Dàn ý nhà văn nga l.tôn-xtôi nói lí tưởng

"Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống".

Dàn ý nhà văn nga l.tôn-xtôi nói lí tưởng

Dàn ý

I. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, vai trò của lý tưởng đối với con người.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Lý tưởng: những điều cao cả, tốt đẹp, hoàn mĩ, hoàn hảo mà con người mong muốn hướng tới. Lý tưởng thể hiện ở cái khát vọng, khát khao vươn đến những giá trị chuẩn mực trong cuộc sống.

- Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường: cách nói ẩn dụ, nhấn mạnh vai trò soi sáng, định hướng cho mỗi người mang trong mình lý tưởng sống tốt đẹp.

- Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định: không có mục tiêu cụ thể để phấn đấu, thiếu động lực, ý chí vươn lên.

- Không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống:

+ Cuộc sống: sống ở đây không phải là chuyện sinh tử mà là cuộc sống đúng nghĩa, tốt đẹp, có giá trị.

+ Có lý tưởng thì con người ta mới thật sự sống.

+ Khi con người không hoài bảo, lý tưởng, mục tiêu phấn đấu thì cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt "sống mòn", "đời thừa", đánh mất cuộc sống, dễ sa ngã, lệch lạc, mù quáng.

\=> Nhấn mạnh vai trò của lý tưởng: con người cần có lý tưởng để xây dựng cuộc sống đích thực cho mình.

2. Bàn luận:

  1. Phân tích, chứng mình:

* Sống có lý tưởng làm cho cuộc sống ý nghĩa, hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao quý:

- Lý tưởng vì dân vì nước của các cha anh, tiêu biểu là Bác, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi.

- Lý tưởng vì cuộc sống của loài người, cả nhân loại: các nhà khoa học.

  1. Bình luận:

- Đánh giá khẳng định:

Câu nói của Lép Tôn-xtôi chứa đựng một quan niệm nhân sinh sâu sắc khi nhấn mạnh lý tưởng là kim chỉ nam cho hành động, cho cuộc sống con người. Muốn có cuộc sống chân chính, đích thực thì con người cần có lý tưởng của riêng mình.

- Phê phán:

Những người có lối sống hưởng thụ, không có mục đích, phó mặc, buông xuôi trước số phận, cuộc sống "mờ mờ nhân ảnh".

3. Bài học:

* Nhận thức:

- Gíup mỗi chúng ta nhận thức được vai trò của lý tưởng trong cuộc sống.

- Lý tưởng mang đến động lực, thúc đẩy ý chí, sự tự tin, chủ động, năng động sáng tạo.

- Hiểu được tầm quan trọng của lý tưởng, sống phải có lý tưởng, khát vọng, mục đích chân chính, rõ ràng và có ý nghĩa.

- Phải nỗ lực biến lý tưởng thành hiện thực chứ không nói suông.

* Hành động:

- Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân, phấn đấu để có nội lực vững vàng, mạnh mẽ.

III. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói trên.

- Liên hệ với giới trẻ ngày nay. ----

PS: Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Mời các bạn đọc và bấm LIKE cho truyện ngắn "Kế hoạch làm bạn" của mình, bằng cách bấm vào link này và click vào nút LIKE - SHARE ở cuối bài nhé.

Để lại nhận xét của bạn để mình có thể có nhiều bài viết tốt hơn. Cảm ơn mọi người.

Dàn ý nhà văn nga l.tôn-xtôi nói lí tưởng

Là nước phù sa màu mỡ đồng bằng - Là vạn dặm xanh biếc rừng hoang - Là sóng ngầm bao la bạc ngàn biển cả - Là ngọc lấp lánh tim mình - Là JadeTrinh.

Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

  • Bình luận ý thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu:
  • Bình luận về sống, sống có ích và sống đẹp - Ngữ Văn 12

Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đốỉ với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng: “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường’’. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sống quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với li tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.

Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống”.

Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kiên định, khác nào kẻ đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu? về bến bờ nào? Những kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hav dao động vì sống không có mục đích, không có lí tướng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước. không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sống thừa, sống mòn.

Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao dộng, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc... Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chủ yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.

Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị bàng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến công hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sao có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm. lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”.

Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu nói ấy cho đến nay vẫn mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta.

Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chúng ta kiến thức, kĩ năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ hết, chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lí tưởng và sống có lí tưởng.

Lí tưởng là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của ông.

Khi ta đã say mùi hương chân lí .

Tương lai đó, trước mặt ta biển rộng

Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!

(Như những con tàu)

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.