Đàn bầu có tên gọi khác là gì năm 2024

Trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, đàn Bầu hay còn gọi là “Độc huyền cầm” là một nhạc cụ thuần Việt nhất, đặc trưng nhất của đất nước ta và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc nhất vô nhị hiếm hoi trên thế giới. Bởi cấu trúc, âm thanh cũng như lối diễn tấu của nó không giống bất kỳ một loại nhạc cụ nào khác.

Theo dấu tích lịch sử về nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn Bầu, thì cây đàn này có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. “Đàn bầu” xuất hiện và biến hóa trong rất nhiều giai thoại, truyền thuyết được lưu truyền trong kho tàng văn hóa nhân gian.

Theo như cố GS. TS. Trần Văn Khê; nhà nghiên cứu tiền bối Nguyễn Xuân Khoát ở trong một bài tham luận về đàn bầu tại Bulgary đã kể lại câu chuyện truyền thuyết gắn liền với sự ra đời của cây Đàn Bầu. Câu chuyện được tóm lược như sau: “Cây Đàn Bầu trong câu chuyện dân gian là một món quà của một bà Tiên ban cho nàng dâu hiếu thảo. Vì chiến tranh nên người con trai tên là Trương Viên phải ra trận, do loạn lạc họ đã cách xa nhau. Để tận hiếu với mẹ già và trọn tình nghĩa phu thê, nàng dâu đã chịu móc mắt mình để tế hung thần trên đường đưa mẹ về quê lánh nạn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo sắt son, Tiên trên trời đã hiện ra và tặng nàng cây đàn một dây. Cây đàn ấy đã cứu sống hai mẹ con nàng qua những tháng ngày cực khổ và cuối cùng giúp gia đình họ được đoàn tụ”.

Bên cạnh đó, trong thư tịch và hiện vật khảo cổ học cũng như lịch sử chữ viết, có một số sách sử quan trọng đã đề cập đến cây Đàn Bầu. Theo ‘An Nam chí lược’, ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, ‘Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa’, ‘Đại Nam thực lục tiền biên’ thì: cây Đàn Bầu ra đời đầu tiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đó được người Kinh Việt Nam mang sang Quảng Tây Trung Quốc. Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “trống đất” của trẻ nhỏ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã có sự quan sát tinh tế và cảm thụ thanh âm nhanh nhạy nên những tiếng kêu “bung bung” từ dây căng kéo trên lỗ đất ấy đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô với một dây duy nhất.

Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử để lại đều có cùng điểm chung, đó là minh chứng cho sự gắn bó máu huyết của Đàn Bầu với xóm làng, người dân lao động Việt Nam bao đời nay. Đàn Bầu là cây đàn truyền thống của người Việt Nam, đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm sâu vào từng âm điệu dân gian, vào từng lời ca “ru à ơi” của mẹ, bế bồng tâm hồn mỗi người con đất Việt hòa vào dòng suối linh thiêng của nguồn cội.

Trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, đàn bầu, hay còn gọi là “độc huyền cầm”, là nhạc cụ thuần Việt nhất, độc đáo nhất của người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đàn bầu vẫn giữ nguyên được sự mộc mạc nền nã và âm sắc thánh thót rung động trái tim người nghe.

Để làm rõ sự hình thành và phát triển của cây đàn bầu trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt từ xưa đến nay, chùm bài viết lần lượt đứng từ góc độ của nghệ nhân chế tác đàn, nghệ sỹ biểu diễn, nhà nghiên cứu văn hóa và những người kế thừa nghệ thuật đàn bầu để tìm hiểu và làm rõ những giá trị của cây đàn bầu cũng như hiện trạng mà các nghệ nhân đang phải đối mặt. Mỗi nhân vật đều đưa ra những cái nhìn khác nhau, nhưng họ cùng chung một tình yêu vô bờ bến với cây đàn bầu, cùng chung sự khát khao được tiếp tục bảo vệ và phát triển giá trị đàn bầu, sớm đưa đàn bầu trở thành di sản văn hóa cấp quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCO công nhận đàn bầu là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Một buổi sáng tháng 6 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sinh viên chuyên ngành đàn bầu Vũ Lê Minh đang tập trung trên từng ngón đàn nhịp phách, để buổi biểu diễn tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất. Trên khán đài, ông Vũ Mạnh Hải – bố của Minh đang chăm chú nhìn con trai biểu diễn. Ông nhớ lại thời điểm 6 năm về trước, khi ông và vợ đã phải giúp con trai 18 tuổi của mình đưa ra một quyết định quan trọng về tương lai nghề nghiệp của em: lựa chọn theo đuổi sự nghiệp biểu diễn đàn bầu chuyên nghiệp theo tiếng gọi của trái tim hay học một ngành nghề khác để đảm bảo cho tương lai cuộc sống sau này.

Vũ Lê Minh chơi đàn bầu trong buổi biểu diễn tốt nghiệp. Nguồn video: TTXVN

“Khi Minh lựa chọn học đàn bầu chuyên nghiệp, có người bảo tôi, thời buổi này mà anh cho cháu học nhạc dân tộc là quá dũng cảm”, ông Hải chia sẻ. “Mặc dù vậy, tôi cho rằng điều quan trọng là con trai tôi yêu thích cây đàn bầu, và niềm đam mê ấy sẽ giúp Minh có thể phát triển hơn trong nghề nghiệp của mình.”

