn đạt giải/môn chuyên môn của thí sinh, tất cả thông tin cụ thể và chính xác về các ngành học được lựa chọn khi thuộc 3 nhóm đối tượng trên đều ghi rõ trong website tuyển sinh của trường. Các bạn có thể tham khảo thêm tại website của trường.

Phương thức tuyển sinh

Năm 2021, DUE có các phương thức xét tuyển như:

  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: chỉ tiêu 605 thí sinh.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT [Xét tuyển học bạ]: chỉ tiêu 605 thí sinh.
  • Xét tuyển dựa trên các phương thức tuyển sinh riêng của Trường: chỉ tiêu 1735 sinh viên.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức năm 2021: chỉ tiêu 155 thí sinh.
  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT: Nằm trong chỉ tiêu riêng của từng ngành.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Năm 2021, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng quy định rất rõ về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được chia làm các nhóm sau:

  • Nhóm 1: Ngưỡng Đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPTQG. Điểm xét tuyển [ĐXT] = Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Nhóm 2: Ngưỡng ĐBCL đầu vào: Điểm xét tuyển >= 18 điểm, ưu tiên xét tuyển theo điểm môn Toán
  • Nhóm 6: Điểm xét tuyển [ĐXT] >= 18 điểm
  • Nhóm 7: Điểm xét tuyển [ĐXT] >= 720 điểm [theo kết quả kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc Gia TPHCM]

Về điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển của trường, DUE cũng nêu rõ các yêu cầu nghiêm ngặt của mình khi sử dụng phương thức xét tuyển.

  • Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình cử nhân chính quy quốc tế thì phải đảm bảo tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 trở lên [tổng điểm môn Toán và môn khác trong các môn như Vật lý, Hóa học, Ngữ văn]
  • Tổng điểm trong 3 môn xét tuyển phải từ 18 điểm trở lên [chưa cộng điểm ưu tiên]

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng

Vậy những nhóm đối tượng thí sinh nào sẽ được áp dụng chính sách tuyển thẳng khi nộp hồ sơ vào DUE? Năm 2021, thí sinh được trường áp dụng trong phương thức xét tuyển thẳng chỉ gồm:

  •  Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và những thí sinh khác đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục vào chương trình đào tạo chính quy tất cả các ngành.

Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về các điều kiện của nhóm thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng thì có tham khảo thêm trên trang thông tin điện tử của trường.

Năm nay Đại học Kinh tế Đà Nẵng tuyển sinh những ngành nào?

Cũng như mọi năm, DUE đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kế toán… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành:

Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng là bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả dự thi THPTQG thường dao động từ 22,75 đến 26,75 điểm. Mặt khác, phương thức xét học bạ có điểm chuẩn từ 21 – 26 điểm. Dưới đây sẽ liệt kê điểm trúng tuyển từng ngành năm 2020 để bạn đọc dễ dàng tham khảo:

Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển
Theo KQ thi THPTQG Xét học bạ
Kinh tế A00; A01; D01; D90 24,25 21,5
Thống kê kinh tế A00; A01; D01; D90 22,75 21
Quản lý nhà nước A00; A01; D01; D96 22 21
Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; D90 25 25,5
Marketing A00; A01; D01; D90 26 26,5
Kinh doanh quốc tế A00; A01; D01; D90 26,75 27
Kinh doanh thương mại A00; A01; D01; D90 25,25 24
Thương mại điện tử A00; A01; D01; D90 25,25 24,5
Kế toán A00; A01; D01; D90 24,25 23,5
Kiểm toán A00; A01; D01; D90 24,25 23
Tài chính – ngân hàng A00; A01; D01; D90 24 23,5
Quản trị nhân lực A00; A01; D01; D90 25 24,5
Hệ thống thông tin quản lý A00; A01; D01; D90 22,5 21
Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh A00; A01; D01; D90 23,5 22
Luật A00; A01; D01; D96 23 21,25
Luật kinh tế A00; A01; D01; D96 24 25
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A00; A01; D01; D90 24,5 26
Quản trị khách sạn A00; A01; D01; D90 25 26

Học phí Đại học Kinh tế Đà Nẵng là bao nhiêu?

Tùy vào chương trình đào tạo mà Đại học Kinh tế Đà Nẵng sẽ có các mức học phí khác nhau. Hiện nay, DUE có các mức học phí dự kiến năm 2021 – 2022 như sau:

Đối với sinh viên hệ chính quy:

  • Nhóm 1: bao gồm các chuyên ngành: Kinh tế, Quản trị nguồn nhân lực, Thống kê kinh tế: 12.500.000 đồng/năm.
  • Nhóm  2: bao gồm các chuyên ngành: Thương mại điện tử, Luật, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng: 16.500.000 đồng/năm.
  • Nhóm 3: bao gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Ngoại thương, Quản trị khách sạn: 19.500.000 đồng/năm.

Đối với Chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế, mức học phí dự kiến trong thời gian học tại Việt Nam là 50.000.000 đồng/năm. Thời gian học tại nước ngoài sẽ tính theo học phí đối tác.

Xem thêm: Học phí Đại học Kinh tế Đà Nẵng DUE mới nhất

Review Đánh giá Đại học Kinh tế Đà Nẵng có tốt không?

Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trung tâm nghiên cứu khoa học và kinh tế đứng đầu khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn nhất cả nước. Những năm trở lại đây, DUE luôn được xếp vào trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít nguồn nhân lực cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà.

Video liên quan

Chủ Đề