Tình yêu của Minh đối với cây đàn bầu trong suốt 12 năm qua, cùng với sự đồng hành và hỗ trợ của những bậc cha mẹ như ông Hải đang góp phần giúp cho những giai điệu của cây “độc huyền cầm” được tiếp tục ngân lên.

Đàn bầu có tên gọi khác là gì năm 2024

Đàn bầu – hay còn gọi là “độc huyền cầm”, là nhạc cụ thuần Việt nhất, độc đáo nhất của người Việt Nam.

Đàn bầu có hình dạng một ống tròn hoặc hình hộp chữ nhật. Trên mặt đàn, phía đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Phía đầu nhỏ có cần đàn làm bằng gỗ hoặc sừng, xuyên qua nửa đầu quả bầu khô và cắm vào một lỗ trên mặt đàn. Qua ngựa đàn, dây được luồn xuống, một đầu cố định vào trục xuyên qua thành đàn, đầu kia buộc vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Đàn bầu từ xưa đã được coi là một trong những biểu tượng của tâm hồn người Việt. Chính vì vậy mà trong lịch sử từng có những bài thơ, những lời ca viết riêng để tôn vinh giá trị của cây đàn bầu: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, nghe dịu nỗi đau của mẹ…”, hay “Tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”, v.v…

Đầu thế kỷ 20, trong những bức ảnh Việt Nam (do người Pháp thực hiện), cây đàn bầu cũng từng xuất hiện như một biểu trưng đặc sắc của văn hóa bản địa.

Đàn bầu có tên gọi khác là gì năm 2024
Cây đàn bầu xuất hiện trong những bức ảnh Việt Nam (do người Pháp thực hiện) đầu thế kỷ 20. Nguồn: CLB Đàn bầu Việt Nam

Kể từ sau năm 1945, nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam, như NSND Thanh Tâm, nhạc sĩ Nguyễn Tiến,… đã nhiều lần đi lưu diễn nước ngoài, đem cây đàn bầu giới thiệu tới bạn bè quốc tế.

Hiện nay, tuy đàn bầu đã xuất hiện trên các sân khấu từ Bắc vào Nam, nhưng tần suất biểu diễn của loại nhạc cụ này không nhiều.

Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền: “Sự ra đời của một loại âm nhạc gắn bó với những nhạc cụ xung quanh nó, thì ngược lại từ góc nhìn của đàn bầu, chúng ta thấy đàn bầu Việt Nam đã nằm chắc chắn trong vị trí các thể loại âm nhạc cổ truyền có từ lâu đời, trước tiên là xẩm, sau này thế kỷ 18-19 xuất hiện trong âm nhạc thính phòng Huế; cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong nhạc tài tử cải lương nam bộ. Nó nằm trong một thể loại âm nhạc rất cụ thể, có tên trong biên chế dàn nhạc. Hiện nay người Trung Quốc bắt chước cây đần bầu điện đó của Việt Nam, chơi những bài mới của Trung Quốc, sáng tác theo kiểu mới. Họ không có nhạc cổ truyền, mà sự cổ xưa của âm nhạc phải được đánh giá qua nền âm nhạc cổ truyền. Trong nền âm nhạc cổ truyền Trung Quốc không hề có đàn bầu. Các nhà khoa học của chúng ta đủ các chứng lý để chứng minh với quốc tế rằng đàn bầu thuần Việt như thế nào.”

Đàn bầu có nguồn gốc ở đâu?

Đàn bầu được coi là nhạc cụ thuần Việt, độc đáo nhất trong hệ thống các nhạc cụ dân tộc. GS, TS âm nhạc Trần Quang Hải nhận định: Cây đàn bầu là nhạc cụ “đặc hữu” của Việt Nam từ rất xa xưa. Trong “Đại Nam thực lục tiền biên” (bộ sử của nhà Nguyễn) ghi lại, cây đàn bầu đã được sáng tạo từ năm 1770.nullSớm tìm lại vị thế, giá trị di sản đàn bầu Việt Namwww.qdnd.vn › som-tim-lai-vi-the-gia-tri-di-san-dan-bau-viet-nam-604525null

Đàn bầu có bao nhiêu đấy tên gọi khác là gì?

Đàn bầu hay còn được biết đến với cái tên là 'Độc Huyền Cầm” đàn có 1 dây duy nhất chỉnh tone C. Là cây đàn một dây truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu của người dân Việt Nam. Âm thanh của đàn thường được phát ra bằng miếng gảy và dây.nullĐàn Bầu Có Mấy Dây Và Những Điều Cần Biết Cho Người Mớinhaccutienmanh.vn › dan-bau-co-may-daynull

Giọt đàn bầu là gì?

“Giọt đàn bầu” mềm mại, thon thả như hình dáng đất nước; “Thanh âm đàn bầu” da diết, sâu lắng như hành trình bôn ba đầy thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước; “Âm điệu đàn bầu” như tiếng nói thâm trầm, giàu ngữ điệu của con người Việt Nam chân phương, đằm thắm.nullĐàn Bầu – Linh hồn dân tộc Việt - TẠ THÂMtatham.vn › dan-bau-linh-hon-dan-toc-viet-a122null

Dạy đàn bầu làm bằng gì?

Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ (sau này bằng dây sắt). Bầu đàn bằng đầu cuống quả bầu nậm hoặc gỗ tiện giống quả bầu.nullĐộc đáo cây đàn bầu | Báo Dân tộc và Phát triểnbaodantoc.vn › doc-dao-cay-dan-bau-12664